Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng để người dùng biết đến doanh nghiệp. Bài toán đặt ra cho nhiều doanh nghiệp là làm sao định vị thương hiệu trong lòng khách hàng. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu và có cái nhìn tổng quan hơn về định vị thương hiệu nhé.
Định vị thương hiệu là gì?
Có nhiều góc nhìn về định vị thương hiệu, nhưng tựu chung lại vẫn có những đặc điểm nổi bật sau. Định vị thương hiệu là vị trí của thương hiệu trong lòng khách hàng, là tập hợp các hoạt động của doanh nghiệp giúp thương hiệu của mình có chỗ đứng trên thị trường, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Hay cụ thể hơn, định vị thương hiệu chính là điều mà doanh nghiệp muốn người dùng nghĩ đến khi đối diện thương hiệu của mình.
Những ấn tượng, liên tưởng của khách hàng vô cùng quan trọng. Nó quyết định việc khách hàng có đi vào cửa hàng, dừng chân và mua các sản phẩm của thương hiệu đó hay không. Điều này ảnh hưởng đến vị thế của thương hiệu trên thị trường.
Tâm lý của khách hàng là chiến trường khốc liệt của các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp thành công là doanh nghiệp có thể đưa thương hiệu của mình vào trong suy nghĩ tốt đẹp của khách hàng. Xâm chiếm và sở hữu đó, từ đó có thể phát triển ngày một lớn mạnh.
Vai trò của định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu trong lòng khách hàng rất quan trọng. Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao nhiều doanh nghiệp luôn có một lượng khách hàng lớn sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm dịch vụ mới hay không? Đây chính là một trong những vai trò của định vị thương hiệu.
Đầu tiên, định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp nhìn rõ được đường đi trong tương lai và đối thủ cạnh tranh. Là chủ doanh nghiệp, bạn luôn phải có kế hoạch dài hạn cho thương hiệu của mình. Trong vòng 3 năm, 5 năm tới, vị trí thương hiệu có được trên thị trường. Nhờ định vị thương hiệu, bạn sẽ biết được đâu là đối thủ cạnh tranh của bạn. Từ đó mới đưa ra được những chiến lược phát triển cho thương hiệu. Tạo nên sự khác biệt của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh, có chỗ đứng trong lòng khách hàng.
Thứ hai, khi doanh nghiệp đã định vị được một thương hiệu của mình trên thị trường. Điều này rất có lợi cho những thương hiệu tiếp theo của doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp đã có một bộ phận khách hàng trung thành, tin tưởng. Các thương hiệu tiếp theo của doanh nghiệp đó cũng sẽ được chào đón. Doanh nghiệp sẽ giảm được một khoản chi phí dành cho việc marketing thương hiệu mới nhờ lượng khách hàng trung thành.
Một số chiến lược định vị thương hiệu cho doanh nghiệp
Với một doanh nghiệp mới thành lập, thương hiệu hoàn toàn mới. Vậy làm cách nào để định vị thương hiệu thành công? Sau đây là một số cách định vị thương hiệu cho một thương hiệu, doanh nghiệp mới:
Định vị dựa và chất lượng sản phẩm dịch vụ
Đây là cách định vị được nhiều thương hiệu trên thế giới sử dụng như Honda, máy giặt Electrolux. Chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi để giữ chân khách hàng của doanh nghiệp. Dù doanh nghiệp có marketing thương hiệu tốt đến đâu, sản phẩm không làm hài lòng khách hàng. Như vậy quá trình định vị thương hiệu của doanh nghiệp đã thất bại. Các doanh nghiệp hãy tập chung vào chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Đây là cách định vị thương hiệu tốt nhất, lâu dài nhất.
Định vị dựa vào đối thủ cạnh tranh
Lựa chọn phương pháp này chủ yếu là các doanh nghiệp có tiềm lực lớn. Khi bạn định vị được đối thủ cạnh tranh của mình, cũng là lúc doanh nghiệp của bạn được khách hàng biết tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ không nên sử dụng cách này. Bạn có thể bị đè bẹp bởi lượng khách hàng trung thành của đối thủ cạnh tranh.
Định vị dựa vào cảm xúc khách hàng
Cảm xúc là yếu tố quyết định lớn nhất cho việc ra quyết định mua của khách hàng. Việc định vị bằng cảm xúc cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Khi sản phẩm thương hiệu chạm tới cảm xúc khách hàng. Doanh nghiệp đã thành công trong việc định vị thương hiệu của mình.
Định vị dựa vào giá trị sản phẩm
Khách hàng luôn xem xét việc họ nhận được giá trị gì từ sản phẩm họ bỏ tiền ra mua. Hiểu được điều này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng nó để định vị thương hiệu thành công. Đây là cách mà nhiều thương hiệu sau áp dụng cạnh tranh với những thương hiệu ra đời trước. Cùng một mức giá, họ mang đến nhiều giá trị hơn cho khách hàng. Từ đó tạo ấn tượng, thu hút khách hàng thành công.
Định vị dựa vào mong ước khách hàng
Đây là cách định vị thương hiệu dựa trên insight khách hàng. Thông thường khách hàng không muốn nói ra mong ước, nhu cầu của mình. Nhưng họ luôn muốn doanh nghiệp hiểu được điều đó. Phương pháp này dành cho những sản phẩm bước chân vào thị trường có độ cạnh tranh cao. Việc tìm được insight khách hàng giúp thương hiệu có hướng đi riêng tới khách hàng.
>> Xem thêm
- Công tythiết kế Catalogue doanh nghiệp
- Công ty thiết kế hồ sơ năng lực đẹp
- Công ty thiết kế bộ nhận diện thương hiệu toàn quốc
Kết luận
Trên đây là những điều cần biết về định vị thương hiệu cho doanh nghiệp. Hãy luôn tạo sự khác biệt cho thương hiệu của mình để có thể chạm tới khách hàng nhé.