CEO là cái tên thường được nhắc đến trong bộ máy làm việc của một doanh nghiệp. Và có phải đây là chức vụ cao nhất nắm giữ mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp đó. Để tìm hiểu về vấn đề này, mời mọi người theo dõi bài viết sau đây. Tất tần tật những khái niệm về thuật ngữ CEO trong văn hóa doanh nghiệp, vai trò của một CEO đối với hoạt động của một doanh nghiệp sẽ được giới thiệu một cách cụ thể nhất.
CEO là gì?
CEO có nghĩa là gì? CEO là viết tắt của cụm từ tiếng anh Chief Executive Officer là Giám đốc điều hành của một công ty. CEO giữ vai trò quan trọng trong việc thực thi các chính sách của hội đồng quản trị. Đồng thời đây cũng là chức danh cao nhất của một tổ chức, doanh nghiệp. Nắm giữ vai trò quyết định trong các hoạt động quan trọng của công ty. Những quyết định của CEO sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hướng đi và tương lai của doanh nghiệp sau này.
CEO đóng vai trò như thế nào trong bộ máy hoạt động của một doanh nghiệp?
Có thể nói rằng CEO là người phải mang trách nhiệm vô cùng nặng nề đối với công ty của mình. Do đó, bên cạnh CEO luôn có những trợ thủ đắc lực giúp họ đảm nhiệm bớt những nhiệm vụ ít quan trọng hơn. Vậy công việc mà họ cần phải làm là gì? Sau đây là một số vai trò chính mà một CEO phải đảm nhiệm.
- Chịu trách nhiệm trong việc đưa ra chiến lược phát triển cho công ty. Từ đó, thể hiện tầm nhìn và sứ mệnh mà công ty hướng đến.
- Giám sát và chỉ đạo những kế hoạch quan trọng được Hội đồng quản trị phê duyệt. Chịu trách nhiệm hoàn toàn với những rủi ro của kế hoạch đó.
- CEO phải chịu trách nhiệm về những mục tiêu mà công ty đề ra.
- Đưa ra những quyết định cải thiện bộ máy vận hành.
- Chịu trách nhiệm trong việc quảng bá và xây dựng hình ảnh cho công ty.
- CEO là người tạo dựng văn hóa công ty.
- Theo dõi các vấn đề tài chính của công ty. Kiểm soát mức thu chi của công ty trong từng khoảng thời gian nhất định.
- Thẩm định những kế hoạch đầu tư quan trọng của công ty.
- Đứng ra đàm phán và ký kết hợp đồng.
- Kiểm tra đánh giá bộ máy vận hành của công ty.
- Đề ra mục tiêu và chiến lược cho từng phòng ban. Đánh giá hiệu quả và năng suất làm việc của từng ban.
- Tổ chức một bộ máy nhân sự hoạt động hiệu quả. Đồng thời, phê duyệt các chính sách về nhân sự, lương thưởng, bảo hiểm… của công ty.
Yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO là gì?
CEO phải có nền tảng về nghành khoa học quản trị tốt
Nền tảng quảng trị tốt là yếu tố cơ bản để trở thành một nhà lãnh đạo. Ngoài ra, một CEO còn phải có khả năng tìm tòi và học hỏi không ngừng những kiến thức nghành nghề này. Để từ đó có thể nắm bắt tốt được những xu hướng về nghành quảng trị trong thời đại 4.0 không ngừng thay đổi hiện nay.
Có kiến thức chuyên môn ở nhiều lĩnh vực
Một CEO không chỉ chịu tránh nhiệm điều hành và quản lý một công ty. Mà bên cạnh đó, họ còn phải đóng vai trò là người đưa ra những ý kiến, quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển của một công ty. Do đó, việc phải tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ ở nhiều nghành nghề là điều mà một CEO không thể bỏ qua.
Chịu được áp lực và khối lượng công việc lớn
Người đứng đầu luôn phải gánh vác trách nhiệm rất lớn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc CEO phải chịu nhiều áp lực về cả thể chất lẫn tinh thần. Họ là những người có tinh thần thép, luôn luôn sẵn sàng làm việc và ứng biến với các sự cố bất ngờ. Do đó một CEO phải là người có khả năng chịu được áp lực lớn và có một sức khỏe tốt, luôn sẵn sàng cho công việc.
CEO cần phải có kinh nghiệm và kỹ năng tốt
Kinh nghiệm ở đây không chỉ là những kỹ năng chuyên môn cần có của một CEO. Mà nó còn là kinh nghiệm thực tiễn khi họ đã làm qua nhiều vị trí khác nhau, gặp nhiều khó khăn và va chạm. Thông thường, trước khi có thể trở thành một CEO, ứng viên sẽ đảm nhiệm chức danh COO. COO nghĩa là Chief Operating Officer, Giám đốc vận hành cao cấp của một bộ phận. Điều này sẽ giúp họ có thêm kinh nghiệm làm việc và thích nghi với cách hoạt động của công ty đó.
Tố chất lãnh đạo là điều cần phải có khi trở thành một CEO
CEO không chỉ là người có học vấn và kiến thức uyên thâm. Họ còn phải là người có tư duy và khả năng lãnh đạo tốt. Điều này thể hiện thông qua EQ (chỉ số cảm xúc, phán đoán) và khả năng xử lý tình huống. Do đó, tài giỏi vẫn chưa đủ, cái cần có ở một CEO nhiều nhất là tính cách quyết đoán và tư duy nhạy bén. Có thần thái của một nhà lãnh đạo và luôn sẵn sàng đứng ra giải quyết mọi khó khăn.
Lời kết thúc
Nhìn chung, vai trò của một CEO trong doanh nghiệp rất quan trọng. Có ảnh hưởng nhiều đến sự vận hành và hoạt động của cả một tổ chức đó. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về CEO là gì có thể giúp ích cho bạn đọc.