Trong những năm vừa qua, lợi nhuận từ các mặt hàng tiêu dùng gia tăng nhanh chóng. Đó là vì ngành công nghiệp FMCG đã và đang hoạt động vô cùng mạnh mẽ. Vậy FMCG là gì và lý do vì sao ngành nghề này lại có sức ảnh hưởng đến thế? Cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về FMCG là ngành gì qua bài viết sau đây nhé!
FMCG là gì?
FMCG là viết tắt của cụm từ Fast Moving Consumer Goods (Nghành hàng tiêu dùng nhanh). Ngoài ra, FMCG còn có tên gọi khác là CPG, CPG là gì? Hiểu một cách đơn giản, tên gọi đầy đủ của nó là Consumer Packaged Goods hay Ngành hàng tiêu dùng đóng gói.
Nghành hàng này bao gồm tất cả những sản phẩm hàng hóa thiết yếu hằng ngày và có mức tiêu thụ lớn như: Thức ăn, đồ uống, sản phẩm làm đẹp, thực phẩm chức năng..v.v. Thông thường, những loại hàng hóa này thường được sản xuất với số lượng lớn, tuy nhiên lợi nhuận của các mặt hàng tiêu dùng này lại rất nhỏ. Doanh thu từ các công ty đều đến từ việc đây là các sản phẩm thiết yếu nên người tiêu dùng có xu hướng mua lại nhiều lần.
Các loại hình kinh doanh thường thấy của ngành FMCG là gì?
Quản lý an toàn tiêu dùng FMCG
Quản lý an toàn tiêu dùng (Health and Safety Manager) trong ngành hàng FMCG là gì? Hiểu một cách đơn giản, họ là người phụ trách các vấn đề liên quan đến an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Đáp ứng những tiêu chuẩn khắc khe mà doanh nghiệp đó đặt ra cho sản phẩm của mình.
Quản lý hoạt động kinh doanh FMCG
Nhiệm vụ của người quản lý bán hàng là tìm hiểu xu hướng tiêu dùng của thị trường và các khách hàng. Đồng thời, phải biết kiểm soát các hoạt động chi tiêu và phát triển các chiến dịch tăng trưởng. Cuối cùng, người quản lý cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ phân chia các công việc nội bộ cho các hoạt động quản lý kinh doanh hàng tiêu dùng của công ty.
Phân tích nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng của khách hàng
Các công ty FMCG để có thể mang hàng hóa của mình đến tay người tiêu dùng họ phải có một đội ngũ phân tích thị trường. Bộ phận này làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm ra xu hướng mua sắm hiện nay của khách hàng. Từ đó, cải tiến và đưa ra các sản phẩm hàng tiêu dùng của họ ra thị trường. Giúp họ cạnh tranh được với các công ty đối thủ.
Kiểm soát chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng
Những người làm ở bộ phận này cần phải hiểu rõ được cách vận hành của một ngành hàng FMCG là gì. Đặc biệt là những đối tác nằm trong chuỗi cung ứng hàng hóa cho sự vận hành của doanh nghiệp đó. Từ đó, đưa ra hướng phân tích dựa trên chất lượng sản phẩm, giá cả, đối soát chất lượng thành phẩm. Điều này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng chuyên môn tốt. Nhất là khả năng đọc hiểu dữ liệu qua các báo cáo ngành hàng tiêu dùng từ hệ thống phân tích.
Kiểm soát nguồn nhân lực
Mỗi một FMCG company để hoạt động tốt cần phải có sự cân đối nguồn nhân lực trong hoạt động sản xuất. Trọng tâm của công việc này là phân phối đồng đều nhân lực cho hoạt động sản xuất. Đồng thời vẫn phải đảm bảo yếu tố doanh thu cho công ty. Mục tiêu giúp công ty không bị thiếu hụt về nguồn nhân lực, tăng sức cạnh tranh của họ trên thị trường hàng hóa CPG.
Cơ hội nghề nghiệp trong ngành FMCG là gì?
Giám đốc thương hiệu
Để công ty có thể xây dựng hình ảnh gắn liền với thương hiệu sao cho phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu mà doanh nghiệp luôn muốn hướng tới. Giám đốc thương hiệu là một trong những vị trí quan trọng không thể thiếu. Họ sẽ là những người định hướng và tìm ra lối đi đúng đắn cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới. Từ đó, giúp công ty có được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng, mở rộng tệp khách hàng giúp công ty gia tăng doanh số.
Quản lý bán hàng
Quản lý bán hàng hay Giám đốc/ Trưởng phòng kinh doanh là những chức vị phổ biến trong các FMCG company. Nhiệm vụ của họ là quản lý và thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty. Đảm bảo doanh số bán hàng, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ và các loại hình dịch vụ. Tạo ra doanh số bán hàng cao nhất có thể và sự hài lòng của khách hàng đối với cách vận hành của công ty.
Chuyên viên phân tích
Nếu bạn là một người có đầu óc nhạy bén, vị trí chuyên viên phân tích của công ty FMCG chắc chắn sẽ phù hợp với bạn. Tuy nhiên, Những chuyên viên phân tích này cần phải nắm rõ bộ máy vận hành và các hoạt động mua bán, đối tác trong công ty.
Họ sẽ là người cố vấn cho bộ máy vận hành của công ty. Chỉ ra những sai sót, rủi ro trong các phương thức vận hành và các chiến dịch kinh doanh. Từ đó giúp tối ưu hoạt động sản xuất, hiệu quả lao động và doanh thu cho công ty.
Những công ty hàng tiêu dùng FMCG lớn nhất hiện nay
Johnson & Johnson
Nói đến các doanh nghiệp FMCG hàng đầu không thể không kể đến cái tên Johnson & Johnson. Đây là một trong những công ty chuyên sản xuất các sản phẩm dưỡng da, kem đánh răng, hóa chất vệ sinh… Với hơn 250 nhãn hàng hoạt động ở 57 quốc gia khác nhau trên thế giới. Lợi nhuận hằng năm của công ty này ước tính khoảng 65 tỷ đô.
Unilever
Unilever là công ty chuyên cung cấp nhiều mặt hàng tiêu dùng khác nhau như: Đồ ăn, thức uống, thực phẩm cho đến các sản phẩm làm sạch nhà cửa, sản phẩm dưỡng da, tắm gội…v.v. Theo số liệu thống kê năm 2012 thì đây là doanh nghiệp FMCG có tổng doanh thu đứng thứ 3 toàn cầu.
Nestlé
Với hơn 29 nhãn hàng khác nhau, Nestlé hiện đang là công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất thế giới. Với doanh thu hằng năm ước tính đạt trên 1 tỉ đô cùng 447 nhà máy hoạt động bao phủ trên 194 quốc gia trên thế giới. Có thể nói rằng sức ảnh hưởng của Nestlé đối với thị trường hàng tiêu dùng FMCG hiện nay là vô cùng lớn.
Kết
Ngành FMCG là gì và hoạt động của ngành hàng tiêu dùng nhanh này ra sao. Hy vọng rằng qua tất tần tật những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về ngành hàng fmcg là gì. Đây là một trong những ngành có triển vọng và cơ hội phát triển cao trong tương lai. Bằng chứng là đã có rất nhiều công ty lớn nhỏ trong ngành FMCG Vietnam và trên thế giới đang cạnh tranh sôi nổi mỗi ngày.