Một trong những yếu tố để khách hàng chốt đơn nhanh nhất khi mua hàng online là khả năng chốt đơn hàng và hỗ trợ dịch vụ khách hàng nhanh chóng. Nhưng làm sao để có thể hỗ trợ khách hàng 24/24 trong khi con người cũng có những lúc cần nghỉ ngơi? Đừng lo lắng vì đã có phần mềm Chatbot ra đời. Vậy công nghệ Chatbot là gì? Phần mềm này mang lại những lợi ích gì cho các doanh nghiệp kinh doanh online? Cùng CIT Software tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Chatbot là gì?
Chatbot (Trợ lý ảo) là một chương trình máy tính được thiết kế để mô phỏng cuộc trò chuyện với con người thông qua giao diện tin nhắn (text) hoặc giọng nói (voice). Chúng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để hiểu, phân tích và phản hồi các yêu cầu của người dùng một cách tự động. Mục tiêu chính của chatbot là tương tác với người dùng theo cách tự nhiên và hiệu quả, thường là để cung cấp thông tin, hỗ trợ khách hàng, hoặc thực hiện các tác vụ nhất định.
Cách hoạt động của Chatbot
- Dựa trên quy tắc (Rule-based): Các chatbot này sử dụng các kịch bản và quy tắc được lập trình sẵn để hoạt động. Chúng chỉ có thể phản hồi những lệnh hoặc câu hỏi mà chúng đã lập trình để hiểu.
- Dựa trên AI (AI-powered / Machine Learning): Các chatbot này sử dụng trí tuệ nhân tạo, học máy (Machine Learning) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) để hiểu và phản hồi các yêu cầu phức tạp hơn. Chúng có khả năng học hỏi từ các cuộc hội thoại trước đó và cải thiện khả năng tương tác theo thời gian.
Chatbot hoạt động dựa theo quy trình sau:
1.Tiếp nhận: Người dùng đưa ra các câu hỏi, các yêu cầu cần trợ giúp, Chatbot sẽ nhận được nội dung dưới dạng ngôn ngữ tự nhiên.
2. Dịch: Ngôn ngữ tự nhiên được chuyển đổi ngôn ngữ máy tính để Robot máy tính hiểu.
3. Xử lý: Công nghệ AI của Chatbot xử lý thông tin, tìm kiếm câu trả lời trong cơ sở dữ liệu.
4. Phản hồi: Chatbot sẽ đưa ra đáp án, dưới dạng tin nhắn theo ngôn ngữ tự nhiên.
Các loại chatbot hiện nay
Phân loại theo công nghệ
- Chatbot dựa trên quy tắc (Rule-based Chatbots): Đây là loại chatbot đơn giản nhất, hoạt động bằng cách sử dụng một số cách lập trình sẵn. Chúng chỉ có thể phản hồi những từ khóa hoặc câu hỏi mà chúng đã lập trình để hiểu.
- Chatbot dựa trên Trí tuệ nhân tạo (AI-powered Chatbots / AI-driven Chatbots): Sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (Machine Learning – ML) và Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing – NLP) để hiểu ý định của người dùng, học hỏi từ dữ liệu và tương tác một cách tự nhiên hơn.
- Chatbot lai (Hybrid Chatbots): Kết hợp cả hai phương pháp trên. Chúng có thể sử dụng các quy tắc cho các tác vụ đơn giản và AI cho các tương tác phức tạp hơn hoặc khi không tìm thấy câu trả lời theo quy tắc.
Phân loại theo mục đích sử dụng (hay còn gọi là chức năng/ứng dụng)
- Chatbot hỗ trợ khách hàng (Customer Service Chatbots): Giải đáp thắc mắc thường gặp, cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật cơ bản, xử lý yêu cầu đơn giản, v.v.
- Chatbot bán hàng và tạo khách hàng tiềm năng (Sales & Lead Generation Chatbots): Hướng dẫn người dùng trong quá trình mua hàng, giới thiệu sản phẩm phù hợp, thu thập thông tin khách hàng tiềm năng, đặt lịch tư vấn.
- Chatbot thông tin (Information Chatbots): Cung cấp thông tin nhanh chóng về tin tức, thời tiết, lịch trình, địa điểm, sự kiện, v.v.
- Chatbot chăm sóc sức khỏe (Healthcare Chatbots): Cung cấp thông tin sức khỏe cơ bản, đặt lịch khám, nhắc nhở uống thuốc, theo dõi sức khỏe.
- Chatbot giáo dục (Educational Chatbots): Hỗ trợ học tập, trả lời câu hỏi về bài giảng, luyện tập ngôn ngữ, cung cấp tài liệu học tập.
- Trợ lý ảo cá nhân (Personal Assistant Chatbots): Thực hiện các tác vụ cá nhân như đặt báo thức, gửi tin nhắn, mở ứng dụng, tìm kiếm thông tin trên internet.
- Chatbot giải trí (Entertainment Chatbots): Trò chuyện thân thiện, kể chuyện cười, chơi game đơn giản, hoặc chỉ để tương tác xã giao.
Các thuật ngữ quen thuộc trong Chatbot là gì?
- Chatbot: Chỉ con Bot tự động, hoạt động 24/7 giúp trả lời tin nhắn cho Page.
- Khách hàng: Chỉ những người từng gửi tin nhắn cho Page sau khi được tích hợp Chatbot.
- Kịch bản: Là những nội dung bạn tạo ra để Robot tương tác tự động với người dùng. Một số kịch bản bạn cần tạo là kịch bản chào mừng, kịch bản từ khóa, kịch bản mặc định (để chuyển hướng cho người dùng biết Bot không hiểu truy vấn, khách hàng có thể đặt câu hỏi khác.)
- Cài đặt: Tại đây, bạn có thể thiết lập thời gian hoạt động, tên Bot, mời quản trị viên,…
- Livechat: Là nơi hiển thị nội dung trao đổi giữa người dùng và bot.
- Chăm sóc: Bạn có thể dùng nó để gửi đến khách hàng một chuỗi các kịch bản theo thời gian nhất định.
- Gửi Broadcast: Cho phép bạn gửi kịch bản hàng loạt đến khách hàng.
- Auto Inbox: Mục này cho phép cài đặt chế độ tự động like, nhắn tin, trả lời Comment của khách hàng.
- Tăng trưởng: Bạn có thể đưa Bot lên Email, Website, Poster,…
- Thống kê: Cho thấy biểu đồ thể hiện mức độ tăng trưởng của khách hàng theo mỗi ngày, tuần hoặc tháng.
Lợi ích của chatbot trong lĩnh vực bán hàng online là gì?
Việc ứng dụng chatbot vào bán hàng trực tuyến đem lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Cụ thể như cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, giảm thiểu được chi phí hay phản hồi khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Cá nhân hóa trải nghiệm bán hàng
Dựa trên các cơ sở dữ liệu thu thập được từ lịch sử giao dịch trước đó. Chatbot có khả năng ghi nhớ mọi thông tin cá nhân của khách hàng như: tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích,… Như vậy, ngay từ khi tiếp nhận được yêu cầu từ khách hàng, Chatbot sẽ có thể trả lời chính xác những mong muốn của khách hàng. Sau đó đưa ra các tư vấn mua sắm phù hợp cho từng cá nhân. Những tư vấn này dựa trên những sở thích, xu hướng mà họ quan tâm.
Giảm thiểu chi phí
Phần mềm giao tiếp tự động này có thể thay thế con người đảm nhận toàn bộ nhiệm vụ từ giới thiệu sản phẩm, báo giá, đưa ra lời khuyên cho đến chốt đơn hàng, xin feedback,… từ đó, giúp bạn tiết kiệm được khoản lớn chi phí trả cho nhân viên sale, chăm sóc khách hàng. Theo một nghiên cứu cho thấy chatbot sẽ có thể giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được khoảng 8 tỷ USD ngân sách dành cho việc chăm sóc khách hàng trên internet.
Phản hồi khách hàng nhanh chóng
Con người làm việc và đôi lúc cũng cần có thời gian nghỉ ngơi nhưng chatbot thì không. Một chatbot có thể hoạt động 24/7 xuyên suốt 365 ngày. Chatbot còn tiếp nhận và xử lý yêu cầu khách hàng tự động, nhanh chóng. Điều này sẽ giúp tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng và nâng cao tỷ lệ chốt đơn. Từ đó mang lại doanh số khủng cho các doanh nghiệp.

Chatbot facebook là gì?
Vậy facebook messenger chatbot là gì? Chatbot Facebook hay Chatbot Messenger là phần mềm mở rộng hỗ trợ khách hàng trên fanpage. Với việc bán hàng Online phát triển như hiện nay, việc phản hồi khách hàng trên Facebook nhanh chóng là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết vì khách hàng không thích việc phải chờ đợi phản hồi quá lâu.
Cách tạo Chatbot bằng Manychat
Để thiết lập Chatbot bằng Manychat trên Facebook. Bạn cần thực hiện như 4 bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào Link của Manychat TẠI ĐÂY. Sau đó, tạo tài khoản để sử dụng Chatbot.
- Bước 2: Sau khi đăng nhập Link, nhấn vào kết nối với tài khoản Facebook để đăng nhập.
- Bước 3: Bạn tiến hành thiết kế lời chào trong Manychat. Đầu tiên, bạn vào Cài đặt (Settings), vào phần Thêm lời chào (Greeting text) và nhập nội dung. Sau đó bạn nhấp Xem trước (Preview) để hiển thị phiên bản mẫu trước khi thiết lập lời chào. Cuối cùng, bạn nhấn Lưu (Save) là hoàn thành.

- Bước 4: Bước cuối này bạn tạo các chức năng khác cho Chatbot qua các bước sau: Chọn Automation, đến phần Welcome Messages. Tiếp đó, tùy vào nhu cầu doanh nghiệp mà bạn chọn các nút bấm phù hợp như Open Website, Call Number,… Kế đến, bạn nhấp Preview để xem trước những gì đã thiết lập. Khi đã hài lòng, bạn bấm Save để lưu lại mọi thứ.
Một số chatbot free
Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều nhà cung cấp các phần mềm giao tiếp tự động khác nhau. Một số Chatbot free miễn phí sau:
- Chatbot Novaon
- Hana Chatbot
- Chatbot Haravan
- Chatbot Python
- Fuel Chatbot
- Chatbot Harafunnel
- Chatbot Pancake
Cách sử dụng Facebook Chatbot hiệu quả
Facebook chatbot là gì? Khi bạn cài đặt phần mềm Chatbot cho Facebook, Robot sẽ tương tác với khách hàng với giao diện như những tin nhắn Messenger thông thường. Tin nhắn do Bot gửi cũng sẽ hiển thị thông báo nếu khách hàng chưa đọc. Người dùng có thể nhấp một trong hai tùy chọn sau:
- Hủy tin nhắn để tránh bị làm phiền.
- Nhận tin nhắn và đọc khi có tin mới.
Vì thế, để Chatbot hoạt động có hiệu quả, tạo được thiện cảm với khách hàng bạn nên chuẩn bị nội dung tin nhắn thật chất lượng, sáng tạo. Không nên sử dụng Chatbot để quảng cáo vô tội vạ bởi không ai muốn mình bị làm phiền bằng những tin nhắn tiếp thị liên tục. Hãy nhớ rằng mục đích phần mềm này là để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Những sai lầm phổ biến khi sử dụng Chatbot là gì?
Để tránh những sai lầm khi sử dụng công cụ giao tiếp tự động này, bạn nên cân nhắc trước việc đầu tư công sức vào Chatbot để tận dụng tốt nhất phần mềm này.
Đặt kỳ vọng quá cao
Thực tế cho thấy, Chatbot chỉ là máy, mà máy thì sẽ không biết suy nghĩ. Nó chỉ thực hiện bằng cách con người lập trình vào nó như thế nào và tất nhiên chatbot cũng không thể thay thế hoàn toàn cho con người.
Phần mềm này sẽ giúp bạn thực hiện các thao tác như: chào hỏi, nhắc lịch, lọc tệp khách hàng,…. Nhờ đó, bạn sẽ tiết kiệm thời gian đáng kể. Tuy nhiên, đến bước chuyên sâu hơn như thuyết phục khách mua hàng, xử lý sự cố,… bạn vẫn nên trực tiếp, hoặc để nhân viên chăm sóc khách hàng thực hiện.
Kịch bản không tốt
Khi cài đặt phần mềm Chatbot, nhiều công ty thường không có quy trình cụ thể cho đội ngũ nhân viên trực Page, Telemarketing,… dẫn đến đa số các nhân viên không có kỹ năng về các điểm chạm khách hàng, không hề biết rõ về các chương trình Marketing. Do đó, các bộ phận hoạt động không có sự kết hợp tốt.
Trước khi sử dụng Chatbot, bạn cần dành thời gian tìm hiểu xem thời điểm nào nên dùng Chatbot hay điểm chạm nào nên để nhân viên trực, phần nào nên để số điện thoại cho khách hàng liên hệ,… Có thể nói, việc thiết lập Chatbot cần sự hiểu biết về sản phẩm, Marketing. Đồng thời, người thực hiện cũng cần có kinh nghiệm tư vấn cho khách hàng để tạo một kịch bản hiệu quả.
Không xác định rõ mục tiêu và phạm vi
Triển khai chatbot mà không biết rõ nó sẽ giải quyết vấn đề gì, phục vụ ai và trong phạm vi nào. Điều đó làm cho Chatbot trở nên vô dụng, không đáp ứng được nhu cầu thực tế hoặc cố gắng làm quá nhiều việc nhưng không đạt hiệu quả công việc nào.
Thiếu dữ liệu đào tạo (đối với AI-powered Chatbots)
Một sai lầm phổ biến là sử dụng chatbot AI với dữ liệu đào tạo quá ít, không đa dạng hoặc không phù hợp với cách người dùng thực tế đặt câu hỏi. Điều này khiến chatbot không thể hiểu ý định của người dùng, trả lời lạc đề, đưa ra thông tin sai hoặc lặp lại những câu trả lời vô nghĩa. Không có dữ liệu đào tạo khiến chatbot khó phát triển theo thời gian. Cuối cùng, một chatbot “thiếu kiến thức” sẽ khiến người dùng thất vọng và cản trở các lợi ích của công nghệ AI.
Bỏ qua việc thử nghiệm và tối ưu hóa liên tục
Chatbot có thể bị lỗi nếu không được kiểm tra kỹ lưỡng trước khi ra mắt và tối ưu hóa liên tục sau khi ra mắt. Điều này có thể có nghĩa là nó đã trả lời sai hoặc không thể thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc dữ liệu mới. Chatbot sẽ ngày càng kém hiệu quả, lạc hậu và không thể phục vụ người dùng theo thời gian nếu họ bỏ qua các khía cạnh như phân tích bản ghi cuộc trò chuyện, hiểu câu hỏi và chuyển giao cho người thật.