Bên cạnh người “hàng xóm” Backlink được nhiều người biết đến; thì Internal Link dường như bị bỏ quên dù rằng đây là một trong những yếu tố SEO Onpage hiệu quả và dễ dàng thực hiện.
Nếu xem Backlink, lưu lượng truy cập (traffic) là nguồn lực, là chất xúc tác để tăng độ uy tín cho website thì Internal link được coi là đường dẫn giúp tối ưu hóa nguồn lực này. Nội dung bài viết dưới đây CIT Group sẽ giới thiệu cho bạn những khái niệm cơ bản về internal link và cách tối ưu internal link cho website của mình.
Internal link là gì?
Liên kết nội bộ (Internal link) là những liên kết qua lại giữa các bài viết, chuyên mục trên cùng một website (cùng một tên miền domain). Các công ty seo nhiều năm kinh nghiệm, đã có đánh gí phần liên kết nội bộ là yếu tố cực ký quan trọng trong seo. Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố quyết định khi tối ưu SEO. Thông thường, internal link được sử dụng để điều hướng Google Bots và người dùng trên website.
Ngoài ra internal link còn giúp bạn giữ chân khách hàng ở lại trang web của bạn lâu hơn; hướng họ tới những nội dung liên quan và cuối cùng là tạo ra chuyển đổi tại trang đích (landing page).
Liên kết nội bộ có ba mục đích chính:
Xác định kiến trúc và phân cấp của một website
Hỗ trợ điều hướng website
Phân phối page authority và sức mạnh xếp hạng trên toàn website
Internal Link xuất hiện bên trong bài viết, các trang, ở thanh menu, ở header, footer và side bar. Liên kết nội bộ giúp hình thành nên cấu trúc phân cấp của 1 trang web. Thường thấy nhất là liên kết nội bộ trỏ từ trang chủ tới các trang danh mục rồi tới các bài viết và ngược lại.
Phân loại internal link
Có 2 loại liên kết nội bộ là liên kết tuyệt đối và liên kết tương đối. Mỗi liên kết tuyệt đối chỉ định một URL đầy đủ gồm giao thức và tên miền. Mỗi liên kết tương đối không chỉ rõ giao thức hoặc tên miền. Trong HTML, 2 loại liên kết này có dạng như sau:
Liên kết tuyệt đối – html: <a href=”http://quynhtrangpham.com/about-us”>Anchor text</a>
Liên kết tương đối – html: <a href=”/about-us”>Anchor text</a>
Lợi ích khi xây dựng liên kết nội bộ trong SEO
- Tham khảo thêm: Công ty thiết kế web cao cấp tại Đồng Nai
Thân thiện với người dùng hơn
Liên kết nội bộ giúp người dùng dễ dàng điều hướng trong trang web của mình. Bằng cách sử dụng văn bản neo thích hợp trong nội dung của bạn, bạn có thể hiển thị và gửi chúng tới các trang liên quan nhất mà họ quan tâm.
Làm tăng lượt xem trang
Vì đã được đề cập ở trên bằng cách sử dụng các văn bản neo thích hợp giúp người dùng tìm thấy nội dung hữu ích và liên quan hơn trong trang web của bạn. Điều này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi trang web của bạn, giúp trang web của bạn tăng thứ hạng lên top.
Tăng tốc độ lập chỉ mục của website
Việc tạo các liên kết nội bộ giúp hàng triệu con bot trên công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng len lỏi trên các trang web để thu thập những thông tin mới, điều này giúp cho tốc độ index bài viết sẽ nhanh hơn.
Tăng thứ hạng từ khóa
Thứ hạng từ khóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng bài viết, iên kết ngoài hay tối ưu Seo Onpage. Trong thứ hạng từ khóa trên bộ máy tìm kiếm thì liên kết nội bộ góp phần rất quan trọng vì nó liên kết qua lại giữa các trang điều hướng người dùng qua lại giữa các trang, giúp tăng tỷ lệ tin tưởng lẫn nhau.
Giảm thiểu tỷ lệ thoát trang
Tạo liên kết nội bộ giúp cho người dùng dễ dàng chuyển từ trang web này đến trang web khác, từ đó sẽ giữ được độc giả onsite lâu hơn, làm cho lưu lượng truy cập tăng lên. Tỷ lệ thoát trang giảm xuống nên website sẽ trở nên uy tín hơn với công cụ tìm kiếm.
Những lưu ý khi sử dụng internal link
- Mặc dù ngay cả bạn muốn dùng nó để thúc đẩy SEO, hãy nghĩ xem liên kết nội bộ này có tốt cho khách hàng hay không?
- Sử dụng liên kết nội bộ đúng mục đích, có liên quan tới những nội dung mà khách hàng sẽ cần. Đừng sử dụng chúng tới những bài không liên quan.
- Hãy đa dạng các anchor text từ khóa nhiều nhất có thể, bởi nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong SEO hơn là chỉ dùng loại anchor text từ khóa chính xác.
- Sử dụng những trang có Url cao để liên kết nội bộ tới trang SEO (như đã đề cập trên)
- Hãy tìm những liên kết bị gãy bởi những link này có hại cho SEO. Trường hợp này xảy ra khi một Url của bài được thay đổi. Vì thế, mỗi khi thay đổi Url bài viết, hãy nhớ 301 redirect.
- Áp dụng những trang có backlink tới nhiều để liên kết đến trang SEO.
- Dùng những trang có lượng tương tác cao để liên kết nội bộ tới trang SEO.
- Sử dụng contextual link.
Mô hình internal link – Link Wheel
Linkwheel (Liên kết bánh xe) là một mô hình đi link giữa các website vệ tinh theo hình tròn và đều trỏ về trang chính. Mô hình nay dựa trên việc xây dựng trang web vệ tinh xung quanh nhằm gia tăng số lượng backlink chất lượng một cách “tự nhiên” về trang.
Ví dụ : trang web X trỏ link về trang web Y, trang Y về trang Z, trang Z về trang W và cuối cùng trang W về trang X. Và 4 trang X,Y,Z,W này đều trò về trang web chính của bạn.
Tại sao mô hình link wheel lại có tác dụng trong SEO ?
Mô hình Link wheel áp dụng trong SEO
Nếu đã quen với các kiến thức về SEO thì chắc chắn bạn cũng sẽ hiểu được tầm quan trọng của backlink đến trang. Trong các yếu tố đánh giá độ mạnh và khả năng đứng thứ hạng cao của một trang web thì luôn luôn có 2 yếu tố vẫn trường tồn với thời gian chính là content sáng tạo, độc đáo và chất lượng backlink đến trang web của bạn.
Mô hình link wheel này đặc biệt chú trọng đến vấn đề backlink đến trang. Đối với mỗi một website vệ tinh, việc bạn xây dựng được cho các trang web này một hệ thống content độc đáo chất lượng sẽ làm tăng giá trị cho trang vệ tinh này. Không những thế, việc bạn trỏ link từ những website này về những website vệ tinh con khác cũng đồng thời pass link juice (sức mạnh) về những trang web vệ tinh đó. Vô hình chung sẽ làm tất cả các website vệ tinh mạnh mẽ hơn.
Việc trang web chính của bạn nhận được một số lượng lớn backlink từ những trang web vệ tinh chất lượng sẽ làm tăng giá trị của backlink. Qua đó, sẽ làm tăng sức mạnh của trang.
Nói chung hệ thống linkwheel là phương pháp mà chúng ta sẽ tạo ra những trang website vệ tinh chất lượng và làm mạnh các website này bằng cách trỏ link về nhau để gia tăng sức mạnh. Theo Google thì khi có được những “sự ủng hộ” từ những website chất lượng thì trang web của bạn cũng sẽ uy tín hơn và có khả năng cao đứng trong TOP kết quả tìm kiếm.
Cách phát triển mô hình link wheel cho website?
Để thực hiện mô hình link wheel, bạn cần:
- Hiểu rõ cấu tạo của mô hình link wheel
- Mỗi blog bạn tạo trên web 2.0 đều phải bookmark lại hoặc share trang web lên cá trang mạng xã hội.
- Lấy nguồn cung cấp dữ liệu RSS của những blog đã tạo để đưa lên thư mục RSS khác nhau.
- Chọn trang web 2.0 làm website vệ tinh
- Đăng kí subdomain của web 2.0 với danh bạ website.
- Ping nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc ping backlink.
Một số lưu ý:
- Sử dụng đa dạng keyword và kết hợp với LSI keyword và semantic keyword. Hạn chế dùng chính xác từ khóa trong anchor text.
- Tạo các liên kết có chọn lọc và hạn chế. Không cùng lúc xây dựng quá nhiều liên kết.
- Ưu tiên nội dung chất lượng, unique cho website.
- Dùng các trang mạng xã hội để xây dựng liên kết.
- Không dùng công cụ tạo content tự động hay spin content.
- Liên kết ngẫu nhiên để tránh thuật toán Footprint.
Những loại trang web nào có thể được sử dụng cho Link Wheel?
- Bài viết thư mục
- Trang web Wiki
- Trang web 2.0
- Backlink chất lượng từ Social Building
Bạn có thể sử dụng các trang web 2.0 sau đây để tạo nhiều trang web và áp dụng kỹ thuật bánh xe liên kết:
- WordPress
- Ucoz
- Wix
- Blogger
- Tumblr
- Jimdo
- Yola
- Weebly
…….