Tháp nhu cầu của nhà tâm lý học Maslow ra đời nhằm thể hiện nhiều điểm chung của con người. Nó được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống như marketing, du lịch, giáo dục, tình yêu…Tham khảo ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn về tháp nhu cầu của Maslow nhé!
Tháp nhu cầu của Maslow được hiểu là gì?
Nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow cho ra đời tháp nhu cầu mang tên mình vào năm 1943. Tháp nhu cầu maslow thể hiện tâm lý và hành vi của con người. Maslow cho rằng, con người có hai nhóm nhu cầu chính là nhu cầu cơ bản và nâng cao. Nhu cầu cơ bản là các hoạt động về sinh lý như ăn, uống, ngủ, nghỉ… Còn nhu cầu nâng cao là những nhu cầu về sự tôn trọng, an toàn, danh tiếng….
Con người có xu hướng chuyển sang nhu cầu cao hơn sau khi đã thỏa mãn nhu cầu cơ bản. Bởi vậy, tháp nhu cầu tương ứng với các cấp độ nhu cầu khác nhau của con người ra đời. Tháp nhu cầu của Maslow có 5 tầng đại diện cho mức độ nhu cầu từ thấp lên cao. Thấp nhất là nhu cầu sinh lý và phức tạp nhất là nhu cầu được thể hiện bản thân.
Các cấp bậc hình thành nên tháp nhu cầu của Maslow
Sự phát triển nhu cầu tự nhiên của con người được thể hiện qua tháp nhu cầu maslow. Tầng đầu tiên là về nhu cầu sinh lý; khi đã thỏa mãn nhu cầu sinh lý, con người sẽ chuyển sang nhu cầu an toàn. Đây là nhu cầu cao hơn nằm ở tầng thứ hai.
Cứ như vậy, khi nhu cầu dưới được đáp ứng đủ, họ sẽ chuyển sang những nhu cầu cao hơn. Tầng thứ 3 của tháp nhu cầu maslow marketing ứng với nhu cầu quan hệ xã hội; tầng thứ 4 là nhu cầu về sự kính trọng và tầng cao nhất là nhu cầu được thể hiện bản thân.
Dưới đây là phân tích tháp nhu cầu maslow được tổng hợp bởi CIT Group!
Nhu cầu sinh lý cơ bản của con người (physiological)
Đây là những điều kiện mà con người bắt buộc phải có để tồn tại. Nhu cầu sinh lý dù cơ bản nhưng lại là tiền đề đáp ứng cho những nhu cầu phía trên. Nó bao gồm những nhu cầu về sự sống như không khí, thực phẩm, nơi ở, quần áo…
Đây đều là những điều kiện sống cần thiết để con người duy trì và phát triển trong môi trường. Nhu cầu tình dục giúp duy trì nòi giống cũng được Maslow xếp trong cấp bậc này.
Nhu cầu an toàn của con người (safety)
Sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu sinh lý, con người sẽ có xu hướng muốn được an toàn. Đây là hành vi thể hiện mức độ cao hơn, nên nó nằm ở tầng thứ hai của tháp. Con người thương ưu tiên đảm bảo an toàn về sức khỏe, tài chính hoặc an toàn trong lao động.
Ví dụ về tháp nhu cầu của maslow, khi có nhiều thu nhập hơn, con người sẽ không chỉ ăn để duy trì sự sống nữa. Mà thay vào đó, họ sẽ tìm đến những món ăn ngon hơn, cung cấp nhiều dưỡng chất; hay những quán ăn ngon, sạch sẽ để đảm bảo cho sức khỏe của mình. Con người cũng quan tâm đến bản thân mình hơn khi mua các bảo hiểm về sức khỏe. Lựa chọn sống ở khu vực an toàn, lành mạnh và có tài khoản tiết kiệm riêng.
Nhu cầu xã hội, các mối quan hệ, tình cảm (love/belonging)
Tầng thứ 3 trong tháp nhu cầu của Maslow phản ánh về đời sống tinh thần của con người. Khi các nhu cầu về thể và vật chất đã được đáp ứng; con người có xu hướng liên kết các mối quan hệ tình cảm. Đó là các mối quan hệ về gia đình, tình bạn hay tình yêu. Nó khiến con người cảm thấy được hạnh phúc và yêu thương.
Việc tham gia vào các câu lạc bộ, tổ chức xã hội cũng giúp con người cảm thấy vui vẻ, năng động và gần gũi với mọi người hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ không lành mạnh cũng khiến họ cảm thấy bị tổn thương và trầm cảm.
Nhu cầu muốn được tôn trọng (esteem)
Ở cấp độ này, con người muốn mọi cố gắng của mình đều được mọi người công nhận. Mong muốn nhận được những đánh giá cao từ người khác và được coi trọng. Những người nhận được sự tín nhiệm cao thường rất tự tin và có xu hướng tôn trọng bản thân.
Maslow chia nhu cầu được tôn trọng thành hai loại. Đó là mong muốn sự kính trọng từ người khác hay là lòng tự trọng của bản thân. Dù ở loại nào thì chúng cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân con người. Giúp họ luôn nỗ lực cố gắng để nhận được thành kết quả xứng đáng; đóng góp nhiều ích lợi cho công việc.
Nhu cầu được thể hiện bản thân (self-actualization)
Điều này nằm ở tầng cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow. Được thể hiện bản thân là mong muốn cao và có mức độ phức tạp nhất của con người. Nó xuất phát từ chính các nhu cầu về sự phát triển của con người. Con người sinh ra là để lưu lại dấu ấn chứ không phải tan biến dễ dàng như hạt cát.
Những người thành công thường có xu hướng thể hiện nhu cầu này nhiều hơn. Họ muốn mọi nỗ lực và cống hiến được xã hội và cộng đồng ghi nhận. Mong muốn được thể hiện bản thân thường đi liền với đam mê của con người. Cụ thể, có những người sẵn sàng bỏ những cơ hội tốt để làm công việc mình giỏi nhất. Công việc có thể phát huy hết tiềm năng và trí tuệ của mình.
Trên đây là những thông tin cần biết liên quan đến tháp nhu cầu của Maslow. Trong mỗi giai đoạn, mỗi cá nhân sẽ có những mong muốn nhu cầu khác nhau. Bởi vậy, hãy cố gắng vận dụng nó vào các lĩnh vực đời sống một cách thông minh nhé!