Xã hội phát triển, rất nhiều các công ty mới ra đời và mức độ cạnh tranh cao. Do đó, rất nhiều hình thức kinh doanh mới lạ được ra đời theo. Một trong số các hình thức kinh doanh đó phải kể đến hình thức kinh doanh OEM. Vậy OEM là gì? Oem là hàng của nước nào? Theo dõi bài viết sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về OEM nhé.
OEM là gì? Hàng OEM là gì?
Nếu bạn là người thường xuyên mua hàng và quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ hàng hoá thì sẽ không thể không biết đến thuật ngữ OEM. Tuy nhiên cũng sẽ còn khá nhiều bạn cũng chưa biết đến OEM vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản về OEM nhé.
OEM là gì?
OEM là cụm từ được viết tắt từ cụm từ trong tiếng anh “Original Equipment Manufacturer”. Trong Tiếng Việt cụm từ có nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM thường dùng để chỉ những công ty chuyên thực hiện sản xuất các sản phẩm theo các thông số kỹ thuật và thiết kế theo đơn đặt hàng của đối tác. Những sản phẩm này sẽ mang thương hiệu của công ty khi đưa ra thị trường.
Tuy nhiên theo thời gian thì thuật ngữ này đã được sử dụng để nói đến mối quan hệ hợp tác. Chẳng hạn như giữa các công ty trong một chuỗi cung ứng trong lĩnh vực sản xuất thiết bị máy móc, công nghệ thông tin, phụ tùng ô tô… ngày càng phức tạp.
Hàng OEM là gì
Hàng OEM là những sản phẩm chính hãng được sản xuất trực tiếp từ nhà sản xuất với việc ứng dụng các thiết bị công nghệ. Các nhà sản xuất trực tiếp thực hiện công việc sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ một cách rộng rãi mang thương hiệu của chính mình. Và họ không cần nhờ đến sự giúp đỡ của các hãng sản xuất nào.
Ở Việt Nam, hàng OEM thuộc sản phẩm xịn đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Sự khác biệt giữa kinh doanh truyền thống với OEM
Đối với phương thức kinh doanh truyền thống, các công ty sẽ quản lý tất cả công việc như sản xuất và kinh doanh sản phẩm, nghiên cứu. Công ty sẽ cần trang bị một dây chuyền sản xuất quy mô, hệ thống quản lý, nhân lực … đi kèm.
Tuy nhiên, với hình thức kinh doanh OEM, các công ty chỉ cần thuê công ty bên ngoài giúp họ lắp ráp, gia công, sản xuất sản phẩm. Dây chuyền sản xuất của công ty OEM có thể sản xuất và nghiên cứu sản phẩm cho nhiều bên khác nhau. Từ đó giúp tối ưu về chi phí, thời gian,nguồn lực… cho cả khách hàng tiềm năng và công ty OEM.
Sự khác nhau giữa OEM, ODM và OBM là gì?
Ba khái niệm về OEM, ODM và OBM thường dễ gây nhầm lẫn nên bạn hãy xem cách phân biệt bên dưới nhé:
OEM là gì?
OEM được viết tắt từ cụm từ Original Equipment Manufacturer. Nó dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thông số kỹ thuật và thiết kế được đặt trước từ các công ty khác.
ODM là gì?
ODM, viết tắt của cụm từ Original Designed Manufacturer. Nó có nghĩa là nhà thiết kế sản phẩm gốc – các công xưởng hay công ty thực hiện công việc thiết kế, tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng.
OBM là gì?
Vậy OBM là gì, thuật ngữ này được viết tắt của cụm từ Original Brand Manufacturer. OBM là nhà sản xuất thương hiệu gốc, chịu trách nhiệm phát triển và duy trì thương hiệu mang lại uy tín tiêu dùng với khách hàng. Công ty OBM sẽ thuê những công ty OEM và ODM để giúp đỡ, hỗ trợ mình trong công việc tạo ra sản phẩm cuối.
Lợi thế của chiến lược OEM đem lại cho doanh nghiệp
Nếu lựa chọn phương thức kinh doanh OEM, công ty sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất. Đối với các công ty khởi nghiệp điều này sẽ giúp ích rất lớn. Ngoài ra, hình thức này cũng cho phép các doanh nghiệp triển khai đồng thời nhiều ý tưởng kinh doanh và đưa vào thử nghiệm cùng lúc.
Mặt khác, đồng thời công ty sản xuất OEM cũng sẽ được tiếp cận với nhiều thành quả nghiên cứu, công nghệ mới. Và nó có thể sẽ nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong tương lai.
Tuy nhiên các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng có đáng tin cậy, uy tín và cần có các ràng buộc chặt chẽ về hợp đồng. Điều này giúp tránh được các tình trạng ăn cắp bí mật công nghệ
Lời kết
Trên đây là những thông tin về OEM và những điều mà bạn cần biết về OEM. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ giúp các bạn hiểu được OEM là gì? Sự khác nhau giữa OEM ODM OBM là gì? cũng như những lợi thế của chiến lược OEM mang lại cho doanh nghiệp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết “ OEM là gì? Những điều bạn cần biết về OEM” của chúng tôi. Chúc các bạn thành công.