Phần mềm ứng dụng là một thuật ngữ không còn xa lạ với những người quan tâm đến công nghệ. Mọi người sẽ bắt gặp phần mềm rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong quá trình học tập, làm việc. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ phần mềm ứng dụng là gì? Nó có lợi ích như nào trong cuộc sống? Chi phí thiết kế cho một phần mềm là bao nhiêu? Ở bài viết này, cùng CIT tìm hiểu nhé.
I. Phần mềm ứng dụng là gì?
Phần mềm ứng dụng hay còn được gọi là phần mềm tiện ích (Application Software) là loại ứng dụng được thiết kế đa dạng và phong phú trên các nền tảng thông minh như điện thoại di động hay máy tính.
Mỗi ứng dụng được thiết kế với những điểm riêng biệt, tùy thuộc vào nhu cầu và mong muốn của người dùng, từ đó tạo ra nhiều loại công cụ phù hợp, bao gồm các chương trình với nhiều chức năng như: giáo dục, giải trí, kinh doanh,…
Những ứng dụng này được xây dựng để chạy trên các hệ điều hành và hệ điều hành sẽ quản lí chúng linh hoạt để đảm bảo ổn định trên hệ thống và thường được thiết kế đơn giản để người dùng dễ dàng sử dụng.
Hầu hết các phần mềm đều có hoạt động riêng biệt, mỗi phần mềm sẽ tạo ra một chương trình khác nhau. Phần mềm ứng dụng không liên quan đến hoạt động của máy tính nên máy tính vẫn chạy bình thường khi không có phần mềm ứng dụng.
Có 5 điểm mạnh mà người dùng cảm thấy hài lòng khi sử dụng ứng dụng này:
- Hỗ trợ quản lý truyền thông mạng xã hội
- Tạo ra nhiều ứng dụng hoạt động và hỗ trợ chỉnh sửa
- Điều hướng việc sử dụng internet
- Tạo mới danh mục trong cơ sở dữ liệu
- Cài đặt hoạt động của thiết bị
II. Chức năng của phần mềm ứng dụng
Tùy vào từng mục đích sử dung, các phần mềm ứng dụng sẽ có các chức năng khác nhau. Tuy nhiên sẽ có một vài chức năng chung của phần mềm như sau:
- Quản lý tin nhắn, email, âm thanh và video: Bao gồm việc gửi, nhận và quản lý các loại tin nhắn, thông báo, tài liệu âm thanh và video thông qua giao diện của người dùng một cách thuận tiện và hiệu quả
- Quản lý tài liệu, thông tin dữ liệu: Cho phép người dùng tổ chức và quản lý các tài liệu, các thông tin dữ liệu một cách có hệ thống. Giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập thông tin
- Quản lý quan hệ khách hàng CRM: Cung cấp các công cụ để quản lý các thông tin liên quan đến khách hàng như thông tin liên hệ, quá trình giao dịch và tương tác với khách hàng để cải thiện mối quan hệ giữa khách hàng
- Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp ERP: Là tính năng hỗ trợ người dùng quản lý và lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp như quản lý vật tư, tồn kho, tài chính và quy trình sản xuất
- Quản lý quy trình: Được sử dụng để tối ưu hóa và quản lý quy trình làm việc trong tổ chức, giúp gia tăng hiệu suất và đảm bảo tuân thủ quy trình
- Quản lý nhân sự: Hỗ trợ quản lý thông tin nhân viên như thông tin cá nhân, bảng công, chấm lương, lịch làm việc hay các hoạt động nhân sự liên quan khác
- Quản lý dự án: Cung cấp các công cụ để hỗ trợ thiết kế, theo dõi và quản lý tiến độ, tài nguyên, nhân lực cũng như các hoạt động khác liên quan đến dự án
- Hỗ trợ kế toán, tài chính và quản lý tiền lương nhân sự: Cung cấp các tính năng trong việc quản lý tài chính, kế toán và tính toán tiền lương nhân sự trong tổ chức
- Phát triển hình ảnh và video thuyết trình: Cung cấp các công cụ để tạo, chỉnh sửa và trình bày hình ảnh, video một cách chuyên nghiệp cho các buổi thuyết trình
- Phần mềm giáo dục, quản lý học tập và hệ thống e-learning: Hỗ trợ cung cấp các ứng dụng hỗ trợ trong học tập trực tuyến và quản lý nội dung giáo dục
- Ứng dụng chăm sóc sức khỏe: Bao gồm các tính năng và công cụ trong quản lý thông tin sức khỏe, theo dõi lịch trình y tế, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cá nhân
III. Vai trò của phần mềm ứng dụng
Phần mềm ứng dụng đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển công nghệ thông tin và truyền thông cho doanh nghiệp, phải kể đến các vai trò sau:
- Đưa ra các giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp: Cung cấp các giải pháp và công cụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp như quản lý tổ chức, bán hàng, ….
- Nâng cao trải nghiệm của người dùng
- Tăng hiệu suất và hiệu quả làm việc
- Hỗ trợ truyền thông marketing và giao tiếp trực tuyến qua nhiều cổng thông tin
- Phân tích và xử lý dữ liệu số liệu lớn
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất
Một số ví dụ về phần mềm ứng dụng hiện nay
- Phần mềm trình duyệt web: Một số trình duyệt phổ biến hiện nay là Google Chrome, Cốc Cốc, Firefox, Safari, Microsoft Edge,… và nhiều trình duyệt khác. Đóng vai trò quan trọng trong việc truy cập và tương tác nội dung trên internet
- Phần mềm dịch vụ trực tuyến: Grap, Shopee, Lazada, Be,… cung cấp dịch vụ online như giao đồ ăn, mua sắm và giao hàng,… phục vụ nhu cầu của người dùng trong cuộc sống hàng ngày
- Phần mềm sáng tạo chỉnh sửa: Adobe Photoshop, Canva,… cung câp các phần mềm sáng tạo và chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp, giúp người dùng tạo ra các sản phẩm độc đáo và chất lượng
- Các công cụ giao tiếp trực tuyến: Google Meet, Zoom, Messenger,… cung cấp các ứng dụng giao tiếp trực tuyến thông qua âm thanh, hình ảnh, video, tin nhắn,… giúp người dùng trao đổi và tương tác với nhau thông qua internet
>> Xem Thêm: Những điều bạn cần biết khi thuê viết phần mềm theo yêu cầu.
IV. Phân loại phần mềm ứng dụng
1. Phần mềm ứng dụng trên máy tính
Là những phần mềm trực tiếp được cài đặt trên máy tính của mỗi cá nhân. Đặc điểm đáng chú ý của phần mềm này chính là khả năng hoạt động với hiệu suất mạnh mẽ. Chúng tận dụng vào dung lượng bộ nhớ trên máy tính và thực hiện một vài chương trình cài đặt sẵn thông qua vài thao tác cơ bản.
Tuy nhiên, các ứng dụng trên máy tính có 3 điểm khác biệt:
- Cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu trên máy tính như tệp văn bản, hình ảnh,… hay các tài liệu quan trọng khác
- Ghi nhớ đồ họa: Các ứng dụng trên máy tính có khả năng tạo và chỉnh sửa đồ họa, cho phép người dùng tạo ra các hình ảnh và các nội dung khác theo ý muốn
- Tạo dữ liệu đầu ra dựa trên các con số trước đó: Các phần mềm trên máy tính có khả năng xử lý dữ liệu và tạo dữ liệu đầu ra dựa trên các thông tin đã có, từ việc tính toán số liệu, tạo video, âm thanh
Vì vậy các ứng dụng thường chạy các chương trình như xử lý văn bản, phát nhạc, phát video
2. Phần mềm ứng dụng trên website
Các phần mềm hiện nay đã trải qua nhiều sự thay đổi để người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng, đáp ứng nhu cầu của con người.
Hiện nay các phần mềm đã cho phép truy cập và sử dụng trực tiếp thông qua các website, nhờ vậy mà người dùng không cần download các công cụ về máy tính của mình. Thậm chí có những công cụ chỉ tồn tại dưới dạng web mà không cần cài đặt trên máy tính.
Đây được xem là một bước tiến hoàn hảo, giúp giảm thiểu tình trạng máy tính bị virus xâm nhập phá hủy máy. Ngoài ra mục đích thay đổi này còn giúp người dùng dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có kết nối mạng.
Các dữ liệu được lưu trữ và đồng bộ trên đám mây, giúp thông tin được cập nhật tự động và hạn chế việc mất an toàn về dữ liệu
3. Bộ ứng dụng
Là một bộ phần mềm gồm các sản phẩm độc lập khác nhau được thiết kế nhằm giải quyết các vấn đề trong doanh nghiệp một cách toàn diện và hiệu quả hơn.
Ưu diểm của bộ ứng dụng này chính là khả năng hoạt động tối ưu hơn so với ứng dụng hoạt động riêng lẻ. Hơn nữa việc sử dụng phần mềm này thường tiết kiệm chi phí hơn so với việc mua từng ứng dụng cá nhân từ các nhà cung cấp khác nhau
Hầu hết các ứng dụng trong bộ sưu tập này đều được phát triển dựa trên các chủ đề được thiết lập từ trước và tương tác với một phần của hệ thống trong doanh nghiệp. Nhờ đó doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu, quản lý nhân sự hay nắm thông tin hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các phần mềm phổ biến trong bộ ứng dụng này bao gồm:
- Ứng dụng quản lý quan hệ khách hàng và nhân sự CRM
- Phần mềm quản lý nhân sự Code HRM
- Phần mềm Core Payroll hỗ trợ tính lương
- Phần mềm tính toán số ngày công CoreHRM Attendance
Ngoài ra các doanh nghiệp còn hường sử dụng các phần mềm ứng dụng văn phòng đơn giản của Microsoft Office như Microsoft Word, Excel, PowerPoint, PDF…
Đối với máy tính của Apple sẽ có công cụ hỗ trợ riêng như Pages, Sheets và Keynote.
Bên cạnh đó còn có các phần mềm khác hỗ trợ mở rộng khác nhau để bảo vệ an toàn cho thiết bị cũng như hệ thống an ninh của doanh nghiệp như phần mềm diệt virus, hỗ trợ tải video, ảnh,…
V. Chi phí phát triển phần mềm phụ thuộc vào yếu tố nào?
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí phát triển phần mềm. Có thể kể đến một vài yếu tố như:
- Chức năng, nhu cầu và mục đích sử dụng phần mềm
- Khả năng tương thích với các thiết bị được hỗ trợ
- Yêu cầu tích hợp phần mềm của bên thứ 3
- Các loại ứng dụng mobile app
- Phát triển back-end
- Bảo trì và hỗ trợ
>> Xem thêm: Phần mềm quản lý vận tải
CIT – Doanh nghiệp chuyên thiết kế phần mềm chất lượng, uy tín hàng đầu tại Đồng Nai
Hy vọng với bài viết trên đây, các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan phần nào về phần mềm ứng dụng của máy tính. Còn bất cứ câu hỏi hay có nhu cầu thiết kế phần mềm, vui lòng liên hệ với đội ngũ nhân viên CIT qua hotline 0922 272 868 để được hỗ trợ và báo giá sớm nhất có thể.