Trong mỗi dự án phần mềm thì mô hình phát triển phần mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng hướng đi và toàn bộ chất lượng đầu ra của phần mềm. Tùy theo từng đặc thù dự án mà các công ty thiết kế phần mềm sẽ lựa chọn một mô hình phát triển khác nhau. Vậy mô hình phát triển phần mềm là gì? Và cách thức hoạt động của mô hình phát triển phần mềm là như thế nào? Cùng CIT tìm hiểu nhé!
1. Mô hình phát triển phần mềm theo yêu cầu là gì?
Mô hình phát triển phần mềm là một hệ thống các quy trình khuôn khổ được sử dụng để quản lý và triển khai dự án. Nó bao gồm các bước cụ thể như phân tích yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm nghiệm, triển khai và bảo trì. Các bước này đều có những hoạt động và sản phẩm đầu ra khác nhau để đảm bảo phần mềm phát triển thành công và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Có nhiều loại mô hình phát triển phần mềm khác nhau, hiện nay trên trường chủ yếu là mô hình thác nước (Waterfall), mô hình xoắn ốc (Spiral), Mô hình linh hoạt (Agile),… tùy vào tình hình thực tế và nhu cầu của dự án mà các công ty thiết kế ứng dụng sẽ lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với doanh nghiệp.
Mục đích của những mô hình phát triển thiết kế phần mềm theo yêu cầu là tạo ra những sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian cho các công ty thiết kế phần mềm và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2. Những lợi ích mô hình phát triển phần mềm mang lại
2.1 Tổ chức và quản lý
Tạo ra một khuôn khổ cụ thể để tổ chức và quản lý quá trình phát triển của phần mềm. Mô hình phát triển phần mềm định ra rõ ràng các bước, các hoạt động cần thiết để hoàn thành dự án. Nhờ đó các thành viên trong công ty thiết kế app hiểu rõ công việc của mình, phân công công việc cụ thể, rõ ràng và phối hợp hiệu quả với nhau.
2.2 Đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp
Mô hình phát triển phần mềm được xây dựng dựa trên các yêu cầu của doanh nghiệp, điều này giúp đảm bảo quá trình phát triển phần mềm đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng. Đồng thời việc xác định rõ ràng ngay từ đầu cũng giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức.
2.3 Kiểm soát rủi ro
Mô hình phát triển phần mềm bao gồm các bước kiểm tra và đánh giá tiến độ, giúp doanh nghiệp nhận biết và quản lý các rủi ro trong quá trình phát triển phần mềm. Tránh xảy ra các sai sót không mong muốn và đảm bảo phần mềm được triển khai ổn định và hiệu quả.
2.4 Đảm bảo chất lượng
Các mô hình thường bao gồm các bước kiểm thử và đảm bảo chất lượng giúp công ty dễ dàng phát hiện và sửa chữa lỗi ngay từ khi chúng mới xuất hiện, đảm bảo sản phẩm cuối cùng có chất lượng tốt và phù hợp với mục đích của khách hàng.
>> Xem Thêm: Những điều bạn cần biết khi thuê viết phần mềm theo yêu cầu.
3. Các loại mô hình phát triển phần mềm phổ biến hiện nay
3.1 Mô hình thác nước (Waterfall)
Mô hình thác nước là phương pháp đầu tiên để tiếp cận phát triển phần mềm. Đây được xem là một trong những phương pháp lâu đời và có cố trúc cổ điển nhất.
Mô hình thác nước áp dụng theo trình tự các giai đoạn phát triển phần mềm, giai đoạn sau sẽ phụ thuộc vào toàn bộ thông tin và kết quả của giai đoạn trước. Mỗi giai đoạn đều được xác định rõ ràng, chính xác với cột mốc cụ thể. Loại bỏ hoàn toàn sự chồng chéo giữa các giai đoạn. Và quy trình này không thể quay ngược lại về giai đoạn trước đó.
Vì vậy, mô hình thác nước còn có tên gọi khác là mô hình vòng đời trình tự tuyến tính.
Về ưu điểm:
- Thích hợp với các dự án nhỏ có yêu cầu đơn giản, có kế hoạch cụ thể và tính ổn định ngay từ đầu
- Cấu trúc rõ ràng, dễ dàng quản lý và đảm bảo các bước tiến cụ thể
- Dễ sử dụng và dễ hiểu
Về nhược điểm:
- Chưa phải mô hình lý tưởng cho các dự án có quy mô lớn
- Chỉ thích hợp cho những dự án có yêu cầu rõ ràng ngay từ đầu, nếu không đây sẽ là một phương pháp kém hiệu quả
- Khó có khả năng thay đổi sau khi một giai đoạn đã hoàn thành
- Việc thay đổi sau khi hoàn thành có thể tốn kém về thời gian, chi phí và chất lượng phần mềm
3.2 V-Model (Mô hình chữ V)
Là một mô hình được mở rộng từ mô hình thác nước, được sử dụng khá phổ biến tại các công ty sản xuất phần mềm. Khi áp dụng mô hình V-Moden, các bài kiểm tra và kiểm thử tiến hành đồng thời và song song nhau với từng giai đoạn phát triển. Mô hình này tạo mối liên kết mạnh mẽ giữa giai đoạn phát triển và kiểm thử, thích hợp cho các dự án có tính chính xác và độ tin cậy cao.
Điều này đảm bảo rằng các bước phát triển có các bài kiểm tra tương ứng, giúp đảm bảo việc kiểm thử diễn ra ngay từ đầu và tìm được các lỗi sai từ sớm để khắc phục. Muốn áp dụng được mô hình này thì yêu cầu phần mềm phải xác định rõ ràng, công nghệ cũng như công cụ phần mềm cần tìm hiểu kỹ.
Về ưu điểm:
- Thích hợp cho các dự án đòi hỏi tính chính xác cao
- Cho phép sớm phát hiện lỗi trong quá trình phát triển dự án
- Đơn giản và dễ dàng sử dụng
- Hoạt động tốt ở những dự án có quy mô vừa và nhỏ
- Mang lại cơ hội thành công cao hơn mô hình thác nước
Về nhược điểm:
- Không phù hợp cho các dự án lớn và mang tính phức tạp
- Không phù hợp nếu có các yêu cầu thường xuyên thay đổi
- Việc điều chỉnh vẫn khá khó khăn, mất nhiều thời gian và tốn kém
- Vẫn có tính rủi ro cao
3.3 Mô hình xoắn ốc (Spiral model)
Là một trong những mô hình linh hoạt nhất được lấy ý tưởng từ mô hình Waterfall và Agile. Mô hình này sẽ trải qua những giai đoạn vòng lặp theo tuần tự đến khi hoàn thành dự án. Ở mỗi vòng lặp, sản phẩm phần mềm được phát triển, kiểm nghiệm, đánh giá và các yêu cầu mới được thêm vào hoặc sửa đổi.
Mô hình này thường được sử dụng để phân tích rủi ro dự án, đánh giá tiến độ của giai đoạn và từng bước cải thiện phần mềm. Mô hình xoắn ốc thích hợp cho các dự án có quy mô lớn. Ngoài ra khách hàng được trực tiếp tham gia vào các giai đoạn và hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro ở từng bước phát triển.
Về ưu điểm:
- Thường được sử dụng để phát triển những dự án có quy mô lớn, phức tạp và có yêu cầu thay đổi thường xuyên
- Khách hàng có thể trực tiếp tham gia vào từng giai đoạn để hiểu rõ hơn về sản phẩm
- Phân tích được rủi ro cao, tránh được các rủi ro tăng cường
- Dự đoán về thời hạn hoàn thành và chi phí sát với thực tế
- Linh hoạt trong vấn đề cập nhật hoặc thay đổi phần mềm theo yêu cầu
Về nhược điểm:
- Mô hình không phù hợp với các dự án nhỏ và phạm vi hạn chế
- Quy trình phức tạp
- Mức chi phí cao, tốn kém
- Yêu cầu có chuyên môn cao, có khả năng quản lý tốt các dự án
3.4 Mô Hình Agile
Là mô hình linh hoạt được phát triển phần mềm dựa trên sự lặp đi lặp lại, giao tiếp chuyên sâu và phản hồi của khách hàng. Mô hình Agile có thể sử dụng với bất kỳ dự án nào, nhưng cần sự tương tác của khách hàng.
Ở mô hình này sẽ tạo ra các bản phát hành liên tục, các giai đoạn trong mô hình được chia thành các bước lặp nhỏ và phát triển hơn so với bản trước. Mỗi lần phát hành, sản phẩm đều được kiểm thử và đánh giá chi tiết.
Đây được xem là mô hình mang lại hiệu quả nhất vì nó thích hợp cho tất cả các dự án, kể cả những dự án có tính chất linh hoạt hoặc yêu cầu thay đổi liên tục, cho phép các tính năng quan trọng được triển khai trước và tạo ra giá trị ngay từ đầu.
Về ưu điểm:
- Bất kỳ dự án nào cũng có thể sử dụng mô hình này
- Có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng, thu thập những ý kiến phản hồi của khách hàng trong suốt dự án để cải thiện chất lượng sản phẩm
- Dễ dàng thay đổi các tính năng trong dự án
- Tiết kiệm thời gian phát triển
- Mang lại hiệu quả cao và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp
Về nhược điểm:
- Đòi hỏi sự tương tác giữa khách hàng và công ty phát triển phần mềm
- Phụ thuộc nhiều vào ý kiến người dùng có thể gây ra sự thay đổi quan trọng trong các giai đoạn phát triển
- Cần tìm người có kỹ năng chuyên môn cao
4. Cách lựa chọn mô hình phù hợp với doanh nghiệp của bạn
Rất khó để doanh nghiệp có thể thiết kế phần mềm ứng dụng phù hợp với mô hình kinh doanh cũng như bộ máy tổ chức của họ. Doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về mức độ phức tạp của dự án, xác định được thời gian, chi phí, mục tiêu dự án cũng như chuẩn bị sẵn những phương án giảm thiểu rủi ro.
Không chỉ vậy, doanh nghiệp nên có hiểu biết nhất định về các mô hình phát triển phần mềm. để có thể nắm rõ mức độ phổ biến và những ưu, nhược điểm của từng mô hình. Từ đó cân nhắc đưa ra loại mô hình phù hợp cho doanh nghiệp.
Mô hình phát triển phần mềm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để lựa chọn được mô hình phù hợp, hãy liên hệ ngay với CIT Group qua hotline 0922 272 868 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn và báo giá sớm nhất có thể!
>> Xem thêm: phần mềm quản lý giao hàng nhanh