Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp từ khi thành lập và hoạt động đều cần có một số vốn nhất định, hình thành từ các nguồn khác nhau. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp gồm: vốn nợ và vốn chủ sở hữu (hay Equity). Vốn chủ sở hữu thường được dùng để chỉ một loại vốn bắt buộc phải có trong một doanh nghiệp. Và được các doanh nghiệp dùng khi tính toán giá trị. Vậy vốn chủ sở hữu là gì? Cách tính vốn chủ sở hữu như nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vốn chủ sở hữu nhé.

von-chu-so-huu
TÌm hiểu vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu (Owner’s Equity) là loại vốn thuộc quyền sở hữu của các chủ doanh nghiệp. Và các cổ đông trong các công ty cổ phần các thành viên trong công ty liên doanh. Các chủ sở hữu góp vốn để cùng nhau tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và chia sẻ lợi nhuận tạo ra từ các hoạt động này.

Trong doanh nghiệp, đây là là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên. Chỉ khi nào đơn vị ngừng hoạt động hoặc phá sản, loại vốn này sẽ dùng để ưu tiên trả các khoảng nợ. Sau đó phần còn lại sẽ chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ.

Vốn chủ sở hữu bao gồm tổng các giá trị

Vốn chủ sở hữu được thể hiện chi tiết trong các bản báo cáo kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng:

  • Vốn cổ đông.
  • Thặng dư vốn cổ đông.
  • Lãi chưa phân phối.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
  • Quỹ đầu tư phát triển.
  • Quỹ dự phòng tài chính.
  • Quỹ khác thuộc nguồn vốn của vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu hình thành từ các nguồn nào?

Hiện nay trên thị trường, có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Do đó, vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau.

  • Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư là vốn chủ sở hữu. Do đó, nhà nước là chủ sở hữu vốn .
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập và phát triển công ty đóng góp. Và họ cũng chính là chủ sở hữu vốn.
  • Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn của các cổ đông trong công ty. Do đó, các cổ đông chính là người sở hữu vốn.
  • Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập phát triển công ty. Chủ sở hữu vốn chính là các thành viên trong công ty.
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là người đóng góp vốn. Vì thế, chủ sở hữu vốn là chủ doanh nghiệp.
  • Đối với doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể được thực hiện giữa nhiều doanh nghiệp. Chẳng hạn như: doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài hoặc giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau. Và các thành viên tham gia góp vốn liên doanh chính là chủ sở hữu vốn.

Công thức tính vốn chủ sở hữu

cong-thuc-von-chu-so-huu-2
Công thức tính vốn chủ sở hữu

Để tính vốn chủ sở hữu không hề khó. Tuy nhiên để việc tính toán tiền vốn chủ sở hữu không xảy ra sai sót bạn cần nắm rõ công thức tính. Đặc biệt trong quá trình tính toán bạn cần chú ý không được lơ là.

Công thức tính vốn chủ sở hữu sẽ gồm 3 yếu tố và các yếu tố này sẽ được lập thành một công thức tính toán như sau:

Tài sản – Nợ phải trả = Vốn chủ sở hữu

Trong đó tài sản sẽ được tính bằng cách xác định giá trị của nó bao gồm rất nhiều hạng mục khác nhau. Chỉ cần tất cả đồ vật này đều có thể quy ra thành tiền. Ví dụ như:

  • Đất đai
  • Nhà cửa
  • Vốn
  • Hàng hóa
  • Hàng tồn kho
  • Các khoản thu nhập khác

Một ví dụ về cách tính vốn chủ sở hữu

Anh Hoàng Hà sở hữu và điều hành, quản lý một công ty sản xuất bánh kẹo. Và anh Hoàng Hà muốn xác định vốn chủ sở hữu doanh nghiệp, công ty của mình.

Ước tính tổng tất cả giá trị tài sản là 7 tỷ đồng. Tổng giá trị thiết bị sản xuất bánh kẹo của anh là 5 tỷ đồng. Vật tư hiện tại và số hàng tồn kho có giá trị là 2 tỷ đồng. Đồng thời, các khoản phải thu của công ty bánh kẹo này là 1 tỷ đồng.

Hiện tại công ty bánh kẹo này cũng đang nợ 3 tỷ đồng tiền vay để mua đồ cho nhà máy. 500 triệu đồng tiền lương và 2 tỷ đồng cho một nhà cung cấp sản phẩm cho hàng hóa trước đó đã nhận.

Anh Hoàng Hà có thể tính vốn chủ sở hữu của mình theo công thức như sau:

Vốn chủ sở hữu của công ty bánh kẹo = (Tổng giá trị – Tổng nợ phải trả) = (7 + 5 + 2 + 1) – (3+ 0,5 + 2) = 15 – 5,5 = 7,5 (tỷ đồng)

Trong trường hợp này, vốn chủ sở hữu của công ty anh Hoàng Hà là 7 tỷ 500 triệu đồng.

Lời kết

Trên đây là những thông tin và công thức tính vốn chủ sở hữu. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp dễ dàng định nghĩa được vốn chủ sở hữu là gì và biết tính vốn chủ sở hữu? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết “ Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu doanh nghiệp” của chúng tôi.


Bài viết khác

ty-suat-loi-nhuan

Tỷ Suất Lợi Nhuận Thuần – Chỉ Số Để Đánh Giá Hoạt Động Doanh Nghiệp Chính Xác

Một trong những tiêu chuẩn chính xác và vô cùng quan trọng để có thể đánh giá được những hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là tỷ suất lợi nhuận. Vậy tại sao tỷ suất lợi nhuận thuần lại đặc biệt quan trọng đến vậy, và cách để tính tỷ suất lợi nhuận…

tai-san-rong

Ý nghĩa và công thức tính tài sản ròng như thế nào?

Tài sản ròng được hiểu đơn giản là một loại tài sản nhưng nó có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, tài sản ròng còn đóng vai trò lớn đối với các doanh nghiệp và các công ty hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu đầy…

loi-nhuan-thuan

Tìm hiểu về lợi nhuận thuần trong kinh doanh

Lợi nhuận thuần chính là chỉ số tài chính quan trọng nhằm nhắm đến việc phân tích tình hình của kinh doanh và điều chỉnh các chiến lược của doanh nghiệp làm sao để đạt được hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là chỉ số để các cổ đông và các nhà đầu tư đặc…

0922272868