Mô hình kinh doanh được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu cho sự thành công của các doanh nghiệp. Nó đóng vai trò trung gian trong việc hình thành các ý tưởng và hiện thực hóa các bước đi của doanh nghiệp ngay từ lúc bắt đầu. Vậy mô hình trong kinh doanh được hiểu như thế nào và làm cách gì để có thể xây dựng nên một mô hình kinh doanh hiệu quả. Mời mọi người cùng theo dõi những chia sẻ sau đây nhé!
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh (Business Model) là một thuật ngữ kinh doanh được ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX. Hiểu một cách đơn giản, nó là sự đơn giản hóa phương thức kinh doanh của doanh nghiệp đó. Mô tả về cái mà doanh nghiệp đó đang bán, cách để họ tiếp cận với khách hàng của mình, cách mà họ tạo ra lợi nhuận, nguồn nhân lực, các chiến lược Marketing là gì… nhằm đạt được mục đích bán hàng của doanh nghiệp đó.
Khi phân tích các yếu tố theo mô hình kinh doanh nó sẽ giúp bạn hình thành ý tưởng kinh doanh của mình, tìm và đưa ra các giải pháp cụ thể cho những vấn đề phát sinh. Và điều quan trọng nhất là giúp chúng ta định hướng phát triển doanh nghiệp của mình trong tương lai. Để cạnh tranh và phát triển trên thị trường, các doanh nghiệp cần phải tạo ra một mô hình kinh doanh cho riêng mình. Để làm được điều đó mời mọi người theo dõi 7 bước cơ bản giúp xây dựng một mô hình kinh doanh sau đây.
7 bước giúp xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả
Xác định nhu cầu của khách hàng
Bước đầu để xây dựng mô hình kinh doanh mới, bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng của mình. Việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của công ty. Nó giúp chúng ta hiểu được khách hàng của mình đang muốn gì và cần gì. Chúng ta cần phải làm gì để thu hút họ và mang đến những gì để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Lên ý tưởng cho sản phẩm
Sau khi đã xác định được nhóm khách hàng tiềm năng của mình chúng ta sẽ lên ý tưởng cho sản phẩm. Để tồn tại trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm thõa mãn tốt nhất những yêu cầu của khách hàng. Đây chính là lý do các doanh nghiệp luôn phải đặt ra câu hỏi: “Tại sao khách hàng mua sản phẩm của mình chứ không phải của đối thủ”.
Sự cạnh tranh trên thương trường là điều không thể tránh khỏi. Và việc tạo ra những sản phẩm gây ấn tượng với khách hàng và cạnh tranh với những đối thủ đi trước không phải chyện dễ dàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải thỏa mãn được các yếu tố về mẫu mã, chất lượng sản phẩm và giá cả.
Lên kế hoạch sản xuất
Đây là một trong những bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện những ý tưởng trừu tượng của mô hình kinh doanh. Để bắt tay vào sản xuất, các doanh nghiệp cần phải tính toán các chi phí nhân công, chi phí sản xuất, nguyên vật liệu…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải có cơ sở sản xuất và nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định. Tìm những nguồn cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ, tối ưu các chi phí nhân công, nhà xưởng… Sao cho sản phẩm sản xuất với chi phí thấp nhất nhưng lại có thể mang lại chất lượng và nguồn lợi nhuận cao nhất. Tất cả đều phải được tính toán một cách chi tiết và cẩn thận.
Lên kế hoạch quảng bá
Để mang những sản phẩm của mình đến tay khách hàng, các doanh nghiệp sẽ phải xây dựng những chiến lược quảng bá. Cụ thể chúng ta sẽ lên kế hoạch Marketing sản phẩm bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ như: Chạy quảng cáo trên Facebook, Google, áp phích, tờ rơi. Hoặc chúng ta cũng có thể sử dụng sức ảnh hưởng từ các KOL, Infulcer để mang sản phẩm của mình đến đúng đối tượng quan tâm.
Các chiến lược Marketing đúng đắn sẽ là bệ phóng cho những doanh nghiệp mới khẳng định tên tuổi và giá trị của mình. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải quan tâm đến những trải nghiệm đầu tiên của khách hàng. Từ đó có thể rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện chất lượng sản phẩm về sau.
Phân tích Swot
Swot là gì? Hiểu một cách đơn giản, Swot là viết tắt cho 4 cụm từ Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Trước khi hoàn thiện và đưa sản phẩm của mình ra thị trường, các doanh nghiệp cần phải phân tích 4 yếu tố này. Khi những ý tưởng vẫn chưa đi vào thực tế, việc phân tích Swot của doanh nghiệp sẽ giúp bạn vạch ra được hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Hoàn thiện ý tưởng và đưa vào hoạt động
Sau khi đã phát họa hết những ý tưởng của mình chúng ta sẽ bắt tay vào hoàn thiện ý tưởng kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động vốn và nguồn nhân lực đồng thời tìm kiếm đối tác. Họ có thể là người cung ứng cho chúng ta về nguồn nguyên vật liệu. Hoặc cũng có thể là nhà phân phối sản phẩm của chúng ta ra thị trường. Nếu đảm bảo được yếu tố cân bằng giữa nhà cung ứng và nhà phân phối, chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ đi vào quỹ đạo. Đồng thời hạn chế những rủi ro khi mất một trong hai.
Lời kết thúc
Mô hình kinh doanh chính là kế hoạch của các doanh nghiệp. Mà trong kế hoạch đó chúng ta có thể thấy được những rủi ro, những tiềm năng và hướng phát triển mới cho doanh nghiệp đó trong tương lai. Hy vọng rằng với những chia sẻ của chúng tôi về mô hình kinh doanh có thể giúp bạn hiểu hơn về cách mà mô hình này hoạt động