Theo làn sóng toàn cầu hóa, Logistics ra đời, phát triển và dần trở thành ngành học có sức hút lớn. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ vẫn còn khá mơ hồ, không hiểu Logistics là gì. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Logistics, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến Logistics nhằm giải đáp các thắc mắc cũng như cung cấp các kiến thức bổ ích cho các bạn.
Logistics là gì?
Logistics được hiểu là một trong những ngành dịch vụ “ hậu cần”. Là quá trình chuẩn bị, cung cấp, vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của các công ty Logistics là lên kế hoạch cụ thể, kiểm soát sự di chuyển hay thông tin về hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng đặt ra. Bên cạnh đó, để cạnh tranh hiệu quả trong ngành này, các công ty phải luôn cải tiến và chú trọng đến các yếu tố như: chất lượng, số lượng, thời gian và giá cả dịch vụ.
Bên cạnh nghiệp vụ giao – nhận, ngành Logistics còn bao gồm đảm nhiệm những hoạt động khác như đóng gói, bao bì, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, lưu trữ, xử lý hàng hỏng… Các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu làm tốt ở khâu Logistics này. Từ đó giá thành về sản phẩm giảm, tăng sức cạnh tranh và đem lại lợi nhuận cho công ty.
Các quá trình trong Logistics
Inbound Logistics (Logistics đầu vào): bao gồm các hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên vật liệu đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Cần đảm bảo các yếu tố đầu vào được cung ứng một cách tối ưu về thời gian, giá trị và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất. Để việc sản xuất diễn ra thuận lợi, hiệu quả với mức chi phí thấp nhất, ít rủi ro nhất có thể thì dòng dịch chuyển này cần được giám sát nghiêm ngặt.
Outbound Logistics (Logistics đầu ra): bao gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ hàng hóa, phân phối sản phẩm đến nơi nhận (nhà bán buôn, bán lẻ, khách hàng,…). Đảm bảo sao cho tối ưu về thời gian, địa điểm và chi phí nhằm tạo ra thành phẩm với giá thành rẻ. Để đáp ứng toàn diện, kịp thời nhu cầu khách hàng và đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Reverse Logistics (Logistics ngược): bao gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế liệu,phế phẩm… phát sinh sau khi phân phối sản phẩm, nhằm mục đích tái chế sản phẩm hoặc xử lý.
Những hoạt động trong ngành Logistics
Trong ngành logistics bao gồm các hoạt động cụ thể như
- Vận chuyển trong nước.
- Quản lý đội tàu.
- Kho bãi.
- Xử lý vật liệu.
- Thực hiện đơn hàng.
- Quản lý hàng tồn kho.
- Hoạch định nhu cầu.
- Vận chuyển ra nước ngoài.
Cơ hội việc làm và thách thức đối với ngành Logistics
Khoảng 30 năm trở lại đây, ngành Logistics có mặt tại Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh chóng. Hiện tại, có hơn 1.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics. Trong thời gian sắp tới, con số này dự đoán sẽ càng tăng chóng mặt.
Trong 3 năm tới, thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động. Và chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển ngày logistics và cơ hội việc làm dành cho những người theo học ngành này là rất lớn. Bạn hoàn toàn có thể kiếm được công việc lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.
Tuy nhiên để thành công với nghề Logistics đòi hỏi bạn phải nỗ lực rất nhiều. Trước tiên, bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ vì hầu hết các doanh nghiệp đều có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài. Việc trau dồi kỹ năng ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để bạn tìm thấy cơ hội việc làm ở bất cứ công ty nào. Bên cạnh đó, đây là công việc liên quan đến xuất nhập khẩu bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý phải di chuyển nhiều. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng giúp bạn có cơ hội cao trong tìm kiếm việc làm ngành logistics.
Học Logistics ra thì làm gì?
Các vị trí công việc dành cho những bạn chọn học chuyên ngành Logistics khá đa dạng. Cụ thể công việc khi học chuyên ngành logistics là:
- Nhân viên Logistics…
- Nhân viên thu mua
- Nhân viên chứng từ
- Nhân viên quản lý hàng hóa
- Nhân viên quản lý điều hành các hoạt động về vận tải
- Nhân viên xuất nhập khẩu
Lời kết
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Logistics và vai trò cũng cơ hội việc làm của ngành này trong tương lai. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết “ Logistics là gì. Tổng quan về ngành Logistics” của chúng tôi. Chúc các bạn thành công!