Một trong những tiêu chuẩn chính xác và vô cùng quan trọng để có thể đánh giá được những hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính là tỷ suất lợi nhuận. Vậy tại sao tỷ suất lợi nhuận thuần lại đặc biệt quan trọng đến vậy, và cách để tính tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí là gì? Cùng tìm hiểu về tỷ suất lợi nhuận thuần và đặc điểm của nó qua bài viết dưới đây.
Khái niệm về tỷ suất lợi nhuận thuần là gì?
Tỷ suất lợi nhuận thuần chính là chỉ số tài chính mà phản ánh trực tiếp được tình hình kinh doanh chung và tình hình đầu tư của một công ty nào đó. Hiện nay ở trên thị trường có nhiều các loại tỷ suất lợi nhuận khác nhau tùy thuộc vào những quy mô, lĩnh vực hoạt động chính của các công ty. Tuy nhiên hiện nay có 2 loại tỷ suất lợi nhuận thật sự phổ biến và được đánh giá vô cùng hiệu quả đó là: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần.
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là gì?
Tỷ suất lợi nhuận thuần là một con số cụ thể, có thể minh chứng khách quan và đánh giá vô cùng hiệu quả được hoạt động mô hình kinh doanh của công ty nào đó tại một thời điểm được xác định. Tỷ suất lợi nhuận hiện nay còn được áp dụng để mà tính toán được các khoản lãi ròng chính xác cho các cổ đông thuộc Hội đồng quản trị công ty. Các công ty và nhà đầu tư sẽ có thể so sánh được tỷ suất lợi nhuận thuần của những công ty khác ở trong cùng một thời điểm. Để mà có thể đánh giá được tình hình hoạt động chính xác của công ty và điều chỉnh về những chính sách kinh doanh sao cho thật sự phù hợp.
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng công thức nào?
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (được gọi tắt là ROS) chính là tỷ số chính xác cho sự chênh lệch về tài chính của lợi nhuận và doanh thu. Giúp phản ánh chính xác được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ở một thời điểm xác định. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ròng, hay còn được gọi là lợi nhuận thu được sau thuế cùng với tổng doanh thu ở trong một kỳ nhất định của công ty (đơn vị tính là %).
Công thức để tính tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu)x100 (%).
Vai trò chính của tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là gì?
Đây chính là căn cứ vô cùng rõ ràng để cho nhà đầu tư có thể xem xét kỹ lưỡng tình hình kinh doanh và cân nhắc việc đầu tư cho doanh nghiệp của bạn. Chỉ số lợi nhuận này cũng sẽ có thể phản ánh được sự hiệu quả đầu tư của chủ đầu tư, từ đó cân nhắc điều chỉnh số lượng vốn đổ vào cho phù hợp.
Khái niệm về tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần chỉnh là tỉ số phần trăm giữa lợi nhuận thu được với tổng số vốn được đầu tư phát sinh ở trong một khoảng thời gian cụ thể nhất định. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần sẽ được chia thành 2 loại chính:
- Tỷ suất sinh lợi ở trên số vốn đã sở hữu.
- Tỷ suất sinh lợi ở trên tài sản đã sở hữu.
Vai trò của tỷ suất sinh lợi ở trên vốn đã sở hữu
Tỷ suất sinh lợi ở trên vốn sở hữu sẽ có thể giúp cho các nhà đầu tư có thể nhận định được những lợi nhuận thu được mỗi khi họ đầu tư vốn bất kỳ vào các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đó.
Công thức tính: (Lợi nhuận tính sau thuế : Số vốn đã sở hữu)x100 (%)
Vai trò của tỷ suất sinh lợi ở trên tài sản đã sở hữu
Chỉ số của tỷ suất sinh lợi trên tài sản đã sở hữu này sẽ có thể giúp cho các doanh nghiệp tính được các khoản lãi suất chính xác và cả thuế thu nhập đến từ doanh nghiệp. Từ đó phân tích một cách hiệu quả trong kinh doanh và giúp cho doanh nghiệp có thể điều chỉnh một cách phù hợp.
Công thức tính: (Lợi nhuận tính sau thuế : Tổng số tài sản sở hữu)x100 (%)
Cách để có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí
- Giảm đi những chi phí vận hành của cả doanh nghiệp. Điều này sẽ làm gia tăng tỷ suất lợi nhuận hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp này sẽ có thể trở nên phản tác dụng nếu như doanh nghiệp của bạn hiện đang ở trên đà tăng trưởng.
- Tăng giá bán của mỗi đơn hàng, tổ chức thêm các chiến dịch khuyến mãi cho khách hàng thân thiết nhằm có thể thu hút khách hàng nhiều hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin vô cùng cụ thể và chính xác về tỷ suất lợi nhuận thuần cũng như những đặc điểm chi tiết của nó đối với doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại tỷ suất đặc biệt này cũng như cách sử dụng nó hiệu quả.