Được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta thông qua các thiết bị di động, Mobile App hiện đang được rất nhiều các cá nhân, doanh nghiệp dùng để hỗ trợ cho công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên đây vẫn là một khái niệm mơ hồ đối với nhiều người.
Vậy Mobile App là gì? Và tầm quan trọng của các ứng dụng di động này đối với doanh nghiệp là như thế nào? Hãy cùng CIT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
I. Mobile App là gì?
Mobile App (Mobile Application hoặc App) là một phần mềm ứng dụng được thiết kế dành riêng cho thiết bị di động thông minh như điện thoại hay máy tính với độ tương thích tốt và sự tiện dụng đáng kinh ngạc. Để tải xuống được ứng dụng, người dùng cần vào các “Cửa hàng trực tuyến” như App Store của hệ điều hành iOS hay CHPlay của Android.
Với thời đại 4.0 như hiện nay, Mobile App trở nên ngày càng phổ biến và chứa một lượng lớn khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Kéo theo đó các công ty thiết kế Mobile App xuất hiện cạnh tranh nhau ngày càng nhiều.
>> Xem thêm: CIT Group – Đơn vị Thiết kế mobile app chuyên nghiệp
II. Phân loại Mobile App
Hiện nay Mobile App được chia làm 02 loại chính được sử dụng rộng rãi, đó là Native Mobile App và Hybrid Mobile Apps. Cả 2 loại này đều được đánh giá là xu hướng phát triển mới trong tương lai, mang đến những giá trị riêng cho doanh nghiệp và người dùng
1. Native Mobile App
Là một ứng dụng gốc mà người dùng cần download nội dung ưa thích về thiết bị di động của họ. Với loại Mobile App này, doanh nghiệp cần xác định rõ hệ điều hành cụ thể, vì Native Mobile App được các lập trình viên viết bằng các ngôn ngữ riêng biệt, tương ứng với từng hệ điều hành (hiện nay phổ biến là iOS và Android).
Thông thường các ứng dụng này sẽ hạn chế tương đối về việc thay đổi giao diện, tính năng mà cần có lộ trình thăng cấp và thường được phát triển để xây dựng các game offline, các ứng dụng tra cứu từ điển,…. Nhưng vẫn có những ứng dụng buộc người dùng phải sử dụng internet, ví dụ như: Facebook, Zalo,… và dung lượng tải về sẽ cao nếu chứa nhiều nội dung.
Phát triển Native Mobile App được đánh giá là tốn kém và mất nhiều thời gian hơn, tuy nhiên ứng dụng này có thể sử dụng ngay cả khi không có internet với giao diện mượt mà mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
2. Hybrid Mobile Apps
Là một dạng kết hợp hoàn hảo giữa Web App và Native App dựa trên những ngôn ngữ lập trình website là HTML5, Javascript, CSS3. Đây được xem là một website có vỏ bọc của một ứng dụng di động. Với các ứng dụng Hybrid Mobile Apps, người dùng cần sử dụng internet tương tác và truy cập nội dung trên các app này.
Các mobile app xây dựng bằng Hybrid Mobile Apps thường có giao diện vô cùng linh hoạt, có thể tương thích với nhiều hệ điều hành, nhiều thiết bị di động. Tuy nhiên Hybrid Mobile Apps không được đánh giá cao về trải nghiệm của người dùng.
3. Sự khác nhau giữa Native Mobile App và Hybrid Mobile Apps
Native Mobile App:
- Được xây dựng trên một hệ điều hành cụ thể (iOS hoặc Android)
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình trên một nền tảng nhất định, ví dụ như Java, Kotlin dành cho Android và Objective-C, Swift dành cho iOS
- Là ứng dụng được cài đặt trên thiết bị di động
- Có thể sử dụng ngay cả khi không có internet (trừ một số trường hợp đặc biệt)
- Nội dung được nâng cấp qua các bản cập nhật của ứng dụng
- Chi phí thiết kế tốn kém và mất nhiều thời gian hơn
- Mang đến sự trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng
Hybrid Mobile Apps
- Được xây dựng và phát triển trên đa nền tảng
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình phức tạp hơn, chẳng hạn như HTML5, Javascript, CSS3,…
- Là một website được phát triển và xây dựng như một ứng dụng
- Nội dung được cập nhật tùy thuộc vào website
- Cần có internet để truy cập
- Chi phí thiết kế ít tốn kém hơn
- Không được đánh giá cao về trải nghiệm của người dùng
III. Vì sao các doanh nghiệp nên có Mobile App?
1. Hướng đến sự tiện dụng
Mobile App ra đời giúp người dùng dễ dàng truy cập vào thiết bị smartphone của mình để theo dõi tin tức, xem các chương trình giải trí, mua sắm trên các kênh thương mại điện tử. Không chỉ vậy nó còn giúp ích cho doanh nghiệp rất nhiều trong quá trình làm việc, trao đổi thông qua các ứng dụng di động.
2. Ứng dụng di động dễ dàng tiếp cận được khách hàng
Không còn là dòng điện thoại truyền thống đơn thuần chỉ có tính năng nghe – gọi, điện thoại di động ngày nay tích hợp nhiều Mobile App khác nhau với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, hướng đến sự nhanh chóng và thuận tiện nhất cho người dùng.
Từ nhân viên văn phòng, học sinh – sinh viên đến các chủ cửa hàng đều có những nhu cầu sử dụng các ứng dụng di động trên thiết bị di động của mình. Chính vì vậy, App Mobile là chìa khóa kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng dễ nhất có thể, nhất là với các doanh nghiệp hướng đến kinh doanh online.
3. Dễ dàng truy cập vào các App Mobile mọi lúc, mọi nơi
Thay vì phải đăng nhập trên các thiết bị khác như máy tính xách tay hay máy tính để bàn thì ngày nay, việc thiết kế ứng dụng di động để sử dụng trên điện thoại thông minh ngày càng phát triển mạnh mẽ và được người tiêu dùng hưởng ứng vì sự tiện lợi 24/24 của nó.
Người dùng có thể giải quyết các khối lượng công việc trước đây vốn là nhiệm vụ của Laptop chỉ với một chiếc smartphone bé bằng bàn tay.
IV. Lợi ích của doanh nghiệp khi sở hữu Mobile App
Tăng doanh thu và lợi nhuận
Việc tích hợp các tính năng trong mobile app như bán hàng, livestream đã tạo ra những nguồn lợi nhuận đáng kể đến trong doanh thu của các doanh nghiệp. Từ đó có một lượng khách hàng ổn định và trung thành, giúp các doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển lâu dài
Hiện nay thiết kế app mobile đang có sức hút cực kì lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh online vì doanh thu khủng mà nó mang lại.
Tăng khả năng cạnh tranh so với đối thủ
So với các đối thủ chưa có mobile app, việc xây dựng app chỉn chu và có giao diện đẹp mắt đã là bước ăn điểm lớn trong lòng khách hàng. Đây được xem là một điểm nhấn của doanh nghiệp, giúp khách hàng nhớ đến họ lâu hơn và có vị thế hơn so với đối thủ.
Tiếp cận khách hàng tốt hơn
Với lượng khách hàng sử dụng internet ngày càng tăng như hiện nay, mobile app tạo ra có khả năng tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng, đặc biệt là những tệp khách hàng doanh nghiệp chưa tiếp cận được.
4. Nâng cao sự trải nghiệm của khách hàng
Thiết kế Mobile App hướng đến sự trải nghiệm tích cực cho người dùng. Ngoài việc sử dụng, App Mobile còn có phần đánh giá và chia sẻ cảm nhận của khách hàng sau khi trải nghiệm dịch vụ, giúp doanh nghiệp nắm bắt được điểm tốt, điểm yếu của sản phẩm và từ đó giúp người dùng có những trải nghiệm tốt hơn.
Là một kênh marketing hiệu quả
Có thể nói nhờ khả năng tăng cao sự trải nghiệm của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng chính Mobile App để quảng bá thương hiệu và gia tăng độ nhận diện sản phẩm của mình, để ngày càng có nhiều người dùng biết đến hơn. Từ đó đem lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp về cả danh tiếng lẫn doanh số bán hàng.
V. Làm thế nào để tạo ra Mobile App?
Doanh nghiệp có thể tạo được Mobile App thông qua 02 cách:
- Tự thiết kế: Nếu nội bộ doanh nghiệp sở hữu đội ngũ lập trình viên có kiến thức chuyên môn cao, thành thạo ngôn ngữ và có nhiều thời gian thì có thể thiết kế được rất nhiều App Mobile. Họ có khả năng thiết kế Mobile App cho nhiều hệ điều hành khác nhau và nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Thuê các đơn vị thiết kế Mobile App chuyên nghiệp: Nếu doanh nghiệp chưa có đủ khả năng tự thiết kế Mobile App thì đây chính là lựa chọn hoàn hảo. Chi phí thiết kế App Mobile sẽ dựa trên nhu cầu và mong mong muốn của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0922 272 868 để nhận báo giá thiết kế Mobile App nhanh nhất có thể.
>> Xem Thêm : Top 05 công ty thiết kế app mobile uy tín nhất hiện nay.
VI. Xu hướng Mobile App Marketing bứt phá doanh thu năm 2024
1. Tận dụng công nghệ Machine Learning
Machine Learning (ML) hay công nghệ học máy là một nhánh lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo (AI), thiết kế Mobile App dựa trên công nghệ ML, AI hiện có thể nhận dạng giọng nói, hình ảnh, cử chỉ với độ thông minh cao và cải thiện hiệu suất làm việc của các thiết bị thông minh.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng tận dụng các công nghệ AI và ML như: bảo mật ứng dụng trong, chống gian lận trong thanh toán trực tuyến, sử dụng Google Nói thay cho việc viết,….
2. Công nghệ mạng 5G
Công nghệ mạng 5G được xem là một bước đột phá lớn so với các thế hệ 2G, 3G và 4G. 5G cung cấp tốc độ truyền dữ liệu đáng kinh ngạc, cải thiện thêm nhiều tính năng của ứng dụng như:
Phát video ở độ phân giải cao
Mạng 4G nhanh nhưng vẫn có các vấn đề về độ trễ khi phát trực tuyến video, trong khi đó công nghệ mạng 5G sẽ giảm thiểu độ trễ, kể cả trong điều kiện không đảm bảo cũng có thể hoàn thành công việc nhanh hơn 4G, thông tin truyền tải nhanh hơn và chính xác hơn.
Cùng lúc đó là sự linh hoạt khi có thể kết nối được nhiều thiết bị di động khác trong cùng một lúc mà không bị gián đoạn và tránh việc tín hiệu bị phát tán xung quanh
Đi sâu vào công nghệ “thực tế ảo”
Thay vì phải ngồi tưởng tượng, hiện nay người dùng có thể trải nghiệm nhiều hơn về sản phẩm giúp hành trình mua hàng của họ trở nên hấp dẫn hơn.
Ví dụ như việc đổi màu tóc online dựa trên các màu đã cài đặt sẵn trong thiết kế app mobile để khách hàng có trải nghiệm nhanh nhất về màu tóc. Đây được xem như một bước tiến lớn và mở ra một loạt tiềm năng cho tương lai của thiết kế App Mobile.
Internet vạn vật IoT (Internet of Things)
Công nghệ mạng 5G cung cấp sự kết nối chất lượng cao cho hàng trăm ngàn thiết bị IoT khác nhau, đã tạo nên một mạng lưới thông tin vô cùng rộng lớn, cung cấp khả năng giám sát tự động và thuận tiện cho người dùng.
Ví dụ, nhà thông minh có thể điều khiển cảnh sát an ninh, ánh sáng và nhiệt độ với độ chính xác và đáng tin cậy.
3. Xu hướng ba ngành phát triển theo chiều dọc
Ứng dụng di động trong việc mua sắm trực tuyến
Hiện nay, các sàn thương mại điện tử đang dần thành công khi thay đổi thói quen của người tiêu dùng từ việc phải trực tiếp đến cửa hàng, người tiêu dùng có thể trực tiếp mua sắm ở nhà với các ứng dụng di động.
Đến đầu tháng 04/2024, số lượng khách hàng Việt thích mua sắm online chiếm đến 50% (theo Kirin Capital), trong đó người mua sắm theo kiểu truyền thống chỉ chiếm 30%
Mobile Gamming
Không chỉ tập trung vào phát triển trò chơi, nhiều doanh nghiệp còn tận dụng yếu tố game để đưa tính năng bán hàng vào các Mobile App của mình bằng cách bổ sung các cơ chế trò chơi, tích điểm, đổi thưởng, mua sự trợ giúp, lồng ghép chương trình quảng cáo trong lúc chơi game,… nhằm gia tăng chuyển đổi app và giữ chân khách hàng sử dụng ứng dụng di động lâu hơn
Công nghệ tài chính Fintech (Financial Technology)
Là một xu hướng về tài chính công nghệ dành cho tất cả các công ty sử dụng internet, thiết bị di động, các phần mềm mã nguồn mở và công nghệ điện toán đám mây nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng, hoạt động tài chính và đầu tư.
Hiện nay nhiều công ty đã phát triển các ứng dụng Fintech như:
- Smart Banking: BIDV, Vietcombank, MB,…
- Ví điện tử: Zalo Pay, Momo, Shopee Pay,…
CIT – Doanh nghiệp thiết kế Mobile App hàng đầu tại Đồng Nai
Song song với việc xây dựng các chiến lược Mobile App, việc lựa chọn đơn vị thiết kế Mobile App uy tín cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo ứng dụng được thiết kế thông minh, dễ dàng sử dụng với người dùng và thuận tiện cho doanh nghiệp quản lý.
CIT tự hào là đơn vị thiết kế Mobile App uy tín, chất lượng hàng đầu tại Đồng Nai, đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và am hiểu xu hướng thị trường, CIT cam kết mang đến cho bạn các ứng dụng di động mang tính ứng dụng cao, tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0922 272 868 để nhận báo giá và hướng dẫn thiết kế App Mobile cụ thể nhất!