Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

35+ Thuật ngữ SEO cơ bản thường được các SEOer sử dụng

Trong thời đại công nghệ số ngày nay, SEO đóng vai trò như một chìa khóa quan trọng trong Digital Marketing. Là yếu tố tiên quyết cho rất nhiều chiến dịch social media, là mục tiêu tối thượng để thu hút lượng lớn traffic đổ về. Nhưng bên cạnh đó, SEO cũng hàm chứa rất nhiều những từ ngữ chuyên môn mà không phải ai cũng nắm bắt được hết.

Dưới đây là 35+ thuật ngữ về SEO cơ bản hay được các SEOer sử dụng nhiều nhất, để hiểu hơn về định nghĩa của các thuật ngữ này, hãy theo dõi bài viết mà công ty seo CIT Group đã cập nhật dưới đây nhé!

thuật ngữ SEO
thuật ngữ về SEO cơ bản

1. SEO

SEO là gì: SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) – là phương pháp giúp tăng thứ hạng của website trên các cỗ máy tìm kiếm (Google, Big, Ask,..) và là một công cụ marketing online hữu hiệu, thân thiện với người dùng nhất hiện nay.

2. Thuật toán

Thuật toán là một công thức mà các công cụ tìm kiếm sử dụng để xem xét những trang nào sẽ được xuất hiện trong danh sách kết quả trả về. Thuật toán tìm kiếm Google thay đổi chóng mặt, ngày một tinh vi hơn với hơn 200 phép so sánh để trả về các trang phù hợp nhất cho bất kỳ truy vấn nào của người dùng. Cho đến ngày nay, công thức chính xác của thuật toán vẫn là một ẩn số.

3. SEM

SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing – Là sự tổng hợp của nhiều phương pháp marketing với mục đích giúp cho website của bạn đứng ở thứ hạng như bạn mong muốn trong kết quả tìm kiếm trên internet. SEM bao gồm các thành phần chính sau:

– SEO (Search Engine Optimization)
PPC (Pay Per Click)
– PPI (Pay Per Inclusion)
– SMO (Social Media Optimazation)
– VSM (Video Search Marketing)

4. Internet Directory

Internet Directory là thư mục trên internet có chứa các website blog,…Directory thường được các SEOer sử dụng để tạo ra các backlink chất lượng bằng cách sumbit website của mình lên các danh bạ web. Nếu website của bạn có mặt tại nhiều thư mục internet thì các chỉ số ranking, pagerank và cả vị trí trên các search engine cũng cao hơn.

5. Rediret 301

Đây là cách làm cho website chuyển hướng người dùng đến một trang web khác, nếu bạn thay đổi địa chỉ trang web và áp dụng redirect 301, URL cũ sẽ trỏ tới một trang web mới. Có nghĩa là tất cả những giá trị của trang web hoặc URL gốc sẽ chuyển hết sang URL mới.

6. Error 404

Thông báo lỗi HTTP 404 hay lỗi 404 Not Found là một mã phản hồi chuẩn của HTTP chỉ ra rằng trình duyệt web có thể kết nối với một máy chủ, nhưng máy chủ không tìm thấy thông tin/trang web yêu cầu. Điều này có nghĩa trang web mà bạn đang muốn truy cập không được tìm thấy trên máy chủ hiện hành.

7. SEO On-page

SEO Onpage là phương pháp mà các SEO-er dùng để tối ưu hóa các yếu tố hiển thị trực tiếp trên trang web. Onpage SEO giúp tăng thứ hạng website trên top kết quả của công cụ tìm kiếm. Từ đó đem lại một lượng lớn traffic cho website và tiếp cận được thêm khách hàng mới từ nhiều nguồn tìm kiếm tự nhiên.

8. Off-page SEO

Ngược lại với SEO Onpage, SEO Offpage là tập hợp các phương thức tối ưu hóa các yếu tố bên ngoài Website, bao gồm xây dựng liên kết (Link Building), Marketing trên các kênh Social Media, Social Media Bookmarking, … giúp Website lên Top Google, kéo về hàng nghìn Traffic.

9. Anchor text

Anchor text là dạng văn bản có chứa một đường link chuyển hướng người dùng khi click vào. Những đoạn text này thường được gạch chân và được highlight màu xanh, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi màu trong HTML code. Anchor text có tác động rất lớn đến SEO nếu biết sử dụng đúng cách, phù hợp với nội dung bài viết.

10. Index

Index hay còn gọi là Indexing (tạm dịch là lập chỉ mục) là một thuật ngữ SEO mà dân làm SEO hay sử dụng nhất, Index mô tả quá trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm đối với những trang web trên internet, sau đó đánh giá và lưu chúng lại trong cơ sở dữ liệu của công cụ tìm kiếm (quá trình indexing).

11. Tên miền – Domain

Tên miền là địa chỉ trang web, đoạn text mà mọi người gõ vào thanh URL của trình duyệt để truy cập website của bạn. Nói một cách đơn giản, nếu website là một ngôi nhà thì tên miền là địa chỉ để tìm đến ngôi nhà đó.

12. Google Analytics

Google Analytics

Google Analytics là một trong những công cụ phân tích trong SEO hiệu quả nhất, giúp người quản lý website theo dõi và giám sát nguồn traffic trên trang của mình. Và hơn hết, nó free.

13. Google PageRank

Google PageRank là một chỉ số tính toán chất lượng website dựa trên chất lượng của các backlink. Hay nói cách khác, backlinks là một yếu tố quan trọng trong PageRank. Nhưng dạo gần đây Google cũng đã không còn sử dụng PageRank để xếp hạng website nữa.

14. Internal link

Internal link (liên kết nội bộ) là một liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một website. Xây dựng hệ thống Internal link tốt sẽ giúp website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

15. External Link

External Link (hay Outbound Link) là những liên kết trên website của bạn trỏ đến những trang web khác trên Internet. Cũng giống như Internal link, External Link góp phầm làm tăng chất lượng website của bạn.

16. Backlink

Backlink đơn thuần là một link từ website khác tới website của bạn. Số lượng backlink là chỉ số về sự quan trọng và sự ảnh hưởng của một trang web nào đó. Số lượng backlink càng cao thì khả năng được tìm thấy trong các công cụ tìm kiếm càng cao.

17. Sitemap

Sitemap (Sơ đồ website) là một sơ đồ hoàn hảo nhất của website liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự chú thích ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Sitemap góp phần giúp trang web của bạn đạt được một vị trí cao trong hệ thống tìm kiếm, bởi vì thông thường, hệ thống tìm kiếm sẽ đánh giá rất cao cho trang web nào có một sơ đồ điều hướng truy cập website.

18. Description

Meta Description là một đoạn text ngắn gọn, súc tính mô tả về một trang hay bài viết. Đây là yếu tố để người dùng quyết định xem có nên ở lại trang để đọc hết nội dung hay là out trang ngay lập tức.

19. SERP là gì?

SERP là viết tắt của cụm từ Search Engine Results Page tạm dịch là trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Đây là trang Web mà các công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả tìm kiếm ứng với truy vấn từ khóa tìm kiếm của người dùng.

20. Key word

Keywords tạm dịch là từ khoá chính – Là cụm từ miêu tả khái quát nhất về nội dung mà bạn đang có và là những từ dùng để chỉ sản phẩm, ngành nghề kinh doanh hay dịch vụ của website…

21. Từ khóa LSI

LSI keywords hay Latent Semantic Indexing là các từ ngữ có ý nghĩa tương đồng, hoặc liên quan và thường đi với nhau dựa vào truy vấn tìm kiếm của người dùng. Từ khóa này giúp Google hiểu được nội dung của bài viết mà không cần nhắc đến các từ khóa chính.

22. HTML

HTML là một ngôn ngữ của web, từ đó người dùng phải tuân thủ các thao tác bắt buộc để website có thể “ đọc “ được.

23. Thẻ Alt

Thẻ Alt

Còn được gọi là alt text hoặc alt property. Thẻ alt mô tả ngắn gọn một hình ảnh trong trang web HTML của bạn. Thẻ Alt giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung, thông điệp mà hình ảnh muốn truyền tải – đây là một hình thức lý tưởng để mô tả đơn giản về bức ảnh.

24. Trang tĩnh – Static page

Là một trang web không có bất kỳ dữ liệu động nào (như thông số tìm kiếm hoặc session ID) trong URL hoặc nội dung được tạo tự động. Các trang tĩnh được ưu tiên cho SEO bởi vì chúng dễ dàng hơn cho công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin.

25. Thẻ Heading

Trong SEO, thẻ heading dùng để phân chia bố cục, mục lục các phần nội dung trên trang. Có 6 thẻ heading trong SEO xếp theo thứ tự quan trọng từ H1 đến H6.

26. URL

Uniform Resource Locator hay URL là các cụm từ sử dụng để xác định địa chỉ website trên Internet.

27. Robots.txt

Robots.txt là một cách để giúp bot của công cụ tìm kiếm hiểu về trang web của bạn, đồng thời không cho phép chúng truy cập vào phần nào của trang

28. Call to Action (CTA)

Call to Action (CTA) được dịch ra là Kêu gọi hành động – Một thuật ngữ tiếp thị nhằm thúc đẩy phản hồi của khách hàng ngay lập tức hoặc khuyến khích bán hàng ngay lập tức. Call to Action có thể hiểu đơn giản là một sự chào mời người đọc tương tác với bạn, thường bằng những từ ngữ có tính mời mọc như: “Đặt hàng ngay hôm nay”, “Ghé thăm bây giờ”, “Đọc ngay”, “Call now”,..

29. Conversion (Chuyển đổi)

Conversion có nghĩa là chuyển đổi một khách truy cập website thành khách mua hàng hay khách hàng tiềm năng. Nó có thể được thực hiện thông qua các tùy chọn khác nhau như: Đăng ký nhận thông tin, mua hàng, nhận e books,…

30. World Wide Web

World Wide Web (WWW) hoặc Web, được phát minh bởi Tim Berners-Lee vào năm 1989, là một hệ thống thông tin của các máy chủ internet chứa các trang web nơi các tài liệu và tài nguyên được định dạng đặc biệt, được hỗ trợ bởi Hypertext Transfer Protocol hoặc HTTP.

31. Meta Title

Meta title hay Page title (tiêu đề trang) – là một đoạn text để miêu tả nội dung cho trang của bạn. Là yếu tố quyết định người dùng có ghé thăm trang web của bạn hay không. Meta title nên chứa các cụm từ khóa giúp công cụ tìm kiếm xác định được chủ đề chính mà trang web của bạn muốn truyền tải thông tin.

32. Web server

Web server là một loại máy chủ web được lưu trữ có địa chỉ IP và tên miền được hiển thị khi người dùng yêu cầu thông qua HTTP.

33. Web hosting

Là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet. Dịch vụ này cho phép website của bạn được hiển thị trên giao diện tìm kiếm của người dùng. Web Hosting có nhiệm vụ duy trì hoạt động của serve, chống tấn công bởi mã độc, và chuyển nội dung (văn bản, hình ảnh, files) từ server xuống trình duyệt người dùng.

34. Google Penalty

Google Penalty là những sự trừng phạt của Google trên các website khi bạn vi phạm những điều luật của Google (Vd: sao chép, ăn cắp bản quyền,..)

35. AMP

AMP ( Accelerated Mobile Pages) là một mã nguồn mở để giúp tốc độ load website của bạn nhanh hơn trên điện thoại. Giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng trên trang thông qua mobile.

36. Optimization

Optimization là thuật ngữ nói về sự tối ưu hóa công cụ tìm kiếm bằng việc tối ưu hóa các thành phần cấu thành nên website. Đây là một trong những yếu tố trọng hàng đầu khi xây dựng một trang web, đặc biệt là website quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ kinh doanh.

Optimization

Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu SEO web, hãy liên hệ chúng tôi, CIT Group – Công ty SEO website chuyên nghiệp, uy tín.


Bài viết khác

category-la-gi

Category là gì? Xem ngay ứng dụng Category trong WordPress

Khi nhắc đến công cụ tìm kiếm SEO, thì bạn phải hiểu biết rất nhiều thông tin liên quan đến nó. Trong số đó phải kể đến là Category một yếu tố không thể thiếu được trong hệ thống. Vậy bạn có biết Category là gì không? Nó có ảnh hưởng gì đến web SEO…

link-nofollow-la-gi

Link Nofollow là gì? Hướng dẫn sử dụng link nofollow đúng cách

Link nofollow có lẽ là câu hỏi của những người mới tìm hiểu về SEO sẽ rất thắc mắc. Hầu hết, các SEOer đều đã được nghe nói về Link nofollow là gì, cách sử dụng link nofollow đúng cách. Riêng đối với những người không trong nghề hay chỉ mới vào nghề thì đó…

phan-mem-check-unique-content-3

Top những cách check unique content miễn phí tốt nhất hiện nay

Để có một bài viết content chất lượng và được đánh giá cao thì người viết phải không ngừng sáng tạo. Bên cạnh đó, bài viết không được trùng lặp về nội dung. Tuy nhiên, đôi khi người viết content cũng sẽ gặp phải tình trạng bị bí ý tưởng. Hiểu được điều này, các…

google-rich-snippet-la-gi

Google Rich Snippets là gì? Cách để xây dựng Rich Snippets hiệu quả

Google Rich Snippets là gì? Với những người làm Seo chuyên nghiệp thì khái niệm Google Rich Snippets quá quen thuộc với thuật ngữ này rồi. Đây là yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình đưa website của bạn lên top trend của Google. Bài viết này sẽ giúp bạn…

tinh-nang-SE-Ranking-la-gi-1

Những thông tin không thể bỏ lỡ khi tìm hiểu SE Ranking là gì?

SE Ranking hiện nay được biết đến rộng rãi là một công cụ SEO hỗ trợ các trang web để nội dung của bạn có được vị trí tốt trên google. SE Ranking có 35 chức năng khác nhau: nghiên cứu từ khóa, kiểm tra backlink, phân tích trang web, giám sát từ khóa…Hãy theo…

Conversion-rate-la-gi

Bật mí 5 Cách làm tăng conversion rate cho website

Bạn có thể thường nghe về khái niệm conversion rate. Khái niệm này thường được dùng để nói về độ hoạt động hiệu quả của một trang web. Chỉ số tỷ lệ chuyển đổi này càng cao thì trang web đó hoạt động càng hiệu quả. Doanh thu nhận được từ website của đơn vị…