Hiện nay, Shopee là nơi thu hút được một lượng người bán hàng và mua sắm tham gia vào sàn thương mại điện tử rất lớn bởi shopee có các chính sách cùng những ưu đãi rất hấp dẫn. Chính vì thế, Shopee hiện đang đứng top 1 sàn thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tạo cơ hội kinh doanh cho rất nhiều cá nhân, tổ chức và được xem là mảnh đất “vàng” để khởi nghiệp. Vì sao có sự thành công như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu mô hình kinh doanh shopee để làm rõ điều đó nhé!
- Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh miễn phí dùng thử
1. Tìm hiểu chung về shopee
Tháng 8 năm 2016, sàn thương mại điện tử Shopee ra đời. Trong vòng 3 năm shopee đã khẳng định được vị thế của mình, trở thành nơi mua sắm hàng đầu của nhiều nước tại Châu Á. Shopee thuộc sở hữu của tập đoàn SEA.
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà Shopee đang có tầm ảnh hướng cũng như nhiều thành tựu nổi bật lớn ở nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipin. Với tiêu chí tạo một sàn thương mại điện tử vừa đa dạng, vừa thuận tiện, vừa an toàn, đảm bảo cho tất cả mọi người có thể sử dụng, đáp ứng yêu cầu của nhiều người tạo điều kiện trải nghiệm kinh doanh, mua sắm.
2.Mô hình kinh doanh shopee
Mô hình kinh doanh Shopee của Việt Nam ban đầu là C2C Marketplace – Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C. Trung gian trong hoạt động mua bán từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Đặc điểm của mô hình shopee C2C và B2C:
- Đối với C2C:
-
- Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn
- Đối với B2C:
-
- Đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường.
- Mở ra một trang web, một kênh giao dịch.
Hoạt động chủ yếu trong mô hình C2C và B2C:
- Mô hình C2C
-
- C2C với sự xuất hiện của trang đấu giá nổi tiếng toàn cầu là eBay
- Dịch vụ hỗ trợ xuất hiện để đứng ra hỗ trợ về mặt chất lượng, thanh toán hoặc tăng độ tin cậy.
- Hoạt động trao đổi của người dùng hoặc thông tin, trong đó người dùng sẽ trao đổi với nhau dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm khác ngang giá.
- Bán tài sản ảo.
- Mô hình B2C
-
- Hình thức kinh doanh không chứng từ
- Áp dụng mô hình siêu thị điện tử và các website bán hàng lẻ
3. Ưu điểm của mô hình kinh doanh Shopee
3.1. Có thể đóng hai vai trò trên shopee
Bạn chỉ cần sở hữu một tài khoản shopee thì bạn có thể trải nghiệm đồng thời một lúc hai vị trí khác nhau đó là người bán và người mua.
3.2. Thuận tiện trong việc đăng tin rao bán, không quy định về số lượng
Bạn muốn rao bán những món đồ đã từng sử dụng còn giá trị. Với tính năng không quy định về số lượng bạn có thể tự tin, thoải mái trao đổi rao bán dễ dàng. Bạn có thể đăng bán bao nhiêu món đồ tùy thích.
3.3. Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán
Mô hình B2C giúp shopee tăng kết nối giữa người bán và người mua, trao đổi một cách dễ dàng về thông tin sản phẩm qua tin nhắn. Khách hàng có thể cập nhật xu hướng tìm kiếm, top những sản phẩm đang hot. Bên cạnh đó, có thể xem đánh giá tích cực, tiêu cực về sản phẩm để có những lựa chọn phù hợp. Cùng với đó khách hàng có thể linh hoạt hơn trong lựa chọn cho mình hình thức thanh toán. Shopee cũng cấp nhiều mặt hàng uy tín, chất lượng với sự tham gia của rất nhiều nhãn hàng nổi tiếng giúp đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhu cầu từng khách hàng.
3.4. Tiết kiệm chi phí cho việc mở một cửa hàng
Với mô hình kinh doanh mà shopee sử dụng giúp cho mọi người giảm được chi phí môi giới. Mô hình C2C giúp cho giá cả sản phẩm ít bị ảnh hưởng. Mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng:
- Về phía người bán không phải chiết khấu doanh thu.
- Về phía người mua cũng được hưởng lợi vì giá mua sẽ rẻ hơn mức giá thông thường.
4. Những hạn chế của mô hình kinh doanh shopee
Bởi vì mô hình kinh doanh shoppe mang tính chất phổ biến, đa dạng nên sàn thương mại điện tử rất khó có thể kiểm soát được một cách chặt chẽ về độ uy tín và chất lượng sản phẩm. Nhiều cá nhân lợi dụng yếu tố đó để kinh doanh những mặt hàng trái pháp luật. Dẫn đến hệ lụy là shopee thường nhận nhiều những khiếu nại từ khách hàng. Chính vì điều này, shopee đã phải đưa ra chính sách “Shopee bảo đảm” để bảo vệ quyền lợi giữa hai bên bán và mua.
Chúng ta có thể hình dung shopee như cầu nối, mắc xích giữa các cá nhân với nhau. Tài khoản người mua của bạn cũng có thể sử dụng làm tài khoản bán hàng trên chính sàn giao dịch này.
Nếu trường hợp người bán giao hàng chậm hoặc không giao thì shopee ghi nhận hủy đơn hàng. Nên người bán và người mua có thể phải chịu rủi ro.
5. Tổng kết
Shopee là một sàn giao dịch Thương mại điện tử hàng đầu và được yêu thích nhất hiện nay. Không chỉ tại khu vực Đông Nam Á mà còn ở thị trường Việt Nam nó được coi như là một chợ online giữa người bán và người mua đơn giản nhất và dễ dàng nhất. Qua bài viết trên đây mong rằng bạn có thể hiểu rõ mô hình kinh doanh shopee cũng như những ưu, nhược điểm của mô hình này. Hy vọng CIT Group đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi!