Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Phân tích SWOT là gì? Mô hình kinh điển trong giới doanh nghiệp

Sếp tôi thường nói “Thay đổi chính là đỉnh cao của sự định” thực ra trước đây tôi cũng ko hiểu câu nói này lắm, nhưng từ khi đại dịch Covid bùng từ năm 2019 tôi mới cảm nhận sâu sắc điều này. riêng trong năm 2020 có 101 nghìn doanh nghiệp phá sản “ngừng cuộc chơi” đồng thời cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp mới mọc lên.

Có một vài điểm chung của những doanh nghiệp vẫn đang tồn tại sống sót trong suốt thời gian đại dịch tới nay đó chính là họ biết tận dụng điểm mạnh của doanh nghiệp, cải thiện hạn chế các điểm yếu. Có những thay đổi đúng đắn hiệu quả trong chiến lươc marketing của doanh nghiệp, để có những thay đổi đúng đắn trên các doanh nghiệp cần phải thực hiện phân tích SWOT. liên tục và kịp thời.

Còn doanh nghiệp của bạn thì sao, đã có những chiến lược kế hoạch đúng đắn cho các bước đi tiếp theo chưa. Nếu chưa có hoặc chưa biết bắt đầu từ đâu thì đây chính là chiếc “Phao cứu sinh” đúng thời điểm cho bạn rồi đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Mô hình ma trận Swot, hay còn gọi tắt là Phân tích Swot la gì nhé.

SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – thường gọi là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp Việt Nam cũng như giới doanh nghiệp trên thế giới.

Mô hình SWOT là mô hình (hay ma trận) là mô hình phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và đưa ra hướng giải quyết tuỳ vào từng thời điểm. Mô hình SWOT là mô hình phân tích duy nhất đi theo doanh nghiệp suốt quá trình hoạt động. SWOT không phải là mô hình áp dụng 1 lần, nó là mô hình mà doanh nghiệp cần phân tích lặp đi lặp lại trong suốt vòng đời của minh.

Mục đích của việc phân tích SWOT này là biết được điểm manh, điểm yếu, cũng như cơ hội và thách thức của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và có phương án kế hoạch kinh doanh đúng đắn nhất.

Mô hình phân tích SWOT có thể áp dụng nhiều mặt, nhiều khía cạch, áp dụng cho nhiều nhóm đối tượng không đơn thuần là cho doanh nghiệp. như chúng ta có mô hình phân tích SWOT cho cá nhân, Phân tích SWOT cho doanh nghiệp.

Nói tóm gọn, phân tích SWOT doanh nghiệp bao gồm những khía cạnh như sau:

Thế mạnh:

  • Trình độ chuyên môn
  • Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác
  • Có nền tảng giáo dục tốt
  • Có mối quan hệ rộng và vững chắc
  • Có trách nhiệm, sự tận tâm và niềm đam mê công việc
  • Có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc

Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.

  • Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cực.
  • Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiệm không thích hợp.
  • Thiếu sự đào tạo chính quy, bài bản.
  • Hạn chế về các mối quan hệ.
  • Thiếu sự định hướng hay chưa có mục tiêu rõ ràng.
  • Kỹ năng nghề nghiệp chưa cao.

Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.

  • Các xu hướng triển vọng.
  • Nền kinh tế phát triển bùng nổ.
  • Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.
  • Một dự án đầy hứa hẹn được giao phó.
  • Học hỏi được những kỹ năng hay kinh nghiệm mới.
  • Sự xuất hiện của công nghệ mới.
  • Những chính sách mới được áp dụng.

Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.

  • Sự cơ cấu và tổ chức lại ngành nghề.
  • Những áp lực khi thị trường biến động.
  • Một số kỹ năng trở nên lỗi thời.
  • Bạn không sẵn sàng với phát triển của công nghệ.
  • Sự cạnh tranh gay gắt, với công ty cũng như với cá nhân.
  • cần nâng cao hiệu quả công ty

Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?

Phân tích SWOT (hay mô hình SWOT) là kỹ thuật chiến lược được sử dụng để giúp cá nhân hay tổ chức xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong cạnh tranh thương trường cũng như trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch cho dự án. Doanh nghiệp có thể dùng phân tích SWOT làm rõ mục tiêu đầu tư và xác định những yếu tố khách quan – chủ quan có thể ảnh hưởng đến quá trình đạt được mục tiêu đó.

Xác định rõ ràng bức tranh SWOT danh nghiệp của bạn thời điểm hiện tại là điểu kiện tiên quyết để lãnh đạo công ty có những bước đi chiến lược đúng đắn giúp danh nghiệp phát triển bền vững, trường tồn cùng thời gian.

Dưới đây là một số trường hợp cụ thẻ ứng dụng phân tích SWOT:

  • Lập kế hoạch chiến lược
  • Brainstorm ý tưởng
  • Đưa ra quyết định
  • Phát triển thế mạnh
  • Loại bỏ hoặc hạn chế điểm yếu
  • Giải quyết vấn đề cá nhân như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính …

Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT

Phương pháp phân tích ma trận SWOT hiện đang được rất nhiều doanh nghiệp vận dụng và phát triển bởi tính hiệu quả mà nó mang lại

Cố vấn quản lý người Mỹ Albert Humphrey

Trong khi đang làm dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, ông Albert Humphrey đã phát triển công cụ phân tích để đánh giá kế hoạch chiến lược và đặt tên cho kỹ thuật phân tích dữ liệu này là SOFT, từng chữ cái được ứng với ý nghĩa sau:

? S = Satisfactory, điểm hài lòng ở thời điểm hiện tại
? O = Opportunities, cơ hội có thể khai thác trong tương lai
? F = Faults, sai lầm ở thời điểm hiện tại
? T = Threats, thách thức có thể gặp phải trong tương lai

Tại sao phải sử dụng mô hình SWOT?

Phân tích mô hình SWOT trong mọi ngành nghề kinh doanh giúp cơ sở hay doanh nghiệp hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức đang chuẩn bị đối mặt.

Khi doanh nghiệp thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng để phân tích SWOT, từ đó họ sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu từ các phòng ban hoặc từ các đối tác cung ứng nguyên vật liệu và các đại lý cung ứng sản phẩm doanh nghiệp bạn.

Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOT

xay-dung-mo-hinh-swot
Các bước xây dựng mô hình SWOT hiệu quả

Strength – Điểm mạnh

Yếu tố đầu tiên quan trọng nhất trong mô hình Swot phải kể đến là Strength, có nghĩa là điểm mạnh của doanh nghiệp. Đây chính là lợi thế của doanh nghiệp, dự án, sản phẩm… với những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà doanh nghiệp sử dụng để cạnh tranh trực tiếp với đối thủ. Điểm mạnh là yếu tố cực cần thiết mà doanh nghiệp cần tập trung phát huy để làm nổi bật như tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo nên những ý tưởng độc đáo, củng cố bộ nhân lực, điều hành bộ máy lãnh đạo xuất sắc.

Đây là yếu tố thể hiện những điều doanh nghiệp bạn đang làm tốt. Để mở rộng thế mạnh của doanh nghiệp, bạn cần chú ý trả lời được các câu hỏi sau đây:

  • Khách hàng yêu thích điều gì ở doanh nghiệp?
  • Công ty của bạn có lợi thế nổi bật hơn các công ty đối thủ ở điểm nào?
  • Đặc điểm thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp bạn đang có ý định triển khai là gì?
  • Tài nguyên mà chỉ doanh nghiệp bạn sở hữu là gì?

Sau khi trả lời được các câu hỏi trên, sẽ giúp doanh nghiệp bạn có được cái nhìn tổng thể để cân nhắc phát triển những mặt lợi thế từ góc nhìn của khách hàng. Trong quá trình đó còn giúp tìm ra thêm được những điểm mạnh từ những thách thức khó khăn.

phan-tich-mo-hinh-swot-1
Bạn biết gì về Strength và Weakness?

Weakness – Điểm yếu

Bạn không nên ngủ quên trong chiến thắng mà cần phải tự bản thân tìm ra những điểm thiếu sót để thay đổi, củng cố bản thân trở nên hoàn chỉnh hơn. Nhiều doanh nghiệp hoạt động không thể có được kết quả như mong đợi, đó có thể do sự cản trở của những điểm yếu.

CIT Group liệt kê là danh sách bạn cần phải trả lời để làm rõ điểm yếu của doanh nghiệp:

  • Khách hàng bạn không thích gì về doanh nghiệp của bạn?
  • Review không tốt mà khách hàng đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
  • Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn giao dịch sản phẩm doanh nghiệp bạn?
  • Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
  • Những thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
  • Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?

Cách tốt nhất là bạn cần đánh giá một cách chung thực nhất để nhìn thấy những mặt yếu kém so với đối thủ. Đây chính là lúc lý trí của bạn phải lên tiếng phân định rõ ràng khách quan

Opportunity – Cơ hội

Yếu tố thứ 3 trong ma trận phân tích SWOT của công ty là Opportunity – Cơ hội. Đội ngũ Marketing cần tạo được lượng khách hàng tiềm năng để sáng tạo phát triển những ý tưởng của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đến từ:

  • Chuyên dịch từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online
  • Thay đổi trong chính sách liên quan đến lĩnh vực của bạn
  • Áp dụng công nghệ kỹ 4.0 và kỹ thuật hiện đại vào kinh doanh và sản xuất
  • Dựa vào tình hình thị trường để phát triển ngành hàng tối ưu nhất
  • Xu hướng tâm lý của khách hàng mới, đặc biệt là giới trẻ

Xem qua một số câu hỏi gợi ý bao gồm:

  • Làm thế nào để có thể hỗ trợ khách hàng tiềm năng tốt nhất?
  • Những kiểu truyền thông nào sẽ thúc đẩy chuyển đổi khách hàng?
  • Làm thế nào để tìm kiếm nhiều hơn nữa những Guru trong ngành ủng hộ thương hiệu?
  • Phương pháp tối ưu quy trình làm việc hiệu quả hơn?
  • Tài nguyên nào khác mà doanh nghiệp chưa tận dụng hết mức hay không?
  • Doanh nghiệp chưa khai thác kênh quảng cáo tiềm năng nào nữa hay không?

Mẹo nhỏ

Giải pháp tốt nhất là nhìn vào thế mạnh tiềm năng có thể giúp bạn mở ra những cơ hội phát triển mới. Ngoài ra, xem xét những điểm yếu và khắc phục những hạn chế để tạo ra cơ hội mới

huong-dan-phan-tich-mo-hinh-swot-2
Cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển và hạn chế những rủi ro

Threat – Rủi ro

Yếu tố cuối cùng rất quan trọng trong bảng phân tích SWOT doanh nghiệp là Threat – Thách thức, Rủi ro, chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.

Threats – Rủi ro trong SWOT

Rủi ro này bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới, thay đổi về luật pháp, rủi ro tài chính và những mặt khó khăn có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.

Mẹo

Khi đánh giá cơ hội và thách thức trong bảng phân tích swot, hãy sử dụng Phân tích PEST – Phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh dựa trên Chính trị (P), Kinh tế (E), Xã hội (S), Công nghệ (T) – để không bỏ qua những yếu tố bên ngoài.

Hướng dẫn phân tích chiến lược SWOT A – Z

xay-dung-mo-hinh-swot-1
Thực hiện triển khai chiến lược xây dựng SWOT

Phân tích Swot doanh nghiệp được trình bày theo dạng bảng tương ứng với các yếu tố như điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Để xây dựng chiến lược swot hiệu quả, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn phân tích swot dưới đây

Bước 1: Tạo lập ma trận SWOT

Để việc phân tích đánh giá có cái nhìn tổng quan nhất, bạn phải trình bày theo dạng liệt kê từng yếu tố. Sau đó là tạo lập chiến lược dựa vào các yếu tố đã xác định. Để doanh nghiệp đảm bảo chiến lược diễn ra một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện 4 tiêu chí sau:

  • Phát triển những thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp
  • Khắc phục kịp thời những điểm để tránh rủi ro
  • Nhận diện và tận dụng tốt các cơ hội sẵn có

Trong quá trình phân tích SWOT phải loại bỏ hoàn toàn nhược điểm. Đồng thời kết hợp song song giữa cả ưu điểm và nhược điểm để biến chúng thành điểm mạnh và tạo sự khác biệt.

Bước 2: Phát triển điểm mạnh

Ví dụ khi doanh nghiệp bạn đang sở hữu những thế mạnh bao gồm:

  • Vị trí kinh doanh tốt
  • Cơ sở vật chất tiệng nghi
  • Thương hiệu với độ nhận diện cao
  • Thực đơn đa dạng
  • Giá cả được khách hàng đánh giá tương xứng chất lượng

Đồng thời tận dụng kết hợp với các cơ hội khi nhu cầu khách hàng ngày càng tăng và có danh tiếng tốt, có nhiều vị trí đắc địa, không gian quán đẹp. Khi đó nên tận dụng mở thêm các chi nhánh khác đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Bước 3: Chuyển hóa rủi ro

Đối với lựa chọn phát triển điểm mạnh, hạn chế nguy cơ S-T. Phát huy chiến lược tôn chỉ với mọi doanh nghiệp và cắt giảm rủi ro càng nhiều càng tốt mới là chuyện khó. Không phải rủi ro nào doanh nghiệp cũng có thể lường trước được. Nhưng cần nắm chắc các rủi ro và xây dựng nền móng vững chắc để loại trừ triệt để, giúp xây dựng nền móng vững chắc hơn.

Bước 4: Tận dụng Cơ hội

Việc cải thiện doanh nghiệp dựa trên những điểm yếu được xác định trong mô hình SWOT sẽ phức tạp hơn. Vậy nên bạn cần đánh giá thật khách quan những mạnh yếu điểm của mình. Những chiến lược kinh doanh bạn cần tìm tòi và đánh giá thật cụ thể để ngiên cứu xây dựng thương hiệu.

Chiến lược W-O – Chiến lược thâm nhập thị trường: lựa chọn phương pháp phù hợp để mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng, phát triển thương hiệu và tránh phát sinh các vấn đề không mong muốn.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua sự kết hợp đặc sắc nhất, làm tiền đề nghiên cứu chiến lược loại bỏ yếu điểm hiệu quả: W-T.

Bước 5: Loại bỏ các mối đe dọa

Điều bạn cần làm là dự đoán và giảm thiểu sự ảnh hưởng của các mối đe dọa trong phân tích mô hình SWOT. Các mối đe dọa thường là các yếu tố bên ngoài; bạn cần làm để giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng của các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

Việc đối phó và theo dõi các mối đe dọa phải là một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Mỗi điểm yếu khác nhau sẽ cần chiến lược xử lý khác nhau. Khi tổng hợp kết quả phân tích ma trận SWOT, hãy tập trung tìm kiếm các và xem xét liệu bạn có thể xử lí các mối đe dọa đó cùng lúc hay không.

Gợi ý là bạn có thể thử áp dụng Ma trận Eisenhower để trả lời các câu hỏi:

  • Việc này có quan trọng không?
  • Việc này có cấp bách không?

Tiếp theo đánh giá các vấn đề theo tiêu chí sau:

  • Quan trọng và khẩn cấp
  • Quan trọng nhưng không khẩn cấp
  • Không quan trọng nhưng khẩn cấ
  • Không quan trọng và cũng không khẩn cấp.

Ma trận này được ứng dụng rất rộng rãi trong quản lý thời gian, quản lý công việc cực hiệu quả. Hơn nữa, các chiến lược có giao điểm với nhau có thể kết hợp cùng triển khai để tối ưu thời gian và nguồn nhân lực.

Ưu điểm và nhược điểm khi phân tích theo mô hình SWOT

Ưu điểm

+ Không mất một chi phí: SWOT là phương pháp phân tích hiệu quả và tiết kiệm chi phí dành cho bất cứ ai làm kinh doanh.

+ Kết quả quan trọng: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để từ đó rút ra kết quả chính xác và tối đa hóa các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu, từ đó hạn chế rủi ro, biến những cơ hội thành lợi thế để phát triển.

+ Một lợi ích khác của việc phân tích mô hình SWOT là tạo ra các ý tưởng mới cho doanh nghiệp giúp nâng cao nhận thức về những lợi thế và những mối đe dọa. Từ đó xây dựng kế hoạch hiệu quả để chuẩn bị khi xảy ra những rủi ro

Nhược điểm

+ Kết quả phân tích khá đơn giản, hầu hết các mô hình đều không đưa ra phản biện.

+ Ngiên cứu Swot cần bổ sung: Một bản phân tích SWOT kỹ lưỡng nên xem xét cơ hội hoặc quy mô có liên quan đến những điểm mạnh và điểm yếu của công ty hay không. Kỹ thuật SWOT có thể đơn giản và dễ kiểm soát nên cần phải tập trung nhiều nghiên cứu và phân tích.

+ Phân tích chủ quan: Để phân tích ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, các quyết định kinh doanh phải dựa trên nhiều dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được.

Đối tượng nào nên thực hiện phân tích mô hình SWOT?

Doanh nghiệp nào cũng đều sở hữu hai yếu tố là điểm mạnh và điểm yếu. Hai yếu tố này được doanh nghiệp kiểm soát bởi chúng gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh họ đang triển khai như nguồn lực, con người, quy trình sản xuất, định hướng phát triển,..

Tuy nhiên, yếu tố cơ hội và thách thức lại khó kiểm soát hơn bởi đến từ bên ngoài. Cụ thể:

  • Nếu Cơ hội được nắm bắt hiệu quả sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp bứt phá phát triển thương hiệu.
  • Nếu không tận dụng tốt cơ hội khả năng cao sẽ chuyển thành thách thức. Vì vậy nếu bạn không nắm nắm bắt cơ hội, nó sẽ đánh mất vào tay đồi thủ, khi đó vô hình bạn đã tự tạo ra đối thủ cạnh tranh mới.

Mọi đối tượng nào cũng nên áp dụng phân tích mô hình SWOT. Mô hình này giúp nhận diện rõ điểm mạnh, điểm yếu để tìm ra phương hướng điều chỉnh phát triển toàn diện hơn.

Ý nghĩa của SWOT trong mô hình digital marketing

Trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ đã tạo tiền đề cho nhiều cơ hội hình thành. Song song đó cũng vô hình tạo ra nhiều thách thức hơn. Để giải quyết vấn đề phát sinh khi triển khai chiến lược digital marketing, bạn cần dùng đến bảng phân tích thị trường Swot

Bảng phân tích áp dụng trong mô hình digital marketing cần liệt kê đầy đủ tất cả kênh truyền thông cả inbound marketing và outbound marketing để khách hàng có thểm nhiều thông tin tìm kiếm về doanh nghiệp bạn.

Các kênh truyền thông truyền thống không còn có sức ảnh như trước nhưng chúng vẫn tác động ít nhiều đến khách hàng. Do đó trong mô hình SWOT, bạn cần phân tích kết hợp giữa cả truyền thông online và offline.

Ví dụ phân tích ma trận SWOT của Starbucks & Nike

Phân tích mô hình ma trận của Starbuck

xay-dung-mo-hinh-swot-starbucks
Phân tích ma trận SWOT doanh nghiệp Starbuck

Thế mạnh

  • Starbuck là tập đoàn sinh lời với với số tiền cực khủng mỗi năm
  • Đây là thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng toàn thế giới
  • Lọt top 100 nơi đáng làm việc được đãi ngộ tốt nhất
  • Doanh nghiệp luôn đề cao sứ mệnh giàu tính đạo đức
  • Đơn vị luôn hiểu được xu hướng của khách hàng để ứng dụng vào quy trình hoạt động

Điểm yếu

  • Khả năng cải tiến của họ sẽ có lúc thất bại rất dễ xảy ra.
  • Có mặt khắp nước Mỹ nhưng cần đầu tư ở các quốc gia khác để phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
  • Doanh nghiệp vẫn còn chậm chân trong việc lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng.

Cơ hội

  • Starbuck rất giỏi nắm bắt các cơ hộ để phát triển thế mạnh của thương hiệu
  • Sản phẩm và dịch vụ mới được bán lẻ tại các cửa hàng cà phê
  • Có cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế như Ấn Độ và vành đai Thái Bình Dương
  • Có tiềm năng đồng thương hiệu với các nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống khác

Thách thức

  • Đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp của các loại thức uống đang phát triển khác
  • Nguy cơ tăng giá cà phê và sản phẩm từ sữa
  • Thành công của Starbuck đã tạo ra phong cách mới cho nhiều đối thủ và bị nhiều sao chép, dẫn đến nhiều nguy cơ tiềm tàng.
  • Thách thức từ đối thủ cạnh tranh

Phân tích mô hình Swot doanh nghiệp Nike

xay-dung-mo-hinh-swot-NIKE
Phân tích mô hình SWOT của Nike

Sức mạnh

  • Nike là công ty có sức cạnh tranh mạnh trong thị trường
  • Nike không có xưởng sản xuất nên không có gánh nặng về địa điểm và nhân công.
  • Luôn đầu tư để nghiên cứu và phát triển, đồng thời nắm bắt kịp xu hướng của khách hàng

Điểm yếu

  • Sản phẩm thể thao chưa phong phú. Thương hiệu sẽ dễ bị lung lay nếu sản phẩm giảm sức hút
  • Lĩnh vực bán lẻ rất nhạy cảm với giá cả.

Cơ hội

  • Phát triển sản phẩm mang lại cho Nike nhiều cơ hội. Thương hiệu được chú ý bởi sản phẩm mang phong cách thời thượng nên khách hàng sẽ mua tiếp sản phẩm mới.
  • Có thể phát triển sản phẩm theo hướng thời trang thể thao, kính mát và trang sức.
  • Doanh nghiệp cũng có thể phát triển ra quốc tế, dựa trên sự nhận diện thương hiệu toàn cầu.

Thách thức

  • Giá mua bán Nike chênh lệch theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau nên chi phí và lợi nhuận không ổn định theo thời gian. Tình trạng này có thể khiến Nike sản xuất hoặc bán lỗ.
  • Thị trường quần áo, giày dép cực kỳ cạnh tranh.
  • Với điểm yếu đã đề cập, lĩnh vực bán lẻ cực kì nhạy cảm về giá. Nên khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp giá rẻ hơn.
  • Phải đổi mới và tìm cách thay đổi khi đang phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Kết luận

CIT Group đã hướng dẫn xây dựng phân tích SWOT cho doanh nghiệp rất cụ thể và chi tiết. Chắc chắn với kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp ích to lớn cho chiến lược kinh doanh của bạn. Quan trọng hơn hết là bạn cần nắm rõ kiến thức và vận dụng thông minh vào kế hoạch phát triển sản phẩm/ dịch vụ công ty.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về phân tích SWOT là gì và cách thực hiện mô hình SWOT đúng chuẩn. Chúc bạn thành công!


Bài viết khác

linh vat 1

Linh vật thương hiệu là gì, những điều cần biết về BRAND MASCOT

Nội dungSWOT là gì?Phân tích SWOT là gì?Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?Nguồn gốc hình thành ma trận SWOTTại sao phải sử dụng mô hình SWOT?Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOTStrength – Điểm mạnhWeakness – Điểm yếuOpportunity – Cơ hộiThreat – Rủi roHướng dẫn phân tích chiến…

brief-la-gi

Brief là gì? Những loại brief nào được sử dụng phổ biến hiện nay?

Nội dungSWOT là gì?Phân tích SWOT là gì?Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?Nguồn gốc hình thành ma trận SWOTTại sao phải sử dụng mô hình SWOT?Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOTStrength – Điểm mạnhWeakness – Điểm yếuOpportunity – Cơ hộiThreat – Rủi roHướng dẫn phân tích chiến…

chien-luoc-san-pham-2

Vai Trò Của Chiến Lược Sản Phẩm Và Các Yếu Tố Then Chốt

Nội dungSWOT là gì?Phân tích SWOT là gì?Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?Nguồn gốc hình thành ma trận SWOTTại sao phải sử dụng mô hình SWOT?Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOTStrength – Điểm mạnhWeakness – Điểm yếuOpportunity – Cơ hộiThreat – Rủi roHướng dẫn phân tích chiến…

kiem-tien-online

Hướng Dẫn Kiếm Tiền Online Tại Nhà Hiệu Quả Và Thành Công 2021

Nội dungSWOT là gì?Phân tích SWOT là gì?Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?Nguồn gốc hình thành ma trận SWOTTại sao phải sử dụng mô hình SWOT?Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOTStrength – Điểm mạnhWeakness – Điểm yếuOpportunity – Cơ hộiThreat – Rủi roHướng dẫn phân tích chiến…

tim-kiem-bang-giong-noi

Tìm kiếm bằng giọng nói ảnh hưởng đến Marketing thế nào?

Nội dungSWOT là gì?Phân tích SWOT là gì?Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?Nguồn gốc hình thành ma trận SWOTTại sao phải sử dụng mô hình SWOT?Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOTStrength – Điểm mạnhWeakness – Điểm yếuOpportunity – Cơ hộiThreat – Rủi roHướng dẫn phân tích chiến…

tiep-can-khach-hang

Bật mí 8 cách tiếp cận khách hàng gây ấn tượng mạnh

Nội dungSWOT là gì?Phân tích SWOT là gì?Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?Nguồn gốc hình thành ma trận SWOTTại sao phải sử dụng mô hình SWOT?Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOTStrength – Điểm mạnhWeakness – Điểm yếuOpportunity – Cơ hộiThreat – Rủi roHướng dẫn phân tích chiến…

social-listening

Tầm quan trọng của Social Listening đối với các doanh nghiệp

Nội dungSWOT là gì?Phân tích SWOT là gì?Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?Nguồn gốc hình thành ma trận SWOTTại sao phải sử dụng mô hình SWOT?Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOTStrength – Điểm mạnhWeakness – Điểm yếuOpportunity – Cơ hộiThreat – Rủi roHướng dẫn phân tích chiến…

insight-la-gi

Insight khách hàng là gì? Cách để tìm ra insight khách hàng hiệu quả

Nội dungSWOT là gì?Phân tích SWOT là gì?Ma trận SWOT được áp dụng ở đâu như thế nào?Nguồn gốc hình thành ma trận SWOTTại sao phải sử dụng mô hình SWOT?Cầm tay chỉ việc xây dựng mô hình SWOTStrength – Điểm mạnhWeakness – Điểm yếuOpportunity – Cơ hộiThreat – Rủi roHướng dẫn phân tích chiến…

0922272868