Marketing 4P – thuật ngữ không còn xa lạ với dân Marketer và giới kinh doanh. Đây được xem là mô hình marketing phổ biến mà hầu như doanh nghiệp nào cũng áp dụng vào chiến lược kinh doanh của mình. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu về Marketing 4P là gì và vận dụng nó một cách hiệu quả?
Trong bài viết này, CIT Group sẽ giải thích chi tiết về mô hình 4P trong marketing và đưa ra ví dụ minh họa về mô hình Marketing Mix 4P là gì trong thực tế để bạn có thể hình dung một cách dễ dàng nhất.
Định nghĩa marketing 4P là gì?
Marketing 4P (hay Marketing mix 4P) là tập hợp 4 công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
4P trong marketing là mô hình marketing là gì bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
- Product (Sản phẩm)
- Price (Giá cả)
- Place (Địa điểm)
- Promotion (Quảng bá)
1. Product – Bạn sử dụng mô hình 4P để bán sản phẩm gì?
Một sản phẩm được coi là “mạch máu” của chiến lược 4P marketing .Tất cả các hoạt động marketing đều bắt đầu từ sản phẩm. Sản phẩm không chỉ là một thực thể vật lý mà nó còn nắm bắt được toàn bộ khía cạnh hữu hình và vô hình như: dịch vụ, tính cách, tổ chức và ý tưởng,…Không có sản phẩm, thì cũng sẽ không có giá, không có quảng cáo hoặc địa điểm. Do đó trong mô hình 4P, sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất.
Doanh nghiệp bạn cần cân nhắc các yếu tố sau để lựa chọn chiến lược phù hợp
Sản phẩm của bạn thuộc nhóm sản phẩm nào? Hiểu rõ sản phẩm của bạn phù hợp với loại nào rất quan trọng trong việc xác định cách định giá, bán ở đâu và làm thế nào để quảng bá nó.
- Hàng tiện dụng, tiêu dùng nhanh: những mặt hàng mọi người sử dụng hàng ngày và phải mua thường xuyên
- Hàng mua sắm: thứ họ sẽ cân nhắc mua sắm và so sánh các sản phảm thuộc các thương hiệu khác nhau
- Các mặt hàng đặc biệt: thứ đặc biệt họ sẽ chỉ mua vài lần, như một món quà đắt tiền hoặc mặt hàng xa xỉ
- Loại hàng thụ động: thứ mà người tiêu dùng không hề biết đến và cũng không mong muốn mua chỉ trừ khi trường hợp đặc biệt (bảo hiểm tai nạn, dịch vụ mai táng, bình chữa cháy, …)
Sản phẩm mới hoặc đã tồn tại trên thị trường
- Nếu là sản phẩm mới, bạn phải có khả năng thuyết phục được người tiêu dùng rằng sản phẩm của bạn là cần thiết đối với họ và tạo ra nhu cầu cho sản phẩm.
- Nếu là một phiên bản khác của sản phẩm có sẵn, bạn cần cho người dùng thấy sản phẩm của bạn là lựa chọn tốt hơn cả về chất lượng và giá cả.
2. Price – Chiến lược định giá thế nào để kế hoạch 4P Marketing thành công?
Giá cả là giá trị tiền tệ mà khách hàng sẽ phải trả để mua hoặc sở hữu sản phẩm của một cá nhân hoặc một doanh nghiệp. Đó là kết quả của các yếu tố khác nhau bao gồm: lợi nhuận của công ty, phân khúc mục tiêu, trợ cấp, giảm giá, cung-cầu và chi phí của 3P khác trong 4P. Khía cạnh này quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó giá cả có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ kế hoạch Marketing 4P.
Nếu giá của bạn quá thấp sẽ dễ khiến người dùng định vị sản phẩm của bạn không chất lượng bằng đối thủ hay bạn sẽ có ít lợi nhuận hơn. Nếu giá của bạn quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ hơn.
Chiến lược về giá còn tác động đến việc định vị sản phẩm giữa các đối thủ cạnh tranh cũng như nhận thức của khách hàng về sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp thường sử dụng một trong ba chiến lược này để định giá.
- Giá thâm nhập (giữ giá thấp để chiếm thị phần).
- Giảm giá (giá cao ban đầu sau đó giảm giá).
- Giá cả cạnh tranh (giá ngang bằng với cạnh tranh).
3. Place – Kênh phân phối mà bạn lựa chọn có tiếp cận được khách hàng mục tiêu?
Marketing 4P – Place
Một sản phẩm, chỉ có giá trị khi nó đươc phân phối để tiếp cận đến khách hàng, do đó chiến lược về phân phối kênh bán hàng trong mô hình 4P Marketing cũng không kém phần quan trọng. Doanh nghiệp nên xác định kỹ lưỡng về thị trường mục tiêu và làm thế nào để đạt được sự phân phối tốt nhất.
Chiến lược phân phối bao gồm
- Phân phối chuyên sâu: Bao phủ thị trường nhiều nhất có thể
- Phân phối chọn lọc: Đối với các sản phẩm cao cấp.
- Phân phối độc quyền: Đối với các sản phẩm độc quyền hơn. Rất ít cửa hàng.
- Hệ thống nhượng quyền: Các công ty nhỏ phân phối thay mặt bạn.
Một doanh nghiệp cũng có thể quyết định giữa phân phối trực tiếp và gián tiếp:
- Phân phối trực tiếp – Khi doanh nghiệp bán trực tiếp cho khách hàng mà không liên quan đến bất kỳ bên trung gian nào.
- Phân phối gián tiếp – Khi doanh nghiệp liên quan đến các bên trung gian trong chiến lược phân phối của họ.
4. Promotion – Quảng bá thế nào để nhiều người dùng biết đến?
Quảng bá sản phẩm là khía cạnh cuối cùng trong tổ hợp chiến lược Marketing 4P. Thông qua khía cạnh này, khách hàng sẽ nhận biết về sản phẩm của công ty, từ đó doanh nghiệp sẽ dễ dàng thúc đẩy nhu cầu mua hàng của khách hàng, đồng thời nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu của mình nhanh chóng hơn.
Các yếu tố chính của tiếp thị phối hợp là:
- Quảng cáo
- Bán hàng cá nhân hóa
- Quan hệ công chúng
- Tiếp thị trực tiếp
- Truyền thông xã hội
- Khuyến mại
6 bước phát triển 4P trong Marketing Mix
Để có thể thành công, chiến lược marketing 4P cần phải dựa trên việc nghiên cứu kĩ lưỡng các yếu tố 4P trong marketing là gì, đồng thời kết hợp với sự đổi mới thông qua 6 bước sau:
1. Xác định Điểm bán hàng độc nhất
Unique selling point (USP hay Điểm bán hàng độc nhất) là những giá trị mà chỉ có riêng sản phẩm/dịch vụ của bạn mới có được. Đây chính là điểm khác biệt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh.
Thông qua các khảo sát người tiêu dùng, bạn sẽ xác định được đâu là đặc điểm hoặc tính năng chính của sản phẩm mà nhiều người yêu thích. Từ đó, tìm cách đáp ứng các nhu cầu của họ.
2. Thấu hiểu khách hàng
Xác định khách hàng của mình thông qua các câu hỏi:
- Ai là người sẽ mua sản phẩm?
- Vấn đề mà họ đang gặp phải là gì?
- Họ mong muốn một sản phẩm như thế nào?
Hiểu được nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn đưa ra các offer đúng với insight vào đối tượng mà mình hướng tới, từ đó chiến lược marketing 4P là gì của bạn sẽ hiệu quả hơn.
3. Tìm hiểu đối thủ
Chi phí và các lợi ích đi kèm như giảm giá, bảo hành, ưu đãi đặc biệt, … của đối thủ phải được xác định và phân tích đánh giá kĩ lưỡng. Công việc này sẽ giúp bạn đưa ra mức giá cho sản phẩm cũng như những chính sách đi kèm của mình một cách thực tế, khách quan, phù hợp với người tiêu dùng.
4. Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng
Đến bước này, người làm marketing cần tìm hiểu được:
- Khách hàng tiềm năng thường mua hàng ở đâu?
- Họ thường sử dụng kênh social nào?
Việc chọn lựa kênh phân phối và cách thức truyền thông cần phải được cân nhắc kĩ lưỡng. Vì nhiều kênh social media (như Facebook, website, Youtube, …) có thể target số lượng khách hàng lớn trên phạm vi rộng. Trong khi đó, nếu sản phẩm chỉ phục vụ một thị trường nhất định, thì bạn nên tập trung đẩy mạnh kênh/khu vực địa lý cụ thể.
5. Phát triển chiến lược truyền thông
Dựa trên việc xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và thiết lập mức giá cho sản phẩm. Đến bước này, chiến lược truyền thông marketing cần được thực hiện.
Dù sử dụng bất kỳ phương thức quảng cáo nào cũng cần phải đảm bảo được yếu tố thu hút khách hàng tiềm năng, đồng thời các tính năng và lợi ích của sản phẩm phải được làm nổi bật, dễ hiểu.
6. Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể mô hình 4P
Đến bước này, bạn cần phải xem xét các yếu tố trên liên kết với nhau như thế nào? Vì cả 4 yếu tố trong mô hình 4P Marketing đều bổ trợ nhau, phụ thuộc lẫn nhau và có liên quan mật thiết với nhau tạo nên một chiến lược thành công.
- Các kênh phân phối, kênh marketing có củng cố giá trị của sản phẩm hay không?
- Tài liệu quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối được đề xuất?
Mô hình Marketing Mix 4P
Ví dụ cụ thể về mô hình marketing 4p là gì?
Cocacola là một trong những thương hiệu lớn và có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới. Cocacola đã áp dụng chiến lược Marketing Mix 4P cực kỳ thành công qua ví dụ dưới đây:
- Hiện tại Coca Cola có hệ thống sản phẩm rất đa dạng với hơn 3500 sản phẩm (Product).
- Coca Cola hoạt động ở khắp nơi trên thế giới với hệ thống phân phối rộng khắp (Place).
- Tất cả các sản phẩm của Coca Cola đều có chiến lược về giá hết sức khôn ngoan khiến các đối thủ phải săm soi và cạnh tranh khốc liệt. (Price)
- Đến nay, Coca Cola đã có cả một “kho tàng quảng cáo” với các chiến dịch quảng cáo vang dội khắp thế giới và để lại dấu ấn trong lòng khách hàng, cùng hoạt động CSR cực kỳ mạnh mẽ. (Promotion)
Coca Cola chính là một trong những minh chứng cho sự áp dụng chiến lược Marketing 4P thành công. Đặt đúng sản phẩm vào đúng thời điểm với mức giá phù hợp cùng cách quảng cáo khôn ngoan, chắc chắn bạn sẽ trở thành nhà vô địch.
Những câu hỏi thường gặp trong quá trình lên chiến lược Marketing 4P
Marketing Mix là gì?
Marketing mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường.
4P trong Marketing Mix là gì?
4P trong marketing là mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản:
- Product (Sản phẩm)
- Price (Giá cả)
- Place (Địa điểm)
- Promotion (Quảng bá)
Có mấy loại Marketing Mix?
Có 4 loại mô hình Marketing Mix được sử dụng nhiều nhất, gồm có:
- Marketing Mix 4P
- Marketing Mix 6P
- Marketing Mix 7P
- Marketing Mix 4C
KẾT
Hi vọng với những kiến thức về 4P trong Marketing mà CIT Group đã tổng hợp ở phía trên sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về chiến lược này. Chúc bạn sẽ áp dụng thành công mô hình Marketing 4P này vào chiến lược Marketing của bạn!