Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

5 Cách kiểm tra tốc độ website từ A đến Z

Tốc độ website là một một trong các tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá hiệu suất của trang cũng như yếu tố trải nghiệm người dùng. Tốc độ Website không những ảnh hưởng rất nhiều trong việc giữ chân người dùng mà còn gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang nên việc nghiên cứu và tối ưu tốc độ load trang luôn là công việc được chú trọng đặc biệt. Bài viết dưới đây CIT Group sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tốc độ website và các công cụ kiểm tra tốc độ website từ a → z.

Thông tin cơ bản về tốc độ website

Tốc độ website, tốc độ trang và tốc độ truy cập

Mặc dù tốc độ website, tốc độ trang và tốc độ truy cập là 3 khái niệm riêng biệt nhưng phần đông người dùng đều chỉ nhận biết và gọi chung là tốc độ của trang web.

Tốc độ web (Site speed) là khoảng thời gian người dùng sử dụng để xem và tương tác với các nội dung trên trang. Tốc độ web được đánh giá dựa trên ba phương diện là tốc độ tải trang, thời gian load và thời gian các trình duyệt xử lý, cho phép người dùng tương tác.
Tốc độ trang (page speed) là thời gian tải một trang đơn lẻ trên web hoặc blog, nó có thể được tính dựa trên thời gian nội dung được hiển thị hoàn chỉnh hoặc thời gian từ khi bạn kích vào link đến khi trình duyệt web nhận được dữ liệu đầu tiên từ máy chủ website.
Thời gian tải trang (load page) là thời gian được tính từ khi người dùng bắt đầu gửi yêu cầu truy cập đến khi hiển thị toàn bộ nội dung trên trình duyệt web.

Quy trình tải và hiển thị web

  • Người dùng gửi yêu cầu truy cập: kích vào đường dẫn, nhập đường dẫn trên thanh công cụ, thông qua các biểu mẫu khác,…
  • Trình duyệt web gửi yêu cầu thông qua mạng internet đến máy chủ của website
  • Máy chủ xử lý yêu cầu
  • Máy chủ gửi các dữ liệu phản hồi cho trình duyệt web
  • Trình duyệt web nhận phản hồi, phân tích, tải và hiển thị nội dung

Sau khi hoàn tất các bước này, trang web sẽ được hiển thị đầy đủ và cho phép người dùng tương tác dễ dàng trên trang.

Tốc độ website nhanh và chậm

Mặc dù, cảm giác nhanh hay chậm đôi khi còn phụ thuộc vào suy nghĩ, tình trạng và cảm nhận của mỗi người khi truy cập trang. Tuy nhiên về cơ bản cũng có một số nghiên cứu giúp chúng ta nhận biết được tốc độ “tiêu chuẩn” mà người dùng mong muốn khi kích vào các đường link của website.

Con số kỳ vọng này vào khoảng 400 mili giây và tốc độ càng nhanh sẽ càng nhận được nhiều sự cảm kích. Những website khiến người dùng phải chờ đợi quá 5 giây sẽ có tỷ lệ thoát trang trên 50%. Ngoài ra, nếu tốc độ tải của bạn chậm hơn đối thủ cạnh tranh khoảng 250 mili giây, số lượng người dùng đến web của bạn cũng sẽ giảm thiểu đáng kể.

tốc độ website
Thiết kế website load nhanh và chậm

Tốc độ của Website quan trọng như thế nào?

Tăng tỉ lệ chuyển đổi

Tốc độ tải trang nhanh chóng sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho người dùng, người dùng sẽ cảm thấy hài lòng khi lướt qua các thông tin bạn đăng tải. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nắm bắt đúng thời điểm nhu cầu tăng cao, tâm lý của khách hàng có sự biến đổi để thúc đẩy hành vi mua hàng. Tốc độ tải nhanh sẽ giúp cho các quy trình này diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và đúng ý người dùng, giúp giảm bớt tình trạng chờ đợi khá lâu khiến khách hàng “suy nghĩ lại”.

Gia tăng trải nghiệm người dùng

Bất kỳ ai khi truy cập website đều mong muốn có thể tìm thấy được thông tin nhanh nhất. Nếu dữ liệu hiển thị quá chậm, họ sẽ nhanh chóng thoát trang và tìm đến các địa chỉ web khác có nội dung tương tự với tốc độ truy cập nhanh hơn. Vì vậy, tốc độ trang trước hết giúp giữ chân người dùng ở lại với trang web của bạn. Nhưng không dừng lại ở đó, tốc độ tải trang nhanh sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trên trang không bị gián đoạn, và từ đó xây dựng được sự hứng thú và cảm giác thoải mái của người dùng khi truy cập vào trang.

Hỗ trợ tăng hạng SEO website

Trải nghiệm người dùng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đánh giá và xếp hạng website. Tốc độ tải trang giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, thu hút họ quay lại và truy cập trang nhiều hơn. Theo đó, thứ hạng website cũng có xu hướng gia tăng. Nếu bạn đã lên kế hoạch đẩy mạnh SEO website cũng như hoạt động trên web, ngay từ khâu thiết kế web, bạn nên sử dụng các biện pháp khác nhau để tối ưu tốc độ tải trang.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ website

Tốc độ truy cập của website nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

Vị trí của máy chủ

Vị trí của máy chủ là yếu tố có liên quan trực tiếp đến tốc độ website. Người dùng càng ở gần máy chủ thì tốc độ truy cập vào trang web càng nhanh và ngược lại. Vị trí máy chủ xa, để có thể kết nối cần đi qua nhiều cổng mạng khác nhau nên mất nhiều thời gian hơn. Do vậy tốc độ truy cập cũng sẽ chậm hơn.

Khả năng xử lý yêu cầu truy cập của máy chủ

Khả năng xử lý yêu cầu truy cập của máy chủ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ truy cập web. Máy chủ được kết nối internet mạnh, cấu hình tốt, khả năng xử lý dữ liệu nhanh giúp tăng tốc độ web cho người dùng. Ngược lại, nếu máy chủ có cấu hình lỗi, mặc dù kết nối internet tốc độ cao nhưng người dùng vẫn mất nhiều thời gian mới có thể truy cập được vào trang web.

Dung lượng của website

Kết quả kiểm tra tốc độ website của 1 doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào dung lượng của website mà doanh nghiệp đó sử dụng. Mặc dù chất lượng internet tốt nhưng website có dung lượng lớn chứa nhiều hình ảnh và nội dung bên trong thì chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian tải hơn so với các website khác. Hình ảnh, nội dung trên website càng được tối ưu hóa thì thời gian truy cập vào trang web càng nhanh chóng hơn.

Toc do cua Website quan trong nhu the nao
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ website

Các công cụ kiểm tra tốc độ website

Google PageSpeed Insight

PageSpeed không chỉ kiểm tra tốc độ trang web của bạn mà nó còn chấm điểm trang web của bạn từ 1 đến 100. Tốc độ web càng nhanh thì điểm của trang web sẽ càng cao. Nếu điểm của trang web trên 85, điều đó có nghĩa trang web của bạn hoạt động ổn định và có tốc độ tốt.

GTmetrix

GTmetrix cung cấp cả điểm số hiệu suất PageSpeed và YSlow để đánh giá tốc độ website, kèm theo biểu đồ waterfall cho thấy hành vi tải trang trong những trình duyệt đã chọn. Người dùng đã đăng ký có thể sở hữu các video và các filmstrip về hành vi tải trang này. Ngoài ra, GTmetrix còn cho phép bạn kiểm tra tốc độ web của mình từ 7 vị trí địa lý khác nhau miễn phí.

Pingdom Tool

Pingdom Tool được đánh giá là công cụ kiểm tra tốc độ website cho kết quả chính xác nhất. Khi nhập trang web của bạn vào Pingdom, công cụ này sẽ xuất ra một bảng báo cáo chi tiết gồm 4 phần: waterfall breakdown, mức độ hiển thị, phân tích trang và lịch sử xem trang. Bạn sẽ tìm thấy các thông tin tổng quan về kích thước và số lượng yêu cầu trên mỗi tên miền trong phần phân tích trang. Công cụ này thực hiện phân tích những yếu tố gây ảnh hưởng đến website của bạn như thời gian tải trang đầy đủ, số MB trung bình. Quá trình phân tích này sẽ cung cấp cho bạn số liệu về tốc độ truy cập cho từng phần, từng nội dung riêng của web như hình ảnh, CSS, RSS, Flash, Video, Audio,…

Load Impact

Load Impact là công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí. Điểm nổi bật ở công cụ này là có thể thực hiện kiểm tra tốc độ trang ngay cả khi đang ở những quốc gia khác nhau. Đây sẽ là một điểm cộng nếu website của bạn sử dụng dịch vụ hosting quốc tế. Load Impact sẽ gửi liên tục nhiều lượt truy cập ảo cùng lúc vào trang web để vừa tính toán tốc độ truy cập thông thường, vừa xem xét yếu tố số lượng truy cập đồng thời có ảnh hưởng đến tốc độ load hay không. Kết quả sẽ được hiển thị chi tiết về lưu lượng theo từng giây, giúp bạn có được thông số chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cách kiểm tra tốc độ website mà CIT Group muốn gửi đến mọi người. Hi vọng rằng bài viết này đã mang đến cho các bạn kiến thức bổ ích nhất. Từ đó áp dụng thực hiện cho website của mình được hiệu quả nhất.


Bài viết khác

file htaccess 1

Bảo mật website wordpress với htaccess trên Web server Apache

Khi cài đặt WP trên Web server Apache, chúng ta cần sử dụng file cấu hình .htaccess để ngăn chặn các hành động phá hoại từ bên ngoài và thực hiện chuyển tiếp www hoặc https. Mặc định khi  cài WP, file .htaccess không có cấu hình bảo mật cơ bản, website rất dễ tấn…

thiet-ke-web-HCM

Cách chọn công ty thiết kế web HCM uy tín – chuyên nghiệp

Hiện nay, với nhu cầu thiết kế web của các doanh nghiệp tăng cao dẫn đến sự hình thành của nhiều đơn vị thiết kế web. Trong số đó, không phải đâu cũng là địa chỉ thiết kế web chuyên nghiệp, chất lượng. Hãy cùng CIT Group điểm qua những kinh nghiệm vàng giúp bạn lựa chọn được…

mau-website-giao-duc

Top 10 mẫu website giáo dục hot nhất hiện nay

Giáo dục đang chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nền tảng thiết kế hiện đại. Bên cạnh sự phát triển của những phần mềm quản lý giáo dục thông minh, phần mềm học trực tuyến,… mẫu website giáo dục đẹp mắt, thu hút người dùng cũng đang là một chiến lược kinh doanh cực…

Google-Lighthouse-la-gi

Hướng dẫn sử dụng và tìm hiểu Google lighthouse là gì?

Bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề cải thiện chất lượng website trên Google. Bạn cần đến một công cụ hỗ trợ nhưng chưa biết Google lighthouse là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về google light house và nâng cao chất lượng web. Thiết kế web cao cấp Tìm hiểu…

category-la-gi

Category là gì? Xem ngay ứng dụng Category trong WordPress

Khi nhắc đến công cụ tìm kiếm SEO, thì bạn phải hiểu biết rất nhiều thông tin liên quan đến nó. Trong số đó phải kể đến là Category một yếu tố không thể thiếu được trong hệ thống. Vậy bạn có biết Category là gì không? Nó có ảnh hưởng gì đến web SEO…

website-chua-phat-giao

Top 10 Website Chùa Phật Giáo Uy Tín Tại Việt Nam Hiện Nay

Một trong những hình thức tôn giáo chiếm phần lớn người dân Việt Nam đó là Phật giáo. Để các phật tử có thể nắm được các thông tin nhanh nhất về phật pháp. Hiện nay, rất nhiều website chùa Phật giáo được ra đời. Thiết kế web cao cấp Những website chùa Phật giáo…

0922272868