Brand là gì?
CEO của Amazon, Jeff Bezos định nghĩa về brand: “Your brand is what orther people say about you when you are not in the room”. Brand hay còn được hiểu là thương hiệu, nó là tổng hợp các giá trị vô hình về thuộc tính sản phẩm như: Tên, uy tín, giá thành,quảng cáo cho thương hiệu đó. Hay nói cách khác brand là những gì khách hàng nghĩ đến khi nhắc đến doanh nghiệp bạn nhưng ở mức độ cảm xúc, hằn sâu trong tâm trí khách hàng
Thương hiệu cũng giống như lời hứa của doanh nghiệp với khách hàng. Là tất cả sự kì vọng của khách hàng vào sản phẩm, dịch vụ của bạn, tạo sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu của bạn xuất phát từ những câu hỏi bạn là ai, bạn muốn trở thành ai và bạn muốn người khác sẽ nhìn nhận bạn như thế nào.
Branding là gì?
Branding là quá trình xây dựng và kết hợp hài hòa giữa các khía cạnh về ngôn ngữ, hình ảnh, trải nghiệm thương hiệu,… Nhằm tạo nên khối cảm xúc lớn đến khách hàng giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ. Có thể kể đến là việc đặt tên, lựa chọn màu sắc đại diện hoặc truyền tải thông điệp ý nghĩa đến khách hàng.
Để dễ hình dung, xây dựng thương hiệu là khi bạn trả lời những câu hỏi sau:
- Sứ mệnh của doanh nghiệp là gì?
- Bạn mong muốn mang lại giá trị gì cho khách hàng?
- Lợi ích và tính năng của sản phẩm hay dịch vụ của bạn có đáp ứng nhu cầu khách hàng?
- Khách hàng của bạn đã và đang nghĩ gì khi nhắc đến doanh nghiệp của bạn?
- Những giá trị nào là xứng đáng để khách hàng gắn bó với doanh nghiệp của bạn?
Các bạn tham khảo bài viết liên quan: 7P marketing là gi?
Tại sao doanh nghiệp cần phải branding?
Giúp thương hiệu dễ nhận diện trong lòng khách hàng
Hiện nay, trước vô số những cái tên trên thị trường, làm sao để khách hàng nghĩ đến thương hiệu của bạn ngay khi họ có nhu cầu? Apple – một cái tên cực kì thành công trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Khi cần mua điện thoại hay laptop, iPhone và MacBook chính là sự lựa chọn đầu tiên mà người tiêu dùng nghĩ đến. Apple đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để phát triển sản phẩm với những tính năng vượt trội mà đối thủ không thể có. Hình ảnh Apply trong mắt khách hàng là một thương hiệu chất lượng, đẳng cấp và là lựa chọn tốt nhất.
Tăng giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Một khi bạn xây dựng thành công thương hiệu và phát triển nó tốt thì giá trị sản phẩm/dịch vụ của bạn cũng theo đó mà tăng lên. Ví dụ như không phải tự nhiên mà giá thành một chiếc điện thoại Apple lại đắt hơn so với đối thủ cùng ngành. Hay những thương hiệu thời trang nổi tiếng với những món đồ đắt đỏ.
Bên cạnh giá trị thực mà sản phẩm mang lại, khách hàng sẵn sàng bỏ ra một món tiền lớn để sở hữu cả giá trị thương hiệu kèm theo sản phẩm. Bởi lẽ, trên thị trường, thương hiệu của bạn đã có chỗ đứng quan trọng, đã được định vị giá trị ở một tầm cao hơn so với các thương hiệu khác. Khi sử dụng sản phẩm của bạn, khách hàng cũng được nâng cao giá trị bản thân trong mắt người khác.
Tìm hiểu thêm: Marketing online là gì
Xây dựng niềm tin trên thị trường
Khi người dùng nhìn vào các thông điệp mà bạn truyền tải cùng diện mạo thương hiệu chuyên nghiệp, họ sẽ cảm thấy tin tưởng hơn. Từ đó, bạn sẽ thu được nhiều khách hàng tiềm năng để nuôi dưỡng trở thành người tiêu dùng. Vì thế, trong quá trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp, bạn nên đặt vấn đề niềm tin của khách hàng lên hàng đầu nhé
Xây dựng lòng trung thành
Khi có được niềm tin và sự yêu thích từ khách hàng, thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng xây dựng lòng trung thành trong lòng họ. Sử dụng sản phẩm của bạn trở thành thói quen và rất khó để chuyển sang sử dụng bất kì thương hiệu nào khác. Với điều kiện là thương hiệu của bạn phải duy trì được phong độ và “update” kịp thời xu hướng của khách hàng.
Tại sao iPhone mỗi khi ra mắt dòng sản phẩm mới đều gây được sự chú ý trên toàn cầu? Tại sao một khi đã sử dụng iPhone bạn sẽ rất khó chuyển sang sử dụng các thương hiệu điện thoại Android khác. Bởi lẽ Apply đã tạo ra hệ sinh thái cho các sản phẩm của mình. Thay vì sử dụng hệ điều hành Android của Google như bao thương hiệu điện thoại khác, Apply tạo ra một hệ điều hành iOS của riêng mình. Tạo dựng một thói quen cho khách hàng với giao diện đẹp mắt, thân thiện và những tính năng nổi trội, liên kết giữa tất cả các thiết bị của thương hiệu. Bên cạnh đó, thiết kế luôn có sự thay đổi mang tính đột pgas, dẫn đầu, trang trọng, đẳng cấp khiến người dùng không thể từ chối sản phẩm của họ.
Branding là làm gì?
Định vị thương hiệu (Brand Positioning)
Việc đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định vị trí của mình trên thị trường, trong lòng khách hàng. Đó gọi là Brand Positioning (Định vị thương hiệu). Từ đó, doanh nghiệp biết mình đang làm tốt ở đâu và chưa tốt điểm nào để có thể điều chỉnh các hoạt động giúp phát triển hoặc cải thiện thương hiệu. Khi làm công việc định vị thương hiệu, bạn cần rèn luyện kỹ năng phân tích, nghiên cứu và lên chiến lược xây dựng.
Một số thông tin bắt buộc bạn phải tiếp cận khi triển khai định vị thương hiệu, bao gồm:
- Thông tin khách hàng mục tiêu
- Nghiên cứu, phân tích kỹ các đối thủ cạnh tranh về các khía cạnh: cảm nhận của khách hàng về sản phẩm, thiết kế bao bì, bộ nhận diện thương hiệu,…
- Thuộc tính sản phẩm: giá trị cốt lõi sản phẩm/dịch vụ, văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị thương hiệu
- Lập sơ đồ định vị dựa trên chất lượng và giá cả của sản phẩm.
Quản trị thương hiệu (Brand Management)
Đối với công việc quản trị thương hiệu, bạn cần có kỹ năng:
- Phân tích đối thủ
- Nhạy bén với thị trường
- Thường xuyên cập nhật xu hướng mới
- Vai trò một nhà quản trị thương hiệu ngoài việc kiểm tra tiến độ, còn phải xây dựng mối quan hệ giữa sản phẩm/dịch vụ, nguồn lực với nhận thức của khách hàng. Điều này sẽ giúp tạo bước đệm thúc đẩy tiến độ, gia tăng giá trị nhận diện thương hiệu đối với khách hàng.
Khi thực hiện công việc quản trị thương hiệu, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình về các kiến thức cơ bản sau:
- Cách xây dựng Brand ambassador (đại sứ thương hiệu)
- Thiết lập Brand awareness (nhận thức thương hiệu)
- Tạo dựng Brand engagement (cam kết thương hiệu)
- Thực thi Brand implementation (triển khai thương hiệu)
Kết hợp các kiến thức Branding vào quá trình thực thi quản trị thương hiệu sẽ giúp bạn có được cái nhìn bao quát và có nhiều kinh nghiệm hơn cho các dự án sau này.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu xuất hiện nhằm giúp người dùng phân biệt thương hiệu so với đối thủ. Gồm có: logo, slogan, tagline, brand guide,…Công việc này đòi hỏi bạn lên ý tưởng, phân tích, khả năng trình bày, am hiểu đồ họa. Đặc biệt, bạn phải biết nên tạo cho mình quy trình làm việc chuyên nghiệp với team design để xây dựng bộ nhận diện tốt nhất cho khách hàng.
Xây dựng định vị sản phẩm (Product Positioning)
Công việc này được đánh giá là khá tương đồng với xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, đối với việc triển khai định vị sản phẩm thì bạn sẽ tập trung vào một sản phẩm cụ thể dựa trên các chiến lược Branding.
Thực hiện nghiên cứu khách hàng, đối thủ, thị trường và tạo tính nhất quán cho sản phẩm (key message, logo, màu sắc,…). Khẳng định giá trị sản phẩm mang lại cho khách hàng, là giải pháp tốt nhất cho nhu cầu của họ.
Phân biệt Branding và Marketing
Branding là một phần của ngành Marketing là gì. Nếu Marketing là nghiên cứu và đáp ứng nhu cầu chưa được đáp ứng của người dùng thì Branding chính là xây dựng tình yêu cho thương hiệu, cho sản phẩm. Tuy là chức năng khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của cả Branding và Marketing đều là để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Marketing luôn luôn tồn tại và không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp. Marketing không chỉ đơn thuần là quảng cáo, tiếp thị, làm truyền thông. Marketing còn là nghiên cứu, tìm kiếm nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm đáp ứng nó. Nếu thiếu marketing, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thành công.
>>> Có thể bạn quan tâm: 4P Marketing là gì?
Còn Branding còn tuỳ thuộc vào ngành hàng và giai đoạn phát triển của công ty mà doanh nghiệp quyết định đầu tư nhiều hay ít. Với các dòng sản phẩm không có quá nhiều điểm khác biệt với đối thủ thì nhãn hàng cần đẩy mạnh branding để tạo sự khác biệt trong tâm trí khách hàng. Ví dụ như Clear và Head&Shoulder, cả hai đều là sản phẩm dầu gội trị gàu. Các marketer phải định hình sự khác biệt cho thương hiệu của mình. Nếu Clear là “Gội sạch sâu, đánh bay gàu” mang thuộc tính Sạch sâu thì Head&Shoulder là “Trị gàu sau một lần gội” mang thuộc tính Trị gàu.
Riêng đối với các mặt hàng công nghệ, doanh nghiệp cần phải tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Do đặc tính của sản phẩm, khách hàng sẽ không đơn thuần chọn mua một món đồ dựa trên cảm tính. Họ đòi hỏi một sản phẩm có tính năng thông mình, cao cấp và hiện đại. Nên những thương hiệu về đồ công nghệ cần chú trọng marketing nhiều hơn, thay vì branding.