Domain name hay tên miền là cụm từ khóa quá quen thuộc đối với dân IT nhưng chắc hẳn sẽ khá xa lạ với những bạn mới bắt đầu tìm hiểu về website. Domain name được xem như là một thuật ngữ chuyên ngành nên việc tìm hiểu tường tận cũng khá khó khăn đối với những ai chưa từng tiếp xúc. Nếu bạn chưa nắm bắt được khái niệm và cách sử dụng của thuật ngữ này thì hôm nay CIT Group sẽ mang đến cho bạn một bài viết tổng hợp tất cả các kiến thức về tên miền để giúp bạn hiểu rõ hơn về nó nhé!
Tên miền là gì?
Domain name hay tên miền được hiểu là tên của website hoạt động trên internet. Thực chất nó như một địa chỉ vật lý, địa chỉ nhà hay zip code để giúp các thiết bị định tuyến định vị dễ dàng – nơi mà người dùng có thể tìm thấy thương hiệu của bạn trên internet.
Vd: congnghecit.net, facebook.com, youtube.com là tên miền của các công ty Internet.
Tên miền để xác định máy tính trên internet là duy nhất, có thứ bậc và tương ứng với địa chỉ IP nên bạn không cần phải lo ngại về việc có bị trùng tên hay không.
Tên miền hoạt động như thế nào?
Tên miền là đường tắt đi đến server host website của bạn.
Như chúng tôi đã nói ở trên. Tên miền giống như là một địa chỉ nhà bạn. Khi khách hàng muốn tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp trên World Wide Web họ sẽ truy câp vào địa chỉ đó. Nếu không có tên miền, khách hàng sẽ phải truy cập địa chỉ IP (ví dụ 100.90.80.70) của máy chủ.
Hầu hết các trang web bạn truy cập đều sử dụng tên miền để dễ phân việt. Ví dụ: khi chúng tôi muốn tạo một website mang tên công ty thiết kế website tại đồng nai Biên Hòa thì tôi có thể có môt tên miền riêng www.thietkewesitebienhoa.com.
Domain name cũng có thể khả năng chuyển hướng người dùng, tức là khi người khác truy cập vào một tên miền, họ sẽ được đưa tới tên khác có độ liên quan nhất định.
Ví dụ khi bạn gõ www.fb.com thì các công cụ tìm kiếm sẽ tự động tả các kết quả về www.facebook.com.
Điều này rất hữu dụng trong trường hợp tạo các chiến dịch marketing, microsites, hay chuyển hướng người truy cập tới trang nhất định trên website chính. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ nhiều cho việc người dùng gõ sai lỗi chính tả, hay gõ tắt.
Tại sao phải đăng ký một tên miền riêng?
Như đã biết, mỗi một website cần phải có một tên miền, vì nó như một địa chỉ giúp các công cụ tìm kiếm tên internet phân biệt các website với nhau. Nó cũng giống như mỗi căn nhà đều phải có số nhà, mỗi cá nhân đều có một tính cách riêng để tạo nên một thương hiệu riêng của mình vậy. Sẽ thật thiếu chuyên nghiệp nếu bạn làm kinh doanh mà không một tên miền riêng đấy!
Các loại tên miền
Các loại tên miền
Nhìn chung hiện nay tên miền .com khá là phổ biến trên thị trường website, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều tên miền khác có thể chọn thay thế như .org và .net. Dưới đây là một số tên miền thông dụng có thể kể đến là:
TLD – Top level domain name
TLD là viết tắt của ‘top-level domain’ – tên miền cấp cao nhất – là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name. Ở cấp đầu tiên của hệ thống tên miền trên Internet có hàng ngàn TLDs ngoài kia có thể đăng ký và các TLDs phổ biến nhất là .com, .org, .net và .edu.
Danh sách domain của TLDs được quản lý bởi một tổ chức gọi là Internet Assigned Numbers Authority (IANA) IANA . TLDs có thể được chia thành hai loại khác: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs) như ta thường thấy. Nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài, hãy chọn gTLD hoặc ccTLD.
CCTLD – Country-code top-level domain
ccTLDs – country-code top-level domain là tên miền cấp cao nhất của quốc gia, được sử dụng để xác định một quốc gia cụ thể.
Ví dụ: .us cho United States (Mỹ) và .vn cho Việt Nam.
ccTLDs thường được dùng bởi các công ty có site riêng cho thị trường nhất định và là dấu hiệu cho thấy người dùng đã truy cập đúng địa chỉ.
gTLDs – Generic top-level domain
gTLDs – generic top-level domains là tên miền cấp cao chung – là một top-level domain quan trọng nhất mà không phụ thuộc vào mã quốc gia. Nhiều gTLDs được dành cho mục đích sử dụng cụ thể, như .edu hướng đến các tổ chức giáo dục. Nhưng do đặc thù chung chung của internet, web của bạn không cần phải thỏa tiêu chí nào để đăng ký một tên miền gTLD. Đây cũng là lý vì sao tên miền .com không hẳn dành cho mục đích thương mại.
VD: .mil (quân đội), .gov (chính phủ), .org (phi lợi nhuận và tổ chức), và .net, ban đầu định dành cho nhà cung cấp internet (ISPs) nhưng sau này được mọi người dùng cho mọi mục đích.
Các loại domain name khác
Bên cạnh các loại tên miền hay được sử dụng ở trên thì vẫn còn rất nhiều biến thể tên miền khác cũng được mọi người sử dụng như:
Tên miền thứ cấp
Đây là loại tên miền cấp 2 và được thể hiện ngay bên dưới top-level domain name.
Ví dụ: Các công ty bên ANH Quốc thường dùng tên miền .co.uk thay vì .com. Một loại tên miền cấp hai khác là .gov.uk, thường được dùng bởi các tổ chức chính phủ, và .ac.uk, thường được dùng bởi các trường đại học và học viên.
Subdomains
Subdomains là tên miền mà nhà quản trị web có được sau khi mua tên miền và đã tạo ra nhiều subdomain khác nhau để tách biệt các dịch vụ của website ra. Webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó sẽ hoạt động bình thường như một top level domain đặc biệt trong các hoàn cảnh như bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo, hoặc các nội dung khác biệt hoàn toàn so với web chính.
Ví dụ: Google dùng support.google.com để hỗ trợ người dùng giải đáp các vấn đề liên quan đến google.
Bí quyết để tìm được một tên miền hoàn hảo cho công việc kinh doanh của bạn
Hãy dùng tên công ty hoặc tên thương hiệu của bạn để đặt tên miền. Nhưng khả hơn 80% tên miền đó đã có chủ sở hữu, bởi vì có rất nhiều công ty có tên giống nhau. Thậm chí để hạn chế tính cạnh tranh trên thị trường Internet đối thủ của bạn đã nhanh chóng đăng ký sở hữu tên miền của bạn.
Không sao, nếu không còn tên thương hiệu thì bạn hãy nghĩ tới những sản phẩm, dịch vụ và bạn sẽ kinh doanh trên Internet thêm bớt một số từ ghép. Để có thể tìm kiếm nhanh chóng, kiểm tra tên miền đó có được sỡ hữu không? Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Những lưu ý khi đăng ký tên miền
Để lựa chọn tên miền đem lại hiệu quả kinh doanh của bạn trên Internet và đồng thời dễ dàng thúc đẩy các chiến lược Online Marketing hơn. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau khi đăng ký tên miền:
- Tên miền không được vượt quá 63 ký tự. Bao gồm cả phần mở rộng: .com, .net, .org,..
- Tên miền chỉ gồm các ký tự trong bảng chữ cái (a-z), số (0-9) và dấu trừ (-).
- Không hợp lệ nếu như bạn sử dụng các ký tự đặc biệt !@#$%^&*()_+=,.. và khoảng trắng
- Tên miền không thể bắt đầu và kết thúc bằng dấu trừ (-)
- Tên miền ngắn, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn
- Tên miền liên quan đến chủ thể và lĩnh vực hoạt động
- Thực hiện chủ động nộp phí định kỳ trước khi tên miền hết thời hạn sử dụng. Bạn sẽ phải tự chịu trách nhiệm nếu tên miền đó bị mất do hết hạn không đóng phí.
Hướng dẫn đăng ký tên miền
Mỗi nhà cung cấp khác nhau thì sẽ có hệ thống hay quy trình đăng ký tên miền khác nhau. Để hiểu rõ hơn bạn nên liên lạc trực tiếp với bên cung cấp để được hướng dẫn chi tiết.
Quy trình đăng ký tên miền rất đơn giản và ngắn gọn, bạn có thể thực hiện theo 2 bước cơ bản dưới đây:
- Kiểm tra tên miền trước. Hầu hết các nhà đăng ký đều cho phép bạn gõ tên miền mong muốn để kiểm tra tính khả dụng của tên miền và để chắc chắn rằng chưa có ai sử dụng tên miền này.
- Bước tiếp theo, bạn chỉ cần hoàn tất thanh toán là bạn đã sở hữu tên miền đó. Sau đó, bạn sẽ được cấp một trang web để quản lý tên miền với các công cụ quản lý quan trọng.
Nếu bạn muốn một tên miền tối ưu và phù hợp nhất với website hay loại hình kinh doanh của mình thì hãy liên hệ với chúng tôi tại đây. Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn trong việc đăng ký một tên miền mà bạn yêu thích nhất. Trong trường hợp domain trên đã có người dùng rồi thì chúng tôi sẽ giúp bạn tìm kiếm một domain name lý tưởng và phù hợp nhất!
Kết luận
Trên đây là những kiến thức tổng quan về Domain name hay tên miền mà CIT Group đã tổng hợp lại. Hy vọng với những thông tin đó sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sa hơn về một số thuật ngữ dùng trong web và cách sử dụng chúng một cách thích hợp nhất!