Ngày nay, nhu cầu sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại hay máy tính bảng ngày càng cao. Điều này đã tạo điều kiện cho các app mobile phát triển ngày càng mạnh, việc sở hữu một app mobile không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp mà còn cho cả người dùng.
Để thiết kế được một app mobile đẹp và thu hút người dùng, thật ra các công ty thiết kế app đều có những nguyên tắc thiết kế app mobile nhất định, hãy cùng CIT tìm hiểu nhé!
1. Thiết kế Mobile app là gì?
Mobile app (ứng dụng di động) là các ứng dụng phần mềm được thiết kế dành riêng cho các thiết bị thông minh như điện thoại di động hay máy tính bảng. Thông qua các ứng dụng di động này, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mà họ cần một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi.
Thiết kế Mobile app là việc các công ty thiết kế phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động bằng cách sử dụng những ngôn ngữ lập trình. Việc thiết kế app không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp mà còn mang lại sự tiện dụng cho người dùng.
Thông thường người dùng có thể tải các mobile app này thông qua các cửa hàng trực tuyến, như App Store của iOS, hay Google Play của Android. Vì vậy, việc thiết kế một app mobile chuyên nghiệp, dễ dàng sử dụng và thu hút người dùng là một vấn đề vô cùng khó khăn, yêu cầu các doanh nghiệp cần đầu tư về cả thời gian và tiền bạc, cùng với đó là tìm kiếm được một đơn vị thiết kế app chuyên nghiệp, tận tâm và uy tín.
CIT – Doanh nghiệp thiết kế app mobile chuyên nghiệp
2. Tầm quan trọng của việc thiết kế Mobile App đối với doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp hiện nay quyết định tạo website nhưng lại bỏ qua việc xây dựng một app mobile. Chính vì vậy, họ đã bỏ qua những tiềm năng và lợi ích to lớn của việc tạo app mobile mang lại.
2.1 Sự phát triển của smartphone
Trong thời đại 4.0 hiện nay, hầu hết mọi người đều sở hữu trong mình một chiếc smartphone. Theo báo Việt Nam hội nhập, Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có nhiều người sử dụng smartphone nhất. Chỉ với một cú click chuột, con người có thể tìm kiếm tất cả những thông tin mà họ cần.
Với thị trường phát triển tiềm năng như vậy, việc tạo ra các app mobile được xem là bắt kịp xu hướng và phù hợp với sự phát triển của thời đại. Đồng thời cũng là điểm nhấn của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt như hiện nay.
2.2 Xây dựng thương hiệu và tiếp cận được khách hàng
So với việc đối thủ chưa có app mobile, việc doanh nghiệp xây dựng ứng dụng di động đã là sự nổi trội hơn hẳn, giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo ấn tượng trong lòng khách hàng.
Ngoài ra, việc thiết kế app giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng tiềm năng trên thế giới, đồng thời dễ dàng giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng hơn, tạo ra nhiều trải nghiệm đối với người dùng
2.3 Nâng cao doanh số bán hàng
Việc tiếp cận được nhiều nguồn khách hàng sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, được xem là nguồn sống giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu khủng. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh hơn.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần biết đầu tư và xây dựng thiết kế app mobile đúng hướng, để không làm mất thời gian và gây ra những sai lầm đáng tiếc.
3. Các yếu tố cần thiết trong thiết kế app mobile
Trong quá trình tạo app, có những yếu tố cần thiết tác động chính đến sự trải nghiệm của người dùng. Doanh nghiệp cần nắm bắt được nó để thiết kế app mobile sao cho thỏa mãn và tối ưu nhất cho người sử dụng
- Nhất quán về mục tiêu: Doanh nghiệp cần tập trung xác định rõ mục tiêu mà mình cần trong việc thiết kế app để phù hợp với từng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Đồng thời tối ưu chi phí cho việc tạo app.
- Dễ dàng sử dụng, không gây gián đoạn cho người dùng
- Tối ưu trải nghiệm cho người sử dụng
- Doanh nghiệp có sự hác biệt và nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh
4. Nguyên tắc thiết kế app mobile chuyên nghiệp mà các doanh nghiệp cần nằm lòng
4.1 Nguyên tắc cấu trúc
Nguyên tắc cấu trúc hay The Structure Principle là việc thiết kế giao diện một cách có tổ chức, đơn giản và hữu ích dựa trên các yếu tố liên quan, dễ dàng nhận biết đối với người dùng. Cùng với đó là việc tách biệt những yếu tố không liên quan ra xa nhau.
Điều này giúp người dùng dễ dàng sử dụng, tìm kiếm thông tin mà họ cần và cảm thấy đây là một ứng dụng có giá trị cho mình.
Một số sai lầm của các nhà thiết kế app chính là tạo ra quá nhiều tính năng không cần thiết, gây khó khăn trong việc sử dụng app của khách hàng và không được khách hàng đánh giá cao. Dần dần khách hàng sẽ đào thải app mobile ra khỏi thiết bị di động của họ.
4.2 Nguyên tắc đơn giản
Nguyên tắc đơn giản (The Simplicity Principle) chính là việc doanh nghiệp thiết kế tối giản giao diện, giúp người dùng dễ dàng thực hiện các thao tác trên app.
Không chỉ vậy, nguyên tắc đơn giản yêu cầu thiết kế app sử dụng ngôn ngữ giao tiếp rõ ràng và dễ hiểu cho người sử dụng. Chắt lọc thông tin ngắn gọn và hữu ích, loại bỏ những thứ dư thừa không cần thiết, chỉ giữ lại những đều quan trọng nhất cho người dùng.
Ngoài ra, trong việc thiết kế app, doanh nghiệp cần tạo ra những phím tắt có ích để người dùng dễ dàng sử dụng.
4.3 Nguyên tắc hiển thị
Nguyên tắc hiển thị hay còn gọi là The Visibility Principle là việc ứng dụng di động đảm bảo hiển bị toàn bộ các thành phần, thông tin cần thiết cho từng tác vụ mà không làm người dùng bị nhầm lẫn, rối thông tin với những điều dư thừa.
Với nguyên tắc này, thiết kế app mobile yêu cầu sự trực quan, giao diện đẹp mắt và dễ nhìn, giúp người dùng không bị choáng ngợp và nhầm lẫn giữa nhiều thông tin không cần thiết.
4.4 Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc nhất quán (The Consistency Principle) đảm bảo giao diện người dùng có sự nhất quán nhất định cho tất cả các trang của ứng dụng, giúp người dùng giảm thiểu rắc rối và khả năng phải ghi nhớ các thành phần trên app.
Không chỉ vậy, nó còn giúp người dùng dễ dàng đoán được cấu trúc hoặc thao tác sử dụng tiếp theo, mang đến sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp
Ví dụ như với các ứng dụng thương mại điện tử, giao diện sử dụng nên có sự nhất quán về màu sắc thiết kế trên các trang, các nút đặt hàng, biểu tượng sản phẩm, nhãn và chữ nên có sự đồng bộ. Tạo sự thống nhất và chuyên nghiệp của ứng dụng.
4.5 Nguyên tắc phản hồi
Nguyên tắc phản hồi hay The Feedback Principle là việc thông báo cho người dùng những thay đổi về hành động hoặc có những giải thích, diễn giải trong sự thay đổi trạng trái đột ngột của ứng dụng, các lỗi đột ngột xảy ra hay thông báo những hành động mà doanh nghiệp sẽ thực hiện.
Ví dụ trong ứng dụng có một chức năng nào đó mà người dùng không hiểu, thường doanh nghiệp sẽ thiết kế một dấu chấm hỏi để khi người dùng nhấn vào đó, một thông báo giải thích tính năng chi tiết sẽ hiển thị ra, giúp người dùng hiểu rõ hơn về chức năng đó.
Với nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp thông báo cần trình bày rõ ràng, đưa thông tin ngắn gọn và dễ hiểu đến người dùng.
4.6 Nguyên tắc dung sai
Nguyên tắc dung sai (The Tolerance Principle) chính là việc đảm bảo thiết kế giao diện linh hoạt, dễ sử dụng và giảm thiểu các sai sót trong mobile app.
Bằng cách thiết lập tùy chọn (hoàn tác và làm lại (undo và redo), người dùng có thể quay trở lại thực hiện thao tác mà họ đã làm sai trước đó, giúp ngăn chặn các lỗi có thể xảy ra do thao tác sai của người dùng. Hỗ trợ doanh nghiệp điều hướng người dùng giải quyết những vấn đề hợp lý, đúng đắn nhất
Xem thêm: Top 5 công ty thiết kế App Mobile chuyên nghiệp nhất hiện nay
5. Quy trình thiết kế app mobile chuyên nghiệp tại CIT
5.1 Xác định yêu cầu, mục đích của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mục đích tạo app khác nhau. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại mobile app với tính năng khác nhau, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng (ví dụ ứng dụng di động phục vụ cho việc học tập, mua sắm, giao lưu,…)
Vì vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ mục đích mà doanh nghiệp cần tạo ứng dụng là gì? Đối tượng sử dụng app của doanh nghiệp là ai? Và mức kinh phí xây dựng, phát triển app là bao nhiêu để đảm bảo app mobile được hoàn thành theo đúng mong muốn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ước lượng được các mức chi phí của dự án và tránh bỏ dỡ giữa chừng vì hết kinh phí.
5.2 Phân tích thị trường và đối thủ
Doanh nghiệp nên có số liệu thống kê cụ thể về thị trường trong quá khứ, hiện tại và dự đoán thị trường trong tương lai.
Cùng với đó là phân tích kỹ về thói quen cũng như sở thích của người dùng ứng dụng, giúp doanh nghiệp thiết kế ứng dụng phù hợp với nhu cầu và mong muốn của đa số người dùng, tạo sự thoải mái trong việc sử dụng ứng dụng.
Đồng thời, doanh nghiệp cần có chiến lược kinh doanh, phân tích đối cạnh tranh tiêu biểu, để có thể tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đó thiết kế app mobile mang tính cạnh tranh, nổi bật và sáng tạo hơn, giúp thu hút người dùng hướng về doanh nghiệp của mình.
5.3 Thiết kế giao diện người dùng
Thiết kế app mobile phải mang lại sự trải nghiệm tối ưu nhất cho người sử dụng, đảm bảo tính nhất quán, hấp dẫn và thu hút khách hàng đối với ứng dụng di động của doanh nghiệp.
Thiết kế giao diện yêu cầu doanh nghiệp cần phối hợp với các công ty tạo app chuyên nghiệp, có đủ khả năng để tạo ra một mobile hấp dẫn, giao diện đẹp mắt và tối ưu các tính năng trong app, dễ sử dụng cho người dùng.
5.4 Phát triển ứng dụng di động
Sau khi thiết kế giao diện người dùng, bước tiếp theo chính là phát triển ứng dụng di động. Đây chính là bước tốn nhiều thời gian và công sức nhất của việc thiết kế app mobile.
Ở giai đoạn này, đội ngũ nhân viên CIT sẽ phát triển ứng dụng dựa trên việc phác họa ý tưởng của doanh nghiệp, đảm bảo ứng dụng hoạt động một cách ổn định và có hiệu quả.
5.5 Kiểm nghiệm ứng dụng
Lúc này, các nhân viên của CIT sẽ thử nghiệm ứng dụng di động trên nhiều nền tảng khác nhau như iOS, Android để đảm bảo ứng dụng không xảy ra lỗi trên các hệ điều hành của thiết bị di động, song song với đó cũng sẽ chuyển app cho các doanh nghiệp cùng kiểm tra.
Đội ngũ chăm sóc khách hàng của CIT luôn hỗ trợ toàn diện, cập nhật và bảo trì liên tục khi ứng dụng được triển khai.
5.6 Đánh giá và hoàn thiện app mobile
Nếu app được kiểm nghiệm thành công thì sẽ được tung ra thị trường dưới dạng upload ứng dụng di động lên trên các cửa hàng trực tuyến. Thường thì sẽ là App Store đối với hệ điều hành iOS và Google Play đối với Android. Tùy vào mục tiêu của ứng dụng mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn khởi chạy app trên iOS hay Android, hoặc có thể là cả hai. Tuy nhiên, quá trình này có thể sẽ mất phí.
Sau đó người dùng sẽ lên các cửa hàng, thực hiện các bước tải xuống và sử dụng bình thường. Cùng lúc đó nhân viên CIT sẽ thường xuyên đánh giá, thu thập phản hồi ý kiến của khách hàng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ứng dụng. Từ đó nâng cấp app thành một ứng dụng hoàn chỉnh, có tính hữu ích với khách hàng và cạnh tranh so với đối thủ.
Xem thêm: Bảng giá thiết kế App Mobile mới nhất cho năm 2024
Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên tắc thiết kế App Mobile mà các doanh nghiệp cần lưu ý để có thể phát triển app mobile một cách hoàn thiện và tối ưu nhất. Hy vọng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ gì trong việc phát triển app mobile, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0922 272 868 để được tư vấn và nhận báo giá sớm nhất nhé!