Hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh dựa trên việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng việc giữ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn sinh lời trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp thì cần xác định được những yếu tố thay đổi trong các sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy mà doanh nghiệp nên sử dụng ma trận Boston để phân tích và chiến lược cho từng danh mục đầu tư của mình.
Khái niệm về ma trận Boston
Ma trận Boston hay còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng giúp cung cấp cho doanh nghiệp một khuôn khổ để phân tích sản phẩm theo tăng trưởng và thị phần được tạo bởi Boston Consulting Group. Từ năm 1968 ma trận đã được sử dụng trong các công ty để giúp hiểu chính xác hơn về những sản phẩm nào tốt nhất giúp họ tận dụng cơ hội tăng trưởng thị phần.
Cách thiết lập ma trận Boston
Để có thể thiết lập ma trận Boston trước tiên, bạn sẽ cần tốc độ tăng trưởng và dữ liệu về thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sau đó kiểm tra sự tăng trưởng của thị trường, bạn cần phải so sánh theo hướng khách quan với đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình và nghĩ về tăng trưởng trong ba năm tới. Nhưng nếu thị trường của bạn cực kỳ bị phân mảnh, bạn có thể sử dụng thị phần tuyệt đối để đo lường.
Sau đó, bạn có thể tiến hành lên khung ban đầu cho ma trận Boston. Biểu đồ ma trận Boston, được thiết kế thị phần được hiển thị trên đường ngang (thấp bên trái, bên phải cao) và thể hiện tốc độ tăng trưởng dọc theo đường thẳng đứng (đáy thấp, đỉnh cao).
Dựa trên một phân tích về tăng trưởng thị trường và thị phần tương đối ma trận Boston được chia thành 4 phần, như thể hiện trong sơ đồ dưới đây.
- Ngôi sao: Đây là đại diện cho những sản phẩm có thể cạnh tranh tốt trên thị trường, vốn có những đối thủ cạnh tranh mạnh khác. Thông thường các sản phẩm thuộc góc phần tư này cần nguồn đầu tư khủng để duy trì tốc độ tăng trưởng của nó.
Chỉ khi tốc độ tăng trưởng của sản phẩm suy giảm, sản phẩm sẽ trở thành bò sữa nếu nó vẫn duy trì lượng thị phần lớn trên thị trường.
- Bò sữa: Đây là đại diện cho những sản phẩm có tốc độ tăng trưởng thấp, nhưng vẫn chiếm thị phần lớn trên thị trường. Ở góc phần tư này, đây là sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng, nên khách hàng chỉ cần khoản đầu tư vừa đủ để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Vì vậy doanh nghiệp cần phải duy trì chỗ đứng của sản phẩm thuộc khu vực này, mang đến lợi nhuận tốt để có tiền đầu tư cho các ngôi sao.
- Dấu hỏi: Đây là đại diện cho những sản phẩm nằm ở thị trường có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng lại chỉ chiếm thị phần hạn hẹp. Sản phẩm này cũng có thể mang đến tiềm năng trong tương lai, nhưng lại cần đến một khoản đầu tư tương đối để cạnh tranh với những đối thủ mạnh ngoài kia.
Vì vậy nên đầu tư mạnh vào sản phẩm, hay lặng lẽ rút lui để bảo toàn nguồn vốn, một câu hỏi lớn đối với những danh mục nằm trong góc phần tư này.
- Chó (hay còn gọi là chó mực trong một số tài liệu): Đây là đại diện cho những loại sản phẩm rơi vào thị trường kém hấp dẫn, có thị phần thấp trong các thị trường đó. Thông thường với những sản phẩm này, doanh nghiệp hiếm khi đầu tư tiền bạc vào chúng. Nếu đầu tư thì họ chỉ cố gắng thu hồi đủ vốn để kịp thời rút lui.
Dựa vào ma trận Boston việc phân loại các danh mục sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp của bạn nắm bắt được vòng đời của các sản phẩm, phân bổ và cân bằng vốn đầu tư sao cho hợp lý.
Ý nghĩa của ma trận Boston
- Ma trận như một công cụ giúp hữu hiệu trong việc quyết định phân bổ nguồn đầu tư sao cho hợp lý.
- Ma trận như một lát cắt nhỏ cho bức tranh tổng quan về vấn đề của hiện tại.
- Mặc dù vậy ma trận BCG ít có giá trị dự báo cho tương lai.
- Đặc điểm nổi bật là không quan tâm tới các khía cạnh liên quan tới môi trường bên ngoài.
- Lưu ý là có thể sẽ có những sai sót dựa trên những giả định được đề ra từ ma trận.
Những lưu ý khi sử dụng ma trận Boston
- Mặc dù vậy Market Growth cũng có thể là thước đo không đầy đủ về tính hấp dẫn của thị trường.
- Thước đo về khả năng tạo ra tiền của sản phẩm là Market share
- Doanh nghiệp chỉ tập trung vào Market Growth và Market share sẽ làm cho doanh nghiệp lãng quên những yếu tố khác giúp tác động tới sự phát triển bền vững của sản phẩm.
- Lưu ý rằng vòng đời của các danh mục sản phẩm có thể không giống nhau và quy về một chuẩn nhất định.
Kết luận
Ma trận Boston trong marketing và quản trị chiến lược, giúp doanh nghiệp xác định cần phải tập trung nguồn lực phát triển vào đâu. Đầu tư và phát triển những sản phẩm thuộc nhóm “ngôi sao” và “dấu hỏi” sẽ làm tăng thị phần nhanh chóng tại một số ngành hàng. Còn đầu tư vào những sản phẩm thuộc nhóm “bò sữa”, nhà quản lý doanh nghiệp cần lưu ý đến việc làm mới sản phẩm cung cấp thông qua việc hiện đại hóa và nâng cấp nhằm đảm bảo tốc độ tăng trưởng của sản phẩm này.
Thông qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về ma trận Boston và có thể áp dụng được hiệu quả vào chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp mình.