Tấn công từ chối dịch vụ DDOS là hình thức tấn công khá phổ biến trên mạng Internet hiện nay. Đây cũng là mối quan tâm hành đầu đối với các website. Nếu bạn không thể truy cập vào một website hoặc phát hiện một lượng traffic bất thường xảy ra trên website của bạn thì rất có thể website đã bị tấn công ddos.
Ngoài những ảnh hưởng xấu tới website, tấn công Ddos còn gây những ảnh hưởng nặng nề về uy tín, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều người chưa hiểu rõ về hình thức tấn công này và đặc điểm của nó. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về ddos là gì và cách phòng tránh tấn công ddos.
- Dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp CIT Group
Khái quát về tấn công DDOS là gì?
Tấn công DDOS (Distributed Denial of Service) được hiểu là tấn công từ chối dịch vụ phân tán. Những cuộc tấn công DDOS với mục đích phá vỡ lưu lượng truy cập bình thường của máy chủ, mạng máy tính, dịch vụ. Các cuộc tấn công DDOS thường sử dụng nhiều hệ thống máy tính xâm nhập cùng lúc khiến hệ thống bị quá tải.
Bằng cách lợi dụng những lỗ hổng về bảo mật thông tin hoặc sự thiếu hiểu biết của người sử dụng, những kẻ tấn công sẽ giành quyền điều khiển máy tính của những người khác. Chúng sẽ lợi dụng những máy tính đó để gửi số lượng lớn thông tin, yêu cầu tới một website, email hay gửi số lượng lớn những thư rác.
Để hiểu rõ hơn về tấn công DDOS là gì, bạn có thể tưởng tượng website của bạn có một con đường để gửi và nhận những yêu cầu của khách hàng. Các cuộc tấn công DDOS sẽ khiến con đường đó bị tắc nghẽn. Điều này sẽ làm ngăn chặn những truy cập đến trang web.
>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn tạo landing page wordpress miễn phí cực kỳ đơn giản
Một số loại tấn công DDOS phổ biến hiện nay
Các cuộc tấn công DDOS được diễn ra ngày càng mạnh mẽ và tinh vi hơn. Các dạng tấn công DDOS hiện nay được phân thành nhiều loại khác nhau. Chúng ta có thể kể đến một số loại tấn công DDOS phổ biến và thường gặp nhất như sau.
Tấn công vào lớp ứng dụng
Các cuộc tấn công này được tiến hành nhằm khiến cho các trang web mục tiêu bị cạn kiệt tài nguyên. Thông thường, dạng tấn công DDOS này rất khó để phòng tránh, bởi vì chúng ta khó có thể gắn cờ độc hại vào lượng truy cập tới website.
Tấn công DDOS vào giao thức
Các cuộc tấn công giao thức sẽ khiến người dùng không truy cập được vào trang web. Các đối tượng tấn công sẽ sử dụng những máy tính khác nhau và gửi một lượng lớn các yêu cầu kết nối tới trang web. Điều này khiến máy chủ đáp ứng những yêu cầu này và cạn kiệt tài nguyên rồi trở nên quá tải. Các yêu cầu sau đó sẽ không được trả lời nữa.
Kiểu tấn công DDOS Volumetric
Thể loại tấn công này khiến trang web bị tắc nghẽn do tiêu thụ những băng thông có sẵn của mục tiêu. Các đối tượng tấn công sẽ sử dụng những lưu lượng truy cập cao để làm tràn ngập băng thông mạng. Kiểu tấn công này còn có tên gọi là volume – based.
>> Xem thêm: HTML5 là gì? Nền tảng thiết kế website với ngôn ngữ HTML5
Làm sao để ngăn chặn những cuộc tấn công DDOS?
Ngoài câu hỏi tấn công DDOS là gì, nhiều người còn thắc mắc làm sao để ngăn chặn những cuộc tấn công này. Trên thực tế, hiện nay không có một phương pháp cụ thể nào giúp phòng tránh hoàn toàn tấn công DDOS. Tuy nhiên, dưới đây là một biện pháp có thể giúp bạn hạn chế vấn đề này.
Định hướng hố đen cho trang web
Hầu hết các quản trị viên mạng hiện nay dùng phương pháp định hướng lỗ đen để giúp hạn chế các cuộc tấn công DDOS. Khi trang web bị tấn công DDOS, những nhà quản trị mạng có thể chuyển những lưu lượng truy cập bất thường vào hố đen, giúp loại bỏ những truy cập bất thường khỏi mạng.
Giới hạn số lượng yêu cầu cho web
Bạn có thể đặt giới hạn nhận yêu cầu cho máy chủ trong một khoảng thời gian nhất định. Biện pháp giới hạn dịch vụ số lượng yêu cầu cho web sẽ giúp hạn chế các cuộc tấn công từ chối dịch vụ. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ không ngăn được một cuộc tấn công DDOS phức tạp, tinh vi.
Sử dụng tường lửa cho trang web
Sử dụng tường lửa sẽ giúp giảm đáng kể các cuộc tấn công DDOS ở lớp 7. Tường lửa sẽ lọc những yêu cầu dựa trên những quy tắc nhất định và bảo vệ trang web khỏi những lưu lượng độc hại. Bạn cũng có thể cài đặt và sử dụng những phần mềm chống virus.
Chống tấn công DDOS trên email
Để tránh những cuộc tấn công DDOS đối với email, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn an toàn phân phối địa chỉ email. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng những bộ lọc email. Điều này sẽ giúp bạn giảm được những lưu lượng bất thường trên email của mình.
Kết luận
Các cuộc tấn công DDOS chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả và ảnh hưởng xấu tới website hay email của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn chuẩn bị kỹ càng, bạn có thể sẵn sàng ngăn chặn và đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời và giúp giảm những thiệt hại không mong muốn. Mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu về tấn công ddos là gì và cách khắc phục chúng.