R&D là một thuật ngữ vô cùng phổ biến và quen thuộc trong đời sống, công việc, doanh nghiệp. Thuật ngữ này chúng ta có thể nhìn thấy trên bao bì, trên website, trên tivi hay trong email. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến R&D. Vậy R&D là gì? Chức năng nhiệm vụ của phòng R&D trong doanh nghiệp là gì? Theo dõi bài viết dưới đây nếu bạn đang muốn tìm hiểu về R&D và chức năng của phòng R&D nhé.
R&D là gì?
R&D được viết tắt từ cụm từ Research and Development. Nó được hiểu là quá trình nghiên cứu và phát triển nhằm mục tiêu tạo ra cải tiến và sự đổi mới tích cực cho doanh nghiệp. Đây được xem là một quy trình quan trọng giúp các doanh nghiệp, công ty và tập đoàn lớn phát triển.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, công ty có thể là các công việc như phát triển sản phẩm mới, đầu tư, tiến hành mua bán, nghiên cứu công nghệ, … Tất cả các hoạt động này đều chung mục đích phục vụ quá trình tồn tại và phát triển lâu dài của các công ty. Và muốn khám phá ra những thứ mới mẻ về sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng và thị trường.
Đối với các công ty, tập đoàn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì hoạt động R&D cũng khác nhau.
Chức năng nhiệm vụ của phòng r&d
Chức năng của phòng r&d là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với các hoạt động trong công ty và doanh nghiệp. Nhất là nước ta đang trong thời buổi hội nhập và phát triển chung của thế giới. Chức năng của phòng r&d là:
- Phân tích tổng hợp: Đây là công việc của bộ phận nghiên cứu và phát triển. Với công việc này, nhân viên phải luôn cập nhật thông tin liên quan đến thị trường và các dự án cần tiếp cận. Sau đó xác định nguồn thông tin rồi tiến hành phân tích, chắt lọc thông tin theo hướng dễ hiểu nhất. Công việc này giúp tiết kiệm tối đa thời gian cho các bên liên quan.
- Phân tích dữ liệu: chức năng của phòng r&d là ghi chép và tổng hợp dữ liệu đầy đủ. Từ đó phân tích chuyên sâu và đưa ra góc nhìn khách quan tường tận về những dự án có khối lượng dữ liệu lớn, mang tính trọng điểm và có sự tương tác của hàng triệu khách hàng. Công việc này giúp các bộ phận khác hoàn thành công việc tốt hơn.
- Nghiên cứu khách hàng: Bộ phận R&D đảm nhiệm công việc liên quan đến nghiên cứu khách hàng. Nghiên cứu về độ tuổi, tính cách, sở thích, hành vi, khu vực sinh sống, mức thu nhập… của khách hàng. Làm tốt việc này thì quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra thuận lợi, suôn sẻ hơn.
- Chia sẻ thông tin: Bộ phận R&D sẽ làm các báo cáo chuyên sâu về sản phẩm, dịch vụ dựa vào các thông tin thu thập được từ nhiều nguồn trong và ngoài nước. Từ đó giúp khách hàng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan của ngành.
Kỹ năng cần có của nhân viên R&D là gì?
Để trở thành nhân viên R&D xuất sắc bạn cần trau dồi những kỹ năng cần có như
- Hiểu biết về các nghành nghề
Nhân viên R&D là người trực tiếp thiết kế và nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ cho công ty. Chính vì vậy, bạn phải am hiểu về các ngành nghề và sản phẩm mà mình đảm nhận để công việc diễn ra thuận lợi nhất.
- Kỹ năng giao tiếp
Người làm R&D thường xuyên phải làm việc nhóm với đồng nghiệp để cùng nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Và kết hợp với những bộ phận khác trong quá trình thử nghiệm và sản xuất sản phẩm. Vì vậy, đối với nhân viên J&D kỹ năng giao tiếp rất quan trọng bởi nó giúp quá trình làm việc diễn ra thuận lợi hơn.
- Khả năng chịu áp lực
Bộ phận R&D làm việc trong môi trường năng động và chuyên nghiệp. Tuy nhiên phải chịu không ít áp lực và căng thẳng. Do đó, ngoài trang bị vốn kiến thức phong phú, kỹ năng giao tiếp thì bạn phải là người có khả năng chịu áp lực tốt. Đây là ưu điểm để trở thành giúp bạn trở thành một R&D giỏi. Ngoài ra, người làm R&D cần phải có khả năng ngoại ngữ tốt, sáng tạo am hiểu thị trường. Để công việc thuận lợi và không ngừng phát triển và tạo ra những bước đột phá mới trong công việc.
Lời kết
Trên đây những thông tin về R&D là gì, chức năng của phòng r&d mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ đem lại thêm thông tin bổ ích cho bạn trong công việc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết “ R&D là gì? chức năng của phòng r&d trong doanh nghiệp” của chúng tôi. Chúc các bạn thành công!