Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Slogan là gì? Hiểu và sáng tạo một slogan thành công

Một trong những chiêu thức “tỏ tình” để tạo nên sự thu hút thành công của các thương hiệu đến với khách hàng là tạo nên một slogan ấn tượng. Slogan đóng vai là “đòn bẫy” quan trọng cho thương hiệu nhưng rất ít ai có thể hiểu một cách chính xác về nó. Bài viết này sẽ giúp bạn định nghĩa Slogan là gì? một cách rõ nét nhất, cùng nhau tìm hiểu nhé!

1.Slogan là gì?

slogan là gì?
slogan là gì?

Chúng ta từng nghe đến “Think different” của Apple, “Just do it!” của Nike, hay “The power of dreams” của Honda… Đó chính là những slogan nổi tiếng dành riêng cho từng thương hiệu. Nhưng để định nghĩa được slogan là gì? thì không phải ai cũng diễn tả chính xác.

Slogan là tên tiếng Anh được dịch là khẩu hiệu. Là một cụm từ ngắn gọn nhưng chứa đựng thông điệp của một thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Thường đi kèm với logo hoặc thương hiệu. Tùy vào sản phẩm của từng thương hiệu mà nó mang âm điệu mạnh mẽ hoặc mềm mại tạo nên nét độc đáo riêng biệt.

2. Công dụng “thần thánh” của slogan trong chiến lược thương hiệu

2.1. Slogan – một phần không thể thiếu đối với marketing thương hiệu.

Một thành phần “nhỏ nhưng có võ”, tuy chỉ gói gọn trong một cụm từ rất ngắn, nhưng slogan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển. Có thể ghi đậm dấu ấn chiếm lĩnh lòng tin của mọi người tiêu dùng. Nó hoạt động như một cầu nối giữa khách hàng với thương hiệu. Đó là mục tiêu marketing chung mà các doanh nghiệp đều mong muốn đạt được và Slogan chính là “sứ giả thần kỳ” mang đến điều ấy.

2.2. Đòn bẩy cho tên thương hiệu.

Luôn đi kèm với tên thương hiệu, có vai trò giải thích cụ thể về tên thương hiệu trên các phương tiện truyền thông. Để thương hiệu được nổi bật, một slogan hay ho có thể tạo hiệu ứng làm sáng tên thương hiệu chạm vào người tiêu dùng một cách dễ dàng. Vì vậy, Slogan chính là đòn bẩy giúp tên thương hiệu luôn nổi bật, thu hút khách hàng.

2.3. Có thể kêu gọi hành động, slogan giúp thương hiệu được yêu mến.

Một slogan thành công là vừa mang lại lợi ích cho thương hiệu vừa thể hiện được sự cam kết của thương hiệu đến khách hàng. Không chỉ có nhiệm vụ thu hút các khách hàng mà phải có sự lôi cuốn của tất cả mọi người bao gồm những toàn bộ nhân viên hành động theo đúng với ý nghĩa của slogan nhằm nhắc nhở họ về ý nghĩa thực sự mà thương hiệu của doanh nghiệp luôn muốn mang đến cho khách hàng.

2.4. Cầu nối xây dựng quan hệ người tiêu dùng đến với thương hiệu.

Mục đích tạo ra một slogan là sự kết nối. Nó đóng vai trò là mắt xích, cầu nối tạo siêu liên kết giữa hai bên, tạo cảm xúc kết nối để có mối quan hệ lâu bền giữa người tiêu dùng với thương hiệu mà bản thân doạnh nghiệp tạo nên.

2.5. Gây ấn tượng khiến khách hàng ghi nhớ thật lâu thương hiệu.

Để gây ấn tượng thì nghiễm nhiên slogan đó phải đáp ứng được các yếu tố quan trọng mà nó phải có đó là sự nhất quán về mặt nội dung cũng như hình thức. Ngoài ra, cần phải có ý nghĩa đặc biệt để khi nhắc tới khách hàng tự nhiên nghĩ ngay đến thương hiệu.

2.6. Slogan chạm đến cảm xúc của người dùng, tạo cảm giác về sản phẩm cho khách hàng.

Một tác phẩm hay là một tác phẩm chạm đến tim người đọc, để làm được như vậy thì tác phẩm đó phải gợi cảm xúc. Cũng như vậy, việc tạo ra một slogan vừa mang đến thông điệp vừa tạo mạch cảm xúc đó là một thành công.

2.7. Slogan tạo được nét riêng của doanh nghiệp, ngành nghề khác.

Mỗi lĩnh vực, muốn nổi bật thì phải đạt được yếu tố riêng biệt, có ưu điểm vượt trội mới có thể nổi bật. Chính vì điều đó, một doanh nghiệp muốn tạo sự thành công và khác biệt thì khẩu hiệu là đặc biệt quan trọng.

3. Những yếu tố cần thiết cho một slogan là gì?

Để tạo ra một slogan hiệu quả, bạn phải đảm bảo đáp ứng được những yếu tố sau:

Hình thức: Có độ dài phù hợp và “mài dũa” thành một câu ngắn gọn, Số lượng chữ tối ưu cho một câu hoàn hảo thường từ 3 đến 5 từ; từ ngữ ngắn gọn và súc tích là mục tiêu hàng đầu, phải đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ; âm điệu bắt tai.

Nội dung: Mô tả được đặc điểm của sản phẩm, thương hiệu. Rõ ràng, mang độ tin cậy cao, truyền tải được thông điệp và tiếng nói riêng cho thương hiệu. Phải đảm bảo tính trung thực trong khẩu hiệu. Mang thông điệp tích cực. Cấu trúc mới lạ, kết nối với mặt hàng của doanh nghiệp để khi khách hàng đọc lên là nhận biết và nghĩ ngay đến sản phẩm.

Ý nghĩa: Slogan phải gần gũi với cuộc sống hằng ngày của khách hàng, đảm bảo được sự tinh tế, gây ấn tượng để chạm đến trái tim của người tiêu dùng.

4. Hành trình tạo nên một slogan ấn tượng

Slogan là gì?
Hành trình tạo nên một slogan ấn tượng
  • Bước 1:

Điều quan trọng đầu tiên bạn phải làm đó là tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về thương hiệu và sản phẩm của mình. Đây là việc bắt buộc phải làm trước khi tạo một slogan. Bởi vì slogan chính là “chiếc áo” làm nổi bật toàn bộ sứ mệnh, giá trị cốt lõi cho bản thân mỗi doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu những nét cần được làm nổi bật của sản phẩm, hiểu được tâm lí khách hàng đang mong muốn điều gì để có thể “đánh” trực tiếp vào trái tim khách hàng. Tạo nên cho mình một phong cách riêng biệt so với các đối thủ.

  • Bước 2:

Nếu muốn không có sự trùng lặp ý tưởng tạo điểm khác biệt thì bạn phải nghiên cứu, tham khảo những slogan của các doanh nghiệp có cùng sản phẩm kinh doanh.

  • Bước 3:

Để có thể tạo ra một slogan phản ánh được sức ảnh hưởng của thương hiệu đến khách hàng thì bạn phải nhận diện và định vị được vị trí hiện tại của mình trên thị trường trong thời điểm hiện tại.

  • Bước 4:

Liệt kê những ý tưởng và tổng hợp slogan bạn sáng tạo ra. Mang tất cả giới thiệu cho các đồng nghiệp những slogan mà bạn thống kê đấy để khảo sát ý kiến. Bạn nên cân nhắc hỏi và xin ý kiến từ những nguồn thông tin xung quanh của bạn bè, người thân, khách hàng hay thậm chí là đối tác của mình. Không nên bỏ sót một slogan nào vì đôi khi ý tưởng đó phù hợp và tồn tại xuyên suốt cùng doanh nghiệp của bạn.

  • Bước 5:

Sau khi tham khảo ý kiến tất cả mọi người thì bước cuối cùng là chọn ra một slogan hiệu quả và tâm đắc nhất, phù hợp nhất và mang lại hiệu quả marketing tốt nhất.

5. Tổng hợp những câu slogan “chất như nước cất” hay nhất mọi thời đại

slogan ấn tượng
Tổng hợp những slogan ấn tượng nhất mọi thời đại

5.1. Slogan nổi tiếng trên thế giới

Chúng ta cùng dạo một vòng quanh thế giới để xem những slogan “độc nhất vô nhị” về kinh doanh đã làm nên tên tuổi các thương hiệu lớn:

  • Nike – Just Do It
  • Kit Kat – Have a break, have a Kit Kat
  • California Milk Processor Board – Got Milk?
  • M&Ms – Melts in your mouth, not in your hand
  • De Beers – A Diamond is forever
  • Avis – We Try Harder
  • Wheaties – Breakfast of Champions
  • L’oreal – Because you’re worth it
  • Las Vegas Conventions And Visitor’s Authority – What Happens Here, Stays Here
  • Gillette – The Best a Man Can Get

5.2. Có những slogan “có võ” hay ho, quen thuộc ở Việt Nam

  • Sacombank: “Đồng hành cùng phát triển”
  • Viettel: “Hãy nói theo cách của bạn”
  • Vinamilk: “Vươn cao Việt Nam”
  • VinGroup: “Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp”
  • Bột giặt Omo: “Ngại gì vết bẩn”
  • Sơn Nippon: “Sơn đâu cũng đẹp”
  • Bitis: “Nâng niu bàn chân Việt”
  • Trung Nguyên: “Khơi nguồn sáng tạo”
  • Prudential: “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”
  • Xmen: “Đàn ông đích thực”

Ngoài ra, Slogan không chỉ được sử dụng trên lĩnh vực quảng bá thương hiệu mà còn được sử dụng ở rất nhiều trong cuộc sống như dành cho các hội nhóm, các fanpage… để gây ấn tượng với những người tham gia.

Kết luận

Thiết kế một câu slogan hay và ý nghĩa cũng chính là việc bạn đang tôn trọng khách hàng của mình. Chính vì điều này, bạn phải hiểu được kiến thức về slogan. Hy vọng CIT Group đây sẽ là bài viết hữu ích cho bạn trong việc tạo nên một slogan thành công!


Bài viết khác

linh vat 1

Linh vật thương hiệu là gì, những điều cần biết về BRAND MASCOT

Trong Marketing, Linh vật thương hiệu được xem là hình tượng “nhân hóa” đại diện cho cá tính thương hiệu, mang màu sắc thương hiệu giúp nâng tầm trải nghiệm người dùng. Vậy linh vật thương hiệu là gì, lợi ích và phân loại ra sao, có những Case study thực tế nào hãy cùng…

gia-tri-cot-loi-cua-doanh-nghiep

Xem ngay tầm quan trọng của giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Trong kinh doanh thời hiện đại, giá trị cốt lõi là khía cạnh giúp nhận diện thương hiệu dễ dàng. Yếu tố này thường gắn liền với cụm từ như tầm nhìn, sứ mệnh phát triển, văn hóa doanh nghiệp… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giá trị cốt…

bao-ho-thuong-hieu

Hướng dẫn bảo hộ thương hiệu đúng chuẩn 2021

Thương hiệu là hình ảnh đại diện của một công ty, là thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải đến cộng đồng. Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều có một thương hiệu đặc trưng riêng của công ty để khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ. Và bảo hộ thương hiệu…

brand-guidelines

Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc về Brand Guidelines

Những sản phẩm logo, website, các thông điệp marketing cho doanh nghiệp…lấy đi khá nhiều thời gian đối với nhân viên branding. Tuy nhiên để những danh mục ấy thực sự thống nhất xuyên suốt đặc trưng để nhận diện ra thương hiệu thì bạn cần phải có một brand guidelines chuyên nghiệp. Vậy brand…

slogan-sang-tao

Slogan là gì? Gợi ý cách để có một slogan sáng tạo và dễ nhớ

Làm sao để mà khách hàng có thể nhớ đến bạn một cách nhanh chóng? Một câu slogan sáng tạo, slogan dễ nhớ, mang đậm chất hay – chất – ý nghĩa thì sẽ là một gợi nhớ cực kỳ tuyệt vời giúp cho khách hàng càng ấn tượng với bạn. Giúp bạn có thể…

tam-nhin-danh-nghiep

Bạn biết gì về tầm nhìn của doanh nghiệp ?

Bên cạnh sứ mệnh hoạt động thì tầm nhìn của doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn giữa tầm nhìn và sứ mệnh. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tầm nhìn của doanh nghiệp nhé. Tầm nhìn của doanh nghiệp là gì? Tầm nhìn…

su-menh-doanh-nghiep

5 Bước xây dựng sứ mệnh của doanh nghiệp hiệu quả

Mỗi một doanh nghiệp khi thành lập đều có mục đích, sứ mệnh riêng. Việc chọn được sứ mệnh của doanh nghiệp mình giúp cả doanh nghiệp có niềm tin để phát triển. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu sứ mệnh của doanh nghiệp là gì và những ảnh hưởng của nó nhé. Tìm…