Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Ý nghĩa và công thức tính tài sản ròng như thế nào?

Tài sản ròng được hiểu đơn giản là một loại tài sản nhưng nó có vai trò rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Đặc biệt, tài sản ròng còn đóng vai trò lớn đối với các doanh nghiệp và các công ty hiện nay. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tìm hiểu đầy đủ các giá trị của loại tài sản ròng này thì chắc hẳn không phải ai cũng làm được. Vậy bây giờ bạn đã đánh giá đúng được tình hình tài chính khi nhìn vào những bảng doanh thu của các doanh nghiệp hay thu nhập của từng cá nhân chưa? Bạn đã biết công thức tính các giá trị của tài sản ròng chưa? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết này để tìm hiểu thêm những chi tiết cụ thể về Tài sản ròng và những công thức tính tài sản ròng này ngay nhé.

Định nghĩa tài sản ròng

Tài sản ròng chính là tổng tất cả tài sản của một cá nhân hay một tổ chức sau khi đã trừ đi những khoản tài sản nợ. Ở một công ty hay doanh nghiệp thì đây còn được gọi là vốn cổ đông hay tài sản thuần.

Ví dụ: Công ty có giá trị tài sản nợ 50 triệu đồng và tài sản hiện tại có giá trị 120 triệu thì giá trị tài sản ròng là 70 triệu.

Tài sản ròng còn được coi là một trong những loại công cụ để đánh giá chính so với các mức thang đánh giá về tiền bạc bạn đang có. Ngoài ra, tài sản ròng cũng là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hồ sơ vay của các ngân hàng nếu bạn có nhu cầu vay tiền.

tai-san-rong
Tài sản ròng là gì?

Cách điều chỉnh giá trị tài sản ròng lên mức dương

Tài sản ròng được áp dụng cho các cá nhân, công ty, chính phủ hay các quốc gia. Giá trị có thể bị âm nhưng bạn có thể tìm cách để tăng giá trị lên mức dương. Để điều chỉnh giá trị tài sản ròng lên mức dương gồm các cách như sau:

  • Tăng việc tích lũy khối tài sản
  • Kiểm soát chặt các khoản nợ
  • Thanh toán hết những khoản nợ một cách dứt điểm

Vai trò và tầm quan trọng các giá trị của tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng là giá trị mà bất kỳ ai cũng nên biết vì:

Đây là thước đo tài chính rất chính xác.

Muốn biết rõ chính xác mức tiền đang có của một cá nhân hay các công ty thì bắt buộc phải biết giá trị của tài sản ròng là gì.

Chỉ khi biết bản thân mình đang có bao nhiêu tiền thì mới có thể đầu tư vốn vào kinh doanh hay chi tiêu, mua bán một cách hợp lý nhất.

Theo dõi tài chính các tổ chức hoặc cá nhân:

Tài sản ròng sẽ giúp bạn nhận biết chính xác số tài sản đang có. Từ đó, bạn sẽ nhìn thấy được sự tăng trưởng và phát triển tài chính một cách xác thực. Nếu giá trị ròng có dấu hiệu tăng lên thì đây chính là dấu hiệu tốt. Còn nếu giá trị giảm thì cần phải xem xét và điều chỉnh ngay lập tức.

Gia tăng giá trị tài sản ngoài thu nhập:

Khi bạn kiếm tiền thì chắc chắn phải chi tiêu, hoặc nộp các loại thuế và phí. Lúc này thì giá trị tài sản ròng sẽ cho bạn thấy điều này. Bạn hoàn toàn có thể tăng giá trị tài sản của mình bằng cách đầu tư,…

Đảm bảo cân bằng các việc thu chi:

Mức độ giàu có không chỉ căn cứ ở số tài sản bạn đang sở hữu hay số nợ bạn đang trả mà nó chính là hiệu của 2 loại số này. Mặc dù bạn có thể kiếm được nhiều tiền nhưng bạn phải có một kế hoạch chi tiêu thật hợp lý.

Đánh giá mức nợ của tổ chức, cá nhân thật chuẩn xác:

Thông qua các số liệu về nguồn gốc của những khoản nợ rồi đưa ra đánh giá chính xác về tình hình tài chính của cá nhân hoặc tổ chức đó. Nguồn nợ có thể đến từ việc chi tiêu không hợp lý hoặc là đầu tư vào một giá trị tài sản khác để thu lợi nhuận vào tương lai.

Cân nhắc đầu tư sao cho hợp lý:

Với giá trị của tài sản ròng đang có, bạn có thể cân nhắc để đầu tư vào một lĩnh vực nào đó rồi thu lợi nhuận vào tương lai. Mức đầu tư không nên vượt quá giá trị tài sản ròng mà bạn đang có bởi vì nếu có bất trắc xảy ra thì bạn sẽ không thể đảm bảo khả năng mình chi trả được.

Công thức tính các giá trị tài của sản ròng chuẩn xác

Muốn tính các giá trị của tài sản ròng, có thể áp dụng theo công thức sau:

Giá trị của tài sản ròng = Tổng tài sản – Số nợ phải trả

Ví dụ:

Doanh nghiệp A có tài sản ròng là 200 triệu USD , khoản nợ cần trả 100 triệu USD. Nếu áp dụng theo công thức trên thì giá trị tài sản ròng doanh nghiệp A sẽ là: 200 – 100 = 100 (triệu USD)

Ý nghĩa các giá trị của tài sản ròng

gia-tri-tai-san-rong-1
Ý nghĩa các giá trị của tài sản ròng

Với từng đối tượng riêng thì giá trị tài sản ròng sẽ có các ý nghĩa khác nhau, cụ thể như:

Đối với các cá nhân

Đây là giá trị tài sản của cá nhân sau khi đã trừ đi những khoản nợ. Ví dụ các tài sản của cá nhân sẽ được tính vào giá trị tài sản ròng gồm: tài khoản hưu trí, xe, nhà và các khoản đầu tư. Số nợ phải trả gồm thế chấp nhà, nợ vay tiêu dùng hay nợ cá nhân.

Các tài sản vô hình như các bằng cấp giáo dục sẽ không được tính vào giá trị tài sản ròng

Đối với các công ty

Đây là các giá trị sổ sách hoặc các vốn chủ sở hữu riêng, nó được tính từ căn cứ ở tất cả các giá trị tài sản và số nợ phải trả và trình bày trong bảng báo cáo tài chính. Trong các bảng cân đối kế toán, nếu lỗ lũy kế> vốn chủ sở hữu các cổ đông thì giá trị ròng sẽ bị âm.

Đối với phía chính phủ

Bảng cân đối kế toán bao gồm toàn bộ các loại tài sản và các loại nợ. So với nợ ở phía chính phủ, giá trị tài sản ròng của phía chính phủ sẽ đại diện cho sức mạnh của tài chính.

Đối với phía quốc gia

Giá trị ròng chính là tổng giá trị ròng của toàn bộ các tổ chức hay cá nhân hiện đang cư trú ở quốc gia này, cộng với giá trị ròng của phía chính phủ.

Kết Luận

Qua bài viết này thì chắc hẳn các bạn đã biết thêm được rất nhiều về tài sản ròng. Hãy đọc thật kỹ để góp phần xây dựng các giá trị tài sản của cá nhân bạn hay công ty thật nhiều nhé.


Bài viết khác

ty-suat-loi-nhuan

Tỷ Suất Lợi Nhuận Thuần – Chỉ Số Để Đánh Giá Hoạt Động Doanh Nghiệp Chính Xác

Một trong những tiêu chuẩn chính xác và vô cùng quan trọng để có thể đánh giá được những hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là tỷ suất lợi nhuận. Vậy tại sao tỷ suất lợi nhuận thuần lại đặc biệt quan trọng đến vậy, và cách để tính tỷ suất lợi nhuận…

loi-nhuan-thuan

Tìm hiểu về lợi nhuận thuần trong kinh doanh

Lợi nhuận thuần chính là chỉ số tài chính quan trọng nhằm nhắm đến việc phân tích tình hình của kinh doanh và điều chỉnh các chiến lược của doanh nghiệp làm sao để đạt được hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là chỉ số để các cổ đông và các nhà đầu tư đặc…