CCO là người nắm giữ một trong những chức vụ cấp cao nhất ở trong doanh nghiệp. Đây là vị trí đảm nhiệm công việc điều phối, quản lý tất cả hoạt động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm CCO là gì? giữ chức vụ gì trong công ty và cần làm những công việc gì, mời các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng mình để hiểu rõ hơn nhé!
CCO là gì?
CCO (cụm từ viết tắt của Chief Customer Officer) có nghĩa là Giám đốc kinh doanh, một vị trí rất quan trọng cần có ở trong các công ty lớn. Công việc chủ yếu của CCO là quản lý và điều phối những hoạt động liên quan tới khách hàng và tình hình kinh doanh. Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo chiến lược đề ra của công ty và theo những chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc điều hành CEO.
CCO là một vị trí rất quan trọng trong công ty, do vậy người có thể đảm nhận vị trí quan trọng này phải là người được đào tạo một cách bài bản có hệ thống và có kiến thức sâu rộng thì mới có khả năng làm tốt chức vụ này.
Những kỹ năng mà CCO cần có
Hoạch định chiến lược kinh doanh phát triển cho doanh nghiệp
Giám đốc kinh doanh cần nắm rõ các yêu cầu từ cấp trên, có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu thị trường và đưa ra những chiến lược rõ ràng dựa trên các yếu tố khác nhau như sản phẩm mới, giá cả, chi phí phải bỏ và nhu cầu thị trường. Đưa ra một chiến lược tối ưu nhất để có thể đạt được các kết quả cao do công ty đề ra.
Dự báo biến động thị trường và kế hoạch bán hàng
Giám đốc kinh doanh sẽ là người phụ trách và chịu trách nhiệm cao nhất về việc kinh doanh cũng như doanh số của công ty. CCO sẽ phải thường xuyên nắm rõ tất các số liệu về sản lượng sản phẩm và cả doanh số bán hàng theo từng thời điểm trong năm, để có thể lên kế hoạch mới và chuẩn bị sẵn sàng tung sản phẩm ra thị trường nhằm đáp ứng đủ số lượng sản phẩm cần để bán
Kĩ năng quản lý đội ngũ sale
Để có thể bán được các sản phẩm với số lượng lớn thì việc đầu tiên cần phải có một đội ngũ Sale chuyên nghiệp là điều không thể thiếu. Công việc của Giám đốc kinh doanh là phải thường xuyên trao đổi và đào tạo các nhân viên kinh doanh để phát triển chuyên môn, truyền năng lượng cho đội ngũ sale để họ có thêm nhiều động lực phấn đấu, tiến xa hơn trong công việc nhằm đạt được những mục tiêu đề ra.
Xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt trong kinh doanh
Một CCO giỏi phải là người có tầm nhìn chiến lược sâu rộng trong việc xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm và phát triển các mối quan hệ tốt với các đối tác và không ngừng tăng cường khả năng giao tiếp của mình để có thể tìm kiếm, xây dựng và phát triển các mối quan hệ đó.
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng đàm phán cũng là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng bắt buộc mà giám đốc kinh doanh cần phải có. Kỹ năng đàm phán thông minh sẽ giúp CCO đạt được những thỏa thuận với khách hàng, nhân viên, các đối tác và những nhà cung cấp khác.
Những thách thức mà một CCO sẽ phải đối mặt
Vì giám đốc kinh doanh có chức vụ cao đồng nghĩa với việc mang trong mình trọng trách rất lớn. Chính vì vậy mà những thách thức và trách nhiệm đặt ra cũng khó khăn hơn. CCO mặc dù được xem là có “quyền năng” lớn trong công ty tuy vậy đôi khi vai trò vẫn không được xác định một cách rõ ràng và chính xác.
- CCO không báo cáo trực tiếp lên cho Hội đồng quản trị cấp cao.
- Công việc của CCO không được tự ý quyết định và chấm dứt chỉ từ Hội đồng quản trị công ty.
- CCO không có nguồn lực tài chính và nhân lực cố định cần thiết để thực hiện công việc.
- Không có chính sách gồm các thủ tục giám sát và báo cáo hiệu quả tại chỗ, còn CCO không thể làm gì đến điều đó.
Những yếu tố cần có để trở thành CCO
Học vấn với chuyên môn cao
Để có thể đảm nhận được vị trí quan trọng CCO, ứng viên cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc trong các lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, và marketing. Với tấm bằng thạc sĩ trong những lĩnh vực này, ứng viên sẽ có nhiều lợi thế hơn khi ứng tuyển vị trí CCO. Ngoài ra, nếu có kinh nghiệm làm việc nhiều năm và kiến thức chuyên môn vững vàng thì cũng có thể được lựa chọn.
Kinh nghiệm làm việc
Người có thể đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh, ứng viên cần có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm trên các hoạt động kinh doanh, có kinh nghiệm dày dặn trong việc xây dựng và triển khai những chiến lược kinh doanh thành công. Ngoài ra, một CCO tiềm năng cũng cần có kinh nghiệm làm việc ở trong môi trường kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và phi tập trung.
Kết luận
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong về khái niệm CCO là gì? Những việc mà CCO cần làm để phát triển doanh nghiệp của mình. Hi vọng với những thông tin bổ ích trên đã giúp các bạn hiểu thêm về một lĩnh vực quản trị quan trọng trong công ty.