Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Web App hay Mobile App? Doanh nghiệp nên chọn cái nào?

Thiết kế Mobile App hay Web App đều là những loại ứng dụng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn lập trình và triển khai. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ hết được ưu và nhược điểm giữa 2 loại ứng dụng này. Khiến doanh nghiệp hoang mang và không biết nên đầu tư vào loại App nào là hợp lý. Bây giờ hãy cùng CIT tìm hiểu chi tiết về 2 loại ứng dụng tuyệt vời này nhé!

Web app hay Mobile app?
Web app hay Mobile app?

1. Tổng quan về Web App

1.1 Khái niệm về Web App

Web Application còn hay được gọi tắt là web app là một phần mềm ứng dụng được truy cập thông qua trình duyệt web. Web App sở hữu khả năng tương thích tương đối trên tất cả các hệ điều hành và người dùng không cần cài đặt ứng dụng trên tất cả các nền tảng.

Được gọi là Web App vì ứng dụng này khá giống với bất kì các trình duyệt trang web thông thường, cũng truy cập thông qua địa chỉ URL và hoạt động khi có kết nối internet.

Web App rất đa dạng, tùy theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Một số Web App phổ biến hiện nay chính là Gmail, Facebook, Youtube,…

Ví dụ về web app
Ví dụ về web app

1.2 Ưu điểm và nhược điểm của Web App

Ưu điểm

  • Các Web App không cần cài đặt hay tải xuống vì chúng được hoạt động ngay dựa trên các trình duyệt
  • Có khả năng tương thích trên mọi thiết bị di động và mọi điều hệ điều hành
  • Việc nâng cấp ứng dụng, cập nhật và bảo trì ít tốn kém hơn
  • Có khả năng tự cập nhật, không yêu người dùng phải nâng cấp hay cập nhật thường xuyên
  • Khác với Mobile App, Web App không cần sự cho phép của các cửa hàng trực tuyến như Google Play hoặc App Store, nên việc khởi chạy ứng dụng cực kì dễ dàng

Nhược điểm

  • Web App không thể hoạt động khi không có internet
  • Quá trình tải khá chậm và ít tính năng nâng cao hơn Mobile App
  • Do không cần tải lên các cửa hàng trực tuyến nên Web App không đảm bảo về vấn đề bảo mật và chất lượng, độ an toàn
  • Vì khả năng tương thích trên nhiều nền tảng nên quá trình phát triển và kiểm nghiệm sẽ lâu hơn, tốn kém nhiều thời gian và chi phí hơn.

Các loại Web App thường thấy:

  • Web App Tĩnh (Static web application)

Là một loại ứng dụng web đơn giản, sử dụng các tệp tĩnh như HTML, CSS, JavaScript để hiển thị nội dung trên trang web mà không cần tương tác với máy chủ hoặc cơ sở dữ liệu. Thường được dùng để giới thiệu thông tin của các doanh nghiệp, tin tức, giới thiệu sản phẩm, văn bản hướng dẫn,…

  • Web động (Dynamic web application)

Là loại web có sự phức tạp hơn về mặt kỹ thuật, có khả năng tương tác với người dùng và hệ thống cơ sở dữ liệu. Thường sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, phổ biến nhất là PHP và ASP.

  • Cửa hàng online hoặc thương mại điện tử

Là một dạng ứng dụng webeb tích hợp các yếu tổ như: cổng thông tin điện tử, thanh toán online, danh mục sản phẩm, quản lý giỏ hàng,…

  • Portal web app (cổng thông tin điện tử)

Nói dễ hiểu thì Portal web app là một trang web được thiết kế giúp người dùng truy cập được nhiều khu vực hoặc nhiều loại dịch vụ khác nhau với những nhu cầu khác nhau. Những khu vực đó bao gồm nhiều chức năng như Forums, chat, email,…

  • Ứng dụng nhiều trang (MPA)

Là loại ứng dụng mà khi người dùng thực hiện một hành động, trang web sẽ tự động tải lại để hoàn thiện nội dung mới. Sử dụng các mã lệnh phía máy chủ và được tạo ra bằng HTML và CSS để thực hiện các chức năng cần thiết

  • Ứng dụng trang đơn (SPA)

Là loại ứng dụng web cho phép người dùng thực hiện các thao tác trên một trang duy nhất, tất cả các dữ liệu, tài nguyên hay cấu trúc trang chỉ cần tải 1 lần duy nhất và không yêu cầu tải lại khi lật trang giống MPA. Được xây dựng trên các framework JavaScript như Angular, React, Vue JS, Ember JS mang đến tốc độ tải trang nhanh, tính thẩm mỹ cao và dễ dàng phát triển trên các thiết bị di động

  • Ứng dụng web với hệ thống quản lý nội dung CMS

Là một giải pháp phát triển web và quản lý hiệu quả. Ngoài ra còn cung cấp các tính năng như quản lý tài khoản người dùng, cập nhật và xuất bản nội dung, tối ưu hóa SEO,… Một số hệ thống CMS nổi bật hiện nay là WordPress, Drupal và Joomla.

CIT – Doanh nghiệp thiết kế app chuyên nghiệp

2. Tổng quan về Mobile App

2.1 Khái niệm về Mobile App

Mobile App là ứng dụng di động được lập trình để sử dụng trên thiết bị di động thông minh như smartphone hay máy tính bảng, thông thường người dùng cần lên các cửa hàng trực tuyến để tải ứng dụng về và sử dụng.

Thông thường các ứng dụng này sẽ được thiết kế riêng để tương thích với từng hệ điều hành và mang lại nhiều sự tiện lợi cho người dùng.

Ví dụ về mobile app
Ví dụ về mobile app

2.2 Ưu điểm và nhược điểm của Mobile App

Ưu điểm:

  • Tốc độ tải thông tin nhanh hơn Web App
  • Có nhiều tính năng hữu ích và nâng cao hơn Web App
  • Một số Mobile App có khả năng hoạt động ngoại tuyến ngay cả khi không có internet
  • Dễ dàng cập nhật những thông tin mới nhất đến người dùng thông qua tính năng thông báo đẩy và thông báo trong ứng dụng
  • Đảm bảo tính bảo mật, an toàn cao hơn Web App vì các ứng dụng này phải được cửa hàng trực tuyến trình duyệt trước khi đăng bán

Nhược điểm:

  • Quá trình lập trình và phát triển lâu hơn Web App, nên chi phí xây dựng và bảo trì cũng cao hơn
  • Không có khả năng tương thích trên nhiều thiết bị mà cần phát triển riêng trên từng hệ điều hành
  • Quá trình được cửa hàng trực tuyến phê duyệt khá tốn nhiều thời gian

Các loại Mobile App thường thấy

  • Native Mobile App

Là loại ứng dụng mà doanh nghiệp cần xác định rõ hệ điều hành của ứng dụng trước khi phát triển. Ưu điểm của loại Mobile App này chính là khả năng chạy mượt mà trên thiết bị di động, cùng với việc có thể sử dụng ngay cả khi không có internet mang lại trải nghiệm tối ưu cho người dùng.

Tuy nhiên nhược điểm của loại ứng dụng này chính là hạn chế phát triển trên hệ điều hành của thiết bị di động. Hơn nữa chi phí khá tốn kém và đòi hỏi việc nâng cấp thường xuyên để cập nhật các tính năng, giao diện mới

  • Hybrid Mobile Apps

Thực chất là một Web App được thiết lập dựa trên ngôn ngữ và nền tảng browser dưới vỏ bọc của một Native Mobile App, có thể tải về di động thông qua các cửa hàng trực tuyến. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng, truy cập và tương tác ngay trên đó với nội dung, giao diện tùy biến tốt.

Tuy nhiên nếu muốn tương tác trực tiếp với các tính năng đặc trưng, Hybrid Mobile Apps cần một phần không thể thiếu đó chính là sự kết nối giữa Navtive App và Hybrid.

Một số Hybrid Mobile Apps phổ biến chính là Insgram, Gmail,…

>> Xem thêm: Những nguyên tắc thiết kế Mobile App doanh nghiệp cần lưu ý.

3. So sánh giữa Web App và Mobile App

Web App

  • Thời gian xây dựng và phát triển nhanh hơn Mobile App
  • Chi phí phát triển ít hơn so với Mobile App
  • Có cấu trúc xây dựng đơn giản hơn
  • Hệ thống cơ sở dữ liệu (DBMS) cho phép doanh nghiệp đọc, ghi nhớ dữ liệu vào hệ thống thông qua quyền truy cập an toàn, cung cấp các quyền truy cập vào miền với các chức năng khác nhau
  • Xây dựng giao diện của người dùng bằng HTML, CSS và JavaScript
  • Đầu tư vào yếu tố hình ảnh
  • Tốc độ truy cập khá chậm do phải phụ thuộc vào máy chủ
  • Tính bảo mật của Web App không được đảm bảo

Mobile App

  • Thời gian xây dựng và phát triển lâu hơn Web App
  • Chi phí phát triển cao hơn Web App
  • Có cấu trúc xây dựng phức tạp hơn
  • Có khả năng tận dụng các tính năng có sẵn của thiết bị như máy ảnh, dấu vân tay, GPS,… mà Web không thể làm được
  • Được tạo ra bằng các công nghệ giống như Web App, nhưng vẫn sử dụng mã gốc (Objective-C, Java,…) và sử dụng được trên nhiều hệ điều hành khác nhau
  • Tốc độ truy cập nhanh hơn Web App
  • Nhà thiết kế cần cân đo đong đếm nhiều đặc điểm riêng của từng thiết bị, đồng thời cần cập nhật liên tục trên các nền tảng dưới sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghiệp di động
  • Mang tính bảo mật cao hơn vì cần có sự rà soát, cho phép của các cửa hàng ứng dụng

4. Doanh nghiệp nên sử dụng Web App hay Mobile App?

Công ty viết phần mềm theo yêu cầu
CIT Software – Viết phần mềm theo yêu cầu

Mobile App hay Web App đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Chính vì vậy việc lựa chọn sử dụng nền tảng nào còn phụ thuộc nhiều vào mục đích sử dụng, yêu cầu và tính chất kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Do vậy,  doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu sử dụng ứng dụng, đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến cũng như lợi nhuận mà ứng dụng mang lại. Cùng với đó, doanh nghiệp cần thống kê xem mức độ phổ biến của Web App và Mobile App là bao nhiêu.

Ngoài ra nếu có điều kiện, doanh nghiệp nên cân nhắc để phát triển cả 2 loại ứng dụng này để tối ưu tệp khách hàng cho mình.

Bài viết bên trên đã phần nào giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ hơn về Web App cũng như Mobile App. Còn gì thắc mắc hay cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ với đội ngũ CIT Group qua hotline 0922 272 868 để được tư vấn và báo giá thiết kế Mobile App nhé!


Bài viết khác

phần mềm quản lý tính tiền quán bida

Top 5 Phần mềm quản lý Bida, tính tiền Bida miễn phí hiện nay

Kinh doanh quán CLB bida, giống như karaoke, tính tiền cho khách chơi theo giờ và cung cấp các dịch vụ ăn uống khác. Các chủ quán bida truyền thống thường gặp phải những vấn đề như tính tiền sai cho khách, mất hàng hoá hoặc tiền bị thất thoát do nhân viên ăn bớt….

Phần mềm quản lý kho nhà hàng

Top 3 phần mềm quản lý kho nhà hàng, quán ăn hiệu quả, giảm hao hụt

Kiểm soát chi phí và tối ưu hóa hoạt động là điều cần thiết để thành công trong ngành thực phẩm và đồ uống cạnh tranh khốc liệt. Quản lý kho nhà hàng là một mắt xích quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Do đó, làm thế nào để quản lý kho hàng hiệu…

Phần mềm quản lý chung cư mini

Top 8 Phần Mềm Quản Lý Chung Cư Mini Tốt Nhất Hiện Nay

Hiện nay mô hình kinh doanh cho thuê chung cư mini là hình thức đầu tư kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn bởi hình thức kinh doanh này mang tính ổn định và mang lại lợi nhuận cao cho người kinh doanh. Tuy vậy, những người đang đi theo lĩnh vực này thường…

phần mềm quản lý sản xuất

Top 5 phần mềm quản lý sản xuất miễn phí, hiệu quả nhất 2024

Quản lý sản xuất ngày càng được cải thiện trong thời đại 4.0 với nhiều công nghệ thông minh và đảm bảo tính linh hoạt. Phần mềm quản lý sản xuất ngày càng được doanh nghiệp yêu cầu. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về một giải pháp quản trị tổng thể, có…

lập trình phần mềm

Dịch vụ lập trình phần mềm theo yêu cầu, riêng biệt, chuyên nghiệp

CIT Group chuyên thiết kế phần mềm, lập trình phần mềm theo yêu cầu, riêng biệt, chuyên nghiệp cho đa dạng các loại hình doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước Lập trình phần mềm là gì? Lập trình phần mềm theo yêu cầu là quá trình tạo ra các chương trình máy tính…

ho-kinh-doanh-ca-the

Phần mềm quản lý hộ kinh doanh cá thể

Giới thiệu Phần mềm quản lý hộ kinh doanh cá thể là giải pháp tối ưu giúp các doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh cá thể quản lý hiệu quả mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Tính năng chính của phần mềm hộ kinh doanh cá thể 1. Quản lý bán hàng…