Khi nhắc đến chiến lược 4P trong marketing mix, thì không thể không nhắc đến chữ P cuối cùng (Promotion) – Một trong những nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy thương hiệu phát triển vượt bậc. Vậy thực chất Promotion là gì? Những yếu tố tạo nên chiến dịch promotion marketing là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về chữ P đặc biệt này nhé!
Promotion là gì?
Promotion trong Marketing là chữ P thứ tư và cũng là cuối cùng của chiến lược Marketing Mix. Giải nghĩa cho việc chữ P này đứng cuối cùng là để có chiến lược Promotion, các chữ P trước (sản phẩm, giá cả và phân phối) đã phải sẵn sàng. Promotion thường sử dụng truyền thông tiếp thị tích hợp (IMC) – tức là sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để truyền tải thông điệp của thương hiệu từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Cách thức sử dụng promotion trong lĩnh vực makerting
Promotion thường được các Marketer sử dụng vào 2 con đường chính:
Above the line: là các loại hình Marketing có độ phủ rộng giúp xây dựng hình ảnh nhãn hiệu với mục đích bền vững và lâu dài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như TV, Radio, Print & Outdoor Ads. Các hoạt động này thường là Brand team sẽ đảm nhận.
Below the line: là loại hình Marketing nhắm đến một đối tượng cụ thể, với mục đích chính là tạo ra sự tương tác trực tiếp, làm tăng sự trung thành của khách hàng, thúc đẩy họ tìm hiểu và sử dụng sản phẩm. Mục đích cuối cùng của hoạt động này là chuyển đổi khách hàng. Below the line thường được đảm nhận bởi Trade team và đội ngũ Sales.
Những yếu tố tạo nào tạo nên chiến dịch Promotion là gì?
Trong chiến lực Marketing Mix, promotion chịu trách nhiệm hoàn toàn khâu định vị truyền thông. Để có được chiến lược Promotion hiệu quả, bạn cần tích hợp nhiều yếu tố khác nhau để tạo ra một chiến dịch độc đáo nhất. Các yếu tố đó bao gồm:
Bán hàng cá nhân – Personal Selling là gì?
Personal selling là gì? Đây là một hình thức sử dụng các nhân viên bán hàng – những nhân viên đã tải qua một khóa đào tạo về cách tiếp cận và kỹ thuật bán hàng chuyên nghiệp cho khách hàng trực tiếp. Tuy nhiên, cách làm này khá tốn kém, chỉ nên sử dụng nếu personal selling là gì thực sự mang lại lợi tức cho doanh nghiệp của bạn.
Khuyến mại – Sales Promotion
Hoạt động này được sinh ra để kích thích, khuyến khích khách mua hàng trong giai đoạn ngắn bằng cách cung cấp thêm cho họ một lợi ích tăng thêm nào đó. Nhờ vào chính dịch Sales promotion này mà doanh nghiệp thu về được một nguồn lợi nhuận đáng kể (Chiến lược kéo). Đồng thời, các chương trình khuyến mại cũng kích thích các kênh phân phối trung gian bán nhiều hàng hóa hơn cho doanh nghiệp (Chiến lược đẩy).
Trong kinh doanh, thỉnh thoảng các doanh nghiệp cần tạo ra những cú hích để kích thích thị trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán. Tuy nhiên, những chương trình khuyến mại này chỉ nên diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, nếu lạm dụng quá sẽ bị phản tác dụng.
Quan hệ công chúng – PR
Quan hệ công chúng được hiểu là một hoạt động liên tục đã được lên kế hoạch trước đó nhằm nỗ lực thiết lập và duy trì uy tín, tình cảm, sự hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng. PR có thể trẻ, nhưng chắc chắn là không miễn phí. Các chiến lược PR thành công có xu hướng dài hạn và lập kế hoạch cho tất cả các trường hợp.
Marketing trực tiếp – Direct Marketing
Marketing trực tiếp là hoạt động marketing được thực hiện trực tiếp mà không thông qua bất kỳ một nhà phân phối hay trung gian nào. Với hoạt động này thì doanh nghiệp sẽ là người liên hệ trực tiếp với khách hàng. Các hình thức marketing trực tiếp bao gồm: Gửi thư, gọi điện trực tiếp, gửi email trực tiếp cho khách hàng hay khảo sát khách hàng trực tiếp, quảng cáo ngay tại điểm bán hàng và tổ chức các sự kiện cho khách.
Hội chợ và triển lãm thương mại
Hội chợ và triển lãm thương mại là một trong những sự kiện giúp doanh nghiệp liên hết được nhiều khách hàng mới, trong đó có những khách hàng tiềm năng. Thông thường, mục đích chính của hội chợ triển lãm là để nâng cao nhận thức trong tâm trí khách hàng và khuyến khích dùng thử chứ không phải là bán được nhiều sản phẩm.
Quảng cáo
Quảng cáo là hình thức marketing phải trả phí để giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng tới khách hàng. Quảng cáo sẽ đưa ra những thông điệp bán hàng đầy thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán để tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người dùng.
Nhiều hình thức quảng cáo phổ biến mà các doanh nghiệp hay sử dụng như: đăng bài quảng cáo trên báo chí; tạp chí; truyền hình; quảng cáo ngoài trời như dán áp phích, quảng trên xe buýt; quảng cáo kỹ thuật số; trực tuyến và Internet.
Tài trợ – Sponsorship
Tài trợ là hình thức mà doanh nghiệp trả tiền để được liên kết với một nhãn hàng, một sự kiện, hay một hình ảnh cụ thể nào đó. Ví dụ như tài trợ cho các chương trình ca nhạc, thể thao, giải đua, các game show,… Để từ đó, sự xuất hiện của những sự kiện này luôn đi kèm với cái tên của các doanh nghiệp tài trợ.
Online Promotions
Online Promotions thực chất là hình thức quảng cáo dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Ví dụ quảng cáo trực tuyến trả phí qua mỗi lần click chuột của Google, hay chạy quảng cáo tài trợ web. Các doanh nghiệp sẽ thường xuyên gửi email marketing trực tiếp đến khách hàng mục tiêu. Còn các trang web là phương tiện để truyền đạt thông tin, nội dung đến đối tượng công chúng liên quan.
Hiện nay, Online Promotions đang thực sự bùng nổ, phá bỏ mọi rào cản về địa lý thông qua smartphone. Hay như truyền thông xã hội qua quảng cáo trên Facebook, Youtube…được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để quảng bá thành công các dịch vụ, sản phẩm của mình.
Đối tượng nào cần sử dụng Promotion?
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể cung cấp cho khách hàng một số lợi ích bổ sung khi mua hàng, và đó chính là các thủ thuật của chiến lược Promotion trong Marketing. Các nhà bán lẻ và các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng chiến lược tiếp thị quảng cáo để tăng số lượng bán họ nhận được. Hay như một số doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán các sản phẩm khó bán lẻ hơn thường sẽ quảng cáo cho những khách hàng đã mua một sản phẩm liên quan trước đó.
Hiệu quả của một chiến lược Promotion thành công
Tạo ra nhận thức
Vai trò quan trọng đầu tiên của chiến lược Promotion chính là tạo ra nhận thức. Khi doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm hay dịch vụ mới thì nhận thức cũng cần được tạo ra song song với đó. Vì vậy, các doanh nghiệp thường sử dụng cùng lúc các hoạt động Above the line và Below the line để quảng bá sản phẩm hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu
“Thương hiệu là một lời hứa” chính là tuyên ngôn bất tử được sử dụng phổ biến nhất trong marketing. Mỗi thương hiệu sẽ bao gồm cả sản phẩm và chiến lược marketing của doanh nghiệp đến khách hàng. Hiện nay, Apple và Cocacola đang dẫn đầu bảng giá trị thương hiệu nhờ nỗ lực quảng bá và truyền thông trong suốt những thập kỷ qua
Định vị thương hiệu
Khi nói đến các thương hiệu bán đồ ăn nhanh, có phải trong đầu bạn sẽ nghĩ ngay đến KFC, McDonald, Burger King,..? hay bất kỳ sản phẩm nào khác không? Tất cả các công ty này đều đang chạy đua để có được vị trí hàng đầu trong tâm trí bạn cũng như những khách hàng khác. Cho dù bạn bạn chưa có cơ hội để trải nghiệm bất kỳ sản phẩm nào của các thương hiệu này, nhưng các chiến lược Promotion của họ đã góp phần quan trọng khi định vị được thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Sự chấp thuận
Một khách hàng có thể chấp nhận một sản phẩm nếu họ đã từng nghe qua về sản phẩm đó . Như vậy, có thể thấy rằng các chiến lược Promotion sẽ là bệ phóng để gia tăng được sự chấp thuận của sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, dù quảng cáo có hay đi chăng nữa mà sản phẩm không phù hợp thị trường, hay thị hiếu khách hàng thì cũng sẽ không bao giờ được chấp nhận. Do đó, đôi lúc các chiến lược Promotion cũng có những hạn chế nhất định.
Nhắm mục tiêu khách hàng
Nếu các doanh nghiệp nhắm trúng được mục tiêu khách hàng mong muốn đi kèm với chiến lược Promotion phù hợp thì chắc chắn sẽ có được một kết quả thành công ngoài mong đợi. Chẳng hạn như Pepsi nhắm vào giới trẻ, còn Adidas thì nhắm vào những người đam mê thể thao…
Gợi nhớ thương hiệu
Chiến lược Promotion được tạo ra để thu về những kết quả có giá trị, một trong những kết quả đó là tạo nên sự gợi nhớ thương hiệu. Rất nhiều thương hiệu ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường dù không cần đến quảng cáo.
Tuy nhiên, đối với những lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao, luôn có những nhân tố mới xuất hiện thì một dòng sản phẩm chung nào đó nếu muốn có chỗ đứng trên thị trường cần phải được thường xuyên thực hiện Promotion. Vì vậy, có thể thấy Promotion trong Marketing giúp gợi nhớ thương hiệu, từ đó thúc đẩy doanh thu và mở rộng thương hiệu của sản phẩm.
Thu hút được khách hàng mới
Mục đích cuối cùng của bất kỳ chiến dịch quảng bá sản phẩm nào cũng là để thu hút được khách hàng mới, tăng khả năng chuyển đổi nhằm mang lại nguồn doanh thu lớn cho công ty. Kết hợp các hoạt động Above the line, Below the line với kế hoạch truyền thông Marketing phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng thu hút nhiều khách tiềm năng hơn.