SSL là gì? Một thuật ngữ khá quen thuộc với những bạn trong ngành, nhưng lại hoàn toàn xa lạ với những ai chưa từng làm web hay quan tâm đến lĩnh vực này. Nếu các bạn vẫn còn mơ hồ và chưa hiểu được định nghĩa cũng như tính năng của chứng chỉ này thì hãy cùng Công ty thiết kế web uy tín CIT Group tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Chứng chỉ SSL là gì?
SSL là tên được viết tắt của cụm từ Secure Sockets Layer. Đây là một tiêu chuẩn an ninh công nghệ toàn cầu tạo ra một liên kết giữa máy chủ web và trình duyệt. Liên kết này đảm bảo cho tất cả các dữ liệu trao đổi giữa máy chủ website và trình duyệt luôn được bảo mật và an toàn. SSL được xem như một chuẩn công nghệ và được hàng triệu trang web trên thế giới sử dụng trong việc bảo vệ các giao dịch trực tuyến với khách hàng của họ.
Liên kết này đảm bảo quyền riêng tư và độ an toàn của tất cả các dữ liệu được trao đổi giữa máy chủ web và trình duyệt.
Tại sao các trang web nên sử dụng SSL?
- Khi bạn đăng ký tên miền để sử dụng các dịch vụ website, email v.v…luôn có những lỗ hổng bảo mật cho hacker tấn công thì khi đó SSL bảo vệ website và khách hàng của bạn.
- Bất kì server nào cũng có thể mạo danh là bạn và đánh cắp thông tin đang được truyền đi của bạn. SSL cho phép bạn có quyền xác thực danh tính của server để người dùng chắc chắn được đối tượng họ đang muốn giao tiếp là ai?
- Khi sử dụng chứng chỉ SSL dữ liệu truyền đi sẽ còn nguyên vẹn, không bị thay đổi bởi tin tặc.
- Khi các ngành nghề bạn làm buộc phải có tính bảo mật cao để bảo vệ thông tin khách hàng cũng như các thông số, dữ liệu,..Bạn cần phải sử dụng chứng chỉ SSL để bảo vệ những thông tin nhạy cảm khi di chuyển trên mạng máy tính toàn cầu.
- SSL cung cấp sự tin tưởng cho người dùng. Các trình duyệt web đều có những dấu hiệu dễ nhận biết cho người dùng ( ví dụ như biểu tượng ổ khóa hay thanh màu xanh lá cây) để người dùng biết được rằng kết nối này an toàn. Với những con dấu tin tưởng này, khách hàng sẽ yên tâm hơn khi truy cập trang web của bạn và khả năng mua hàng ở website của bạn sẽ cao hơn.
Cách thức hoạt động giữa client và server khi sử dụng SSL
Hoạt động của chứng chỉ SSL
- B1: Client yêu cầu cung cấp thông tin xác nhận danh tính cho máy chủ server
- B2: Máy chủ server gửi chứng chỉ SSL đã được cấp cho người dùng
- B3: Sau đó người dùng sẽ kiểm tra xem chứng chỉ SSL mà server cung cấp có thực hay không (nếu đúng nó sẽ gửi thông báo lại là SSL đã được chấp nhận)
- B4: Server gửi lại chữ ký là một dãy số , dãy số này sẽ dùng để mã hóa và giải mã trong suốt quá trình giao dịch tiếp theo
- B5: Mã hóa an toàn, client và server sẽ dùng key này để mã hóa trao đổi thông tin với nhau.
Một số thuật toán sử dụng trong SSL
- DES (Data Encryption Standard): là một thuật toán mã hoá có chiều dài khoá là 56 bit.
- 3-DES (Triple-DES): là thuật toán mã hoá có độ dài khoá gấp 3 lần độ dài khoá trong mã hoá DES.
- RSA: là thuật toán mã hoá công khai dùng cho cả quá trình xác thực và mã hoá dữ liệu được Rivest, Shamir, and Adleman phát triển.
- RSA key exchange: là thuật toán trao đổi khoá dùng trong SSL dựa trên thuật toán RSA.
- DSA (Digital Signature Algorithm): là một phần trong chuẩn về xác thực số đang được được chính phủ Mỹ sử dụng.
- KEA (Key Exchange Algorithm): là một thuật toán trao đổi khoá đang được chính phủ Mỹ sử dụng.
- MD5 (Message Digest algorithm): được phát thiển bởi Rivest.
- RC2 and RC4: là các thuật toán mã hoá được phát triển bởi Rivest dùng cho RSA Data Security.
SSL có tác động đến SEO không?
Câu trả lời ngắn gọn là: Vâng, có.
Google đã thay đổi thuật toán xếp hạng từ năm 2014 để ưu tiên xếp những trang web sử dụng SSL certificate trước, và sau đó Google liên lục nhấn mạnh tầm quan trọng của SSL certificate. Chính thức công nhận rằng các site có SSL có xếp hạng cao hơn những website chưa áp dụng chuẩn bảo mật tương tự. Mặc dù các site bảo mật chỉ chiếm 1% kết quả tìm kiếm, nhưng hơn 40% các site có chứng chỉ SSL lại nằm ở trang đầu tiên.
Trong thực tế, SSL tạo ra sự khác biệt nhỏ về vấn đề tối ưu hóa tìm kiếm (SEO), việc cài đặt một chứng chỉ SSL vào một website chưa có chứng chỉ nào sẽ có hiệu quả thấp hơn so với việc tạo ra một bài có nội dung hấp dẫn, thu hút lượng lớn link đổ về. Nhưng không có nghĩa là bạn nên xem nhẹ yếu tố này.
Thiết lập một chứng chỉ SSL là một trong những cách giúp tăng hiệu quả SEO. Không những thế, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi truy cập vô trang web của bạn, thời gian onsite sẽ lâu hơn, tất cả các yếu tố liên quan đến bảo mật đều được cải thiện. Và vì vậy đó là chính là lý do website của bạn được thăng hạng lên top.