Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vì sao văn hóa doanh nghiệp lại góp phần quan trọng trong sự hình thành và tổ chức bộ máy của một doanh nghiệp? Để giải đáp câu hỏi trên, bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải thích cụ thể về khái niệm văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra những ví dụ về văn hóa doanh nghiệp của các công ty lớn tại Việt Nam giúp mọi người hiểu rõ hơn về thuật ngữ này.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi
Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Khái niệm văn hóa doanh nghiệp (Tiếng Anh: Corporate Culture) là những giá trị văn hoá được xây dựng trong suốt quá trình phát triển của một doanh nghiệp. Những văn hóa đó dần dần trở thành các quy tắc và tập quán ăn sâu vào bộ máy hoạt động của một doanh nghiệp. Đồng thời, chi phối mạnh mẽ đến suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của những thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và đạt được mục đích chung nhất.

Yếu tố hình thành nên corporate culture là gì?

Văn hoá doanh nghiệp được tạo nên từ sự khác biệt của doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Sự khác biệt ấy dựa trên các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp sau:

  • Một là những chiến lược phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn của công ty. Cụ thể là các mục tiêu xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp đó.
  • Hai là các giá trị hữu hình mà một doanh nghiệp đang có. Bao gồm: Nhân sự, khách hàng, phương pháp làm việc và môi trường làm việc của công ty.

4 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp của một công ty

Cách để xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào các doanh nghiệp có thể tạo dựng nên một văn hóa có tính di truyền và mục đích thực hiện rõ ràng? Cùng tìm hiểu qua 4 bước xây dựng corporate culture là gì sau đây nhé!

  • Bước 1: Xác định hướng đi và mục tiêu của doanh nghiệp đó trong tương lai.
  • Bước 2: Xây dựng từng khía cạnh nhỏ trong văn hóa công ty như: Quy định, quy chế, tầm nhìn, sứ mệnh, khẩu hiệu, triết lý kinh doanh và đội ngũ nhân sự…v.v
  • Bước 3: Đánh giá lại quá trình thực hiện.
  • Bước 4: Củng cố, điều chỉnh lại những khiếm khuyết trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Đặc điểm của từng cấp độ trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp là gì?

van-hoa-doanh-nghiep
Corporate culture là gì? Đặc điểm của từng cấp độ trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp là gì?

Cấp độ 1: Văn hóa doanh nghiệp nằm ở cấu trúc hữu hình

Ở cấp độ 1 văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua những yếu tố gì? Hiểu một cách đơn giản, đó là cơ sở hạ tầng, cơ cấu tổ chức, tác phong trang phục, cách cư xử và cuối cùng là câu chuyện thương hiệu.

Tuy nhiên, những yếu tố trên sẽ có một đặc điểm nhất định mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng có đó chính là:

  • Bị ảnh hưởng nhiều bởi ngành nghề, lĩnh vực của doanh nghiệp đó.
  • Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp lúc này sẽ chịu ảnh hưởng nhiều bởi suy nghĩ và mong muốn của các nhà lãnh đạo.
  • Ít thể hiện được giá trị bên trong của doanh nghiệp, dễ bị thay đổi.

Cấp độ 2: Các giá trị văn hóa doanh nghiệp được công nhận

Ở cấp độ 2, văn hóa doanh nghiệp sẽ được thể hiện qua các yếu tố về giá trị, niềm tin và triết lý kinh doanh của công ty đó. Nó được thể hiện thông qua cam kết và tuyên bố của các nhà lãnh đạo. Là kim chỉ nam giúp các thành viên trong doanh nghiệp đó hướng tới và làm theo.

Đặc điểm ở cấp độ 2 của của văn hóa doanh nghiệp là gì?

  • Các giá trị tồn tại hữu hình và dễ bị thay đổi.
  • Thể hiện được một phần bên trong của doanh nghiệp đó.
  • Vẫn chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của các nhà lãnh đạo.

Cấp độ 3: Giá trị văn hóa doanh nghiệp hiển nhiên

Đây là cấp độ cao nhất của sự hình thành văn hóa công ty, như một điều tất yếu mà mỗi cá nhân trong tập thể đó đều tuân theo và coi như sự thật hiển nhiên. Đây là kết quả của quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở 2 cấp độ trên, đặc điểm của của cấp độ van hoa to chuc này nằm ở những yếu tố sau:

  • Những giá trị này tồn tại vô hình và rất khó thay đổi.
  • Thể hiện văn hóa kinh doanh cao nhất của một doanh nghiệp
  • Khi đạt đến mức độ này, văn hóa công ty sẽ được xem là “tài sản quý báu” của một doanh nghiệp.

Một số ví dụ điển hình về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam

van-hoa-doanh-nghiep-la-gi
Một số ví dụ điển hình về corporate culture là gì?

Văn hóa doanh nghiệp Vinamilk

Văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk được xây dựng và phát triển với mục tiêu gắn kết nhân sự, tạo ra tinh thần tập thể cao giữa các thành viên trong công ty và được gói gọn trong cuốn sổ tay có tên là “Hải trình Vinamilk”. Trong đó có 6 nguyên tắc bắt buộc như sau:

  • Trách nhiệm: Biết nhận lỗi về mình, không đổ lỗi cho người khác.
  • Hướng kết quả: Nói chuyện với nhau bằng lượng hóa
  • Sáng tạo và chủ động: Luôn tìm kiếm ít nhất 2 giải pháp và không bao giờ nói “không”.
  • Hợp tác: Có thái độ hợp tác, tự giác.
  • Chính trực: Luôn chính trực, quả quyết và thành thật, không nói 2 lời đổi trắng thay đen.
  • Xuất sắc: Là những người có chuyên môn cao.

Ngoài ra, họ còn xây dựng thêm 7 hành vi lãnh đạo và 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp nêu rõ giá trị và các chính sách của công ty đối với nhân viên. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội, điều này giúp tạo ra nhận thức chung nhất về mục tiêu và sự mệnh mà Vinamilk mong muốn hướng tới.

Văn hóa doanh nghiệp Vingroup

Văn hóa doanh nghiệp của Vingroup được thể hiện thông qua mục tiêu kinh doanh: Con người tinh hoa – Sản phẩm dịch vụ tinh hoa – Cuộc sống tinh hoa – Xã hội tinh hoa. Đồng thời đề cao các giá trị cốt lõi về TÍN – TÂM – TRÍ – TỐC – TINH – NHÂN và văn hóa làm việc kỷ luật, tốc độ cao, hiệu quả cao.

Văn hóa doanh nghiệp Viettel

Môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất lớn. Do đó, Viettel đã đưa ra 8 giá trị cốt lõi thể hiện rõ ràng hình ảnh của doanh nghiệp. Đồng thời cũng ngầm khẳng định mục tiêu và hình ảnh mà doanh nghiệp này muốn hướng đến. 8 giá trị cốt lõi đó chính là:

  • Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý.
  • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại.
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh.
  • Sáng tạo là sức sống
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông – Tây
  • Truyền thống và cách làm người lính
  • Viettel là ngôi nhà chung

Kết

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Có thể thấy rằng, mỗi một công ty sẽ có những hướng đi và khác biệt về văn hóa. Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau về ngành nghề và tư duy của nhà lãnh đạo. Đó là lý do tại sao phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp và vạch ra con đường tương lai, những sứ mệnh thiết thực mà doanh nghiệp đó có thể mang lại cho cộng đồng. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích và cho bạn cái nhìn đầy đủ hơn về khái niệm này!


Bài viết khác

linh vat 1

Linh vật thương hiệu là gì, những điều cần biết về BRAND MASCOT

Trong Marketing, Linh vật thương hiệu được xem là hình tượng “nhân hóa” đại diện cho cá tính thương hiệu, mang màu sắc thương hiệu giúp nâng tầm trải nghiệm người dùng. Vậy linh vật thương hiệu là gì, lợi ích và phân loại ra sao, có những Case study thực tế nào hãy cùng…

gia-tri-cot-loi-cua-doanh-nghiep

Xem ngay tầm quan trọng của giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Trong kinh doanh thời hiện đại, giá trị cốt lõi là khía cạnh giúp nhận diện thương hiệu dễ dàng. Yếu tố này thường gắn liền với cụm từ như tầm nhìn, sứ mệnh phát triển, văn hóa doanh nghiệp… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về giá trị cốt…

bao-ho-thuong-hieu

Hướng dẫn bảo hộ thương hiệu đúng chuẩn 2021

Thương hiệu là hình ảnh đại diện của một công ty, là thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải đến cộng đồng. Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều có một thương hiệu đặc trưng riêng của công ty để khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ. Và bảo hộ thương hiệu…

brand-guidelines

Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc về Brand Guidelines

Những sản phẩm logo, website, các thông điệp marketing cho doanh nghiệp…lấy đi khá nhiều thời gian đối với nhân viên branding. Tuy nhiên để những danh mục ấy thực sự thống nhất xuyên suốt đặc trưng để nhận diện ra thương hiệu thì bạn cần phải có một brand guidelines chuyên nghiệp. Vậy brand…

slogan-sang-tao

Slogan là gì? Gợi ý cách để có một slogan sáng tạo và dễ nhớ

Làm sao để mà khách hàng có thể nhớ đến bạn một cách nhanh chóng? Một câu slogan sáng tạo, slogan dễ nhớ, mang đậm chất hay – chất – ý nghĩa thì sẽ là một gợi nhớ cực kỳ tuyệt vời giúp cho khách hàng càng ấn tượng với bạn. Giúp bạn có thể…

tam-nhin-danh-nghiep

Bạn biết gì về tầm nhìn của doanh nghiệp ?

Bên cạnh sứ mệnh hoạt động thì tầm nhìn của doanh nghiệp là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều người nhầm lẫn giữa tầm nhìn và sứ mệnh. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tầm nhìn của doanh nghiệp nhé. Tầm nhìn của doanh nghiệp là gì? Tầm nhìn…

su-menh-doanh-nghiep

5 Bước xây dựng sứ mệnh của doanh nghiệp hiệu quả

Mỗi một doanh nghiệp khi thành lập đều có mục đích, sứ mệnh riêng. Việc chọn được sứ mệnh của doanh nghiệp mình giúp cả doanh nghiệp có niềm tin để phát triển. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu sứ mệnh của doanh nghiệp là gì và những ảnh hưởng của nó nhé. Tìm…