Cấu trúc silo là gì? Hướng dẫn xây dựng cấu trúc silo hiệu quả

Cấu trúc Silo là tính năng vô cùng tiện ích và cần thiết cho quá trình SEO hiệu quả mà không phải ai cũng nắm rõ kiến thức. Với những lời khuyên của các chuyên gia tại Công ty SEO web CIT Group thì bạn nên học cách tổ chức nội dung cho khoa học để tăng thứ hạng tìm kiếm cho website. Do đó, việc cấu trúc silo là vô cùng quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Hãy theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây nhé!

cấu trúc silo là gì

Silo là gì? Tìm hiểu cấu trúc silo trong website

Silo đối với SEO dùng để tổ chức thông tin theo các nhóm trang cùng chủ đề, nội dung có liên quan tới nhau và được cấu trúc hoặc thông qua liên kết dựa trên từ khóa (silo ảo).

Silo hỗ trợ tìm kiến thông tin nhanh, chia các Website đó ra thành nhiều thư mục riêng biệt hoàn toàn. Hơn nữa, các chủ đề lớn lại được chia thành nhiều chủ đề, nội dung nhỏ khác.

Bên cạnh đó, cấu trúc Silo Website là nhóm các trang có liên quan với nhau hoặc thông qua liên kết thiết lập ra các chủ đề dựa trên từ khóa (Keyword) của trang đó. Những nhóm trong cấu trúc này được phân chia thứ bậc dựa trên Topic và Subtopic. Một cấu trúc Silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của Website trong mắt Google. Đây cũng chính là cấu trúc có mức độ sử dụng phổ biến nhất hiện nay khi xây dựng nội dung content web.

Phân loại cấu trúc silo

Dịch vụ seo chuyên nghiệp CIT Group sẽ phân loại cấu trúc silo thành 2 loại chính là silo vật lý và silo ảo. Để tìm hiểu thông tin của 2 loại cấu trúc này thì hãy theo dõi thông tin dưới đây:

Silo vật lý

Silo vật lý là là thao tác thủ công xây dựng cấu trúc tạo danh mục sử dụng thư mục trong cấu trúc URL của trang web. Cấu trúc thư mục này cho phép khách hàng có thể truy cập và tìm hiểu dễ dàng cách sắp xếp nội dung của web.

Khi sử dụng cấu trúc thư mục URL vật lý của một trang website tổ chức các trang liên quan thì đó là tạo Silo vật lý. Mỗi chủ đề của một Website sẽ có một nhóm các trang lưu trữ trong cùng một thư mục dành riêng cho một danh mục cụ thể nào đó. Muốn có cấu trúc silo vật lý, bạn hãy tạo cấu trúc thư mục phù hợp với các nội dung khác nhau trong trang web.

Silo ảo

Silo ảo là cấu trúc sử dụng internal link để tạo đường link liên kết các nhóm bài có cùng nội dung và tách rời những bài khác nội dung với mục đích giúp gia tăng hiệu quả truy cập cho những landing page chính của từng silo

  • Người dùng sẽ sử dụng cấu trúc liên kết nội bộ từ một trang Web với mục đích:
  • Kết nối các trang có liên quan với nhau.
  • Phân tách, lọc bỏ những trang không có sự tương đồng, liên quan.
  • Tăng cường cho các trang đích chính của mỗi Silo.

Cấu trúc Silo ảo giúp mang tới hiệu quả tức thời cho dù không có Silo vật lý.

Tại sao nên sử dụng cấu trúc silo cho website?

cấu trúc silo hiệu quả

Xây dựng chỉ mục công cụ tìm kiếm

Xây dựng chỉ mục công cụ tìm kiếm khoa học, dễ dàng giúp tập hợp các liên kết nội bộ của từng trang trong web về trang chủ.

Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nội dung chất lượng khi tìm kiếm một từ khóa trên thanh công cụ.

Bạn sẽ tập trung nhiều hơn về nội dung các bài viết vì cấu trúc này đã giúp loại bỏ được chủ đề chính, chủ đề phụ.

Định hướng cho khách hàng đến những trang khác trong bài có nội dung liên quan giúp tăng lượng traffic tìm kiếm tự nhiên cho website của bạn. Điều này góp phần làm tăng thứ hạng trang web cho việc SEO.

Trải nghiệm cùng với khách hàng

Khách hàng truy cập trang web có quyền điều hướng trang web khác có nội dung liên quan đến từ khóa tìm kiếm. Đồng thời bạn có thể tăng thời gian truy cập và lượng truy cập cho bài viết.

Tóm tại, cấu trúc silo đóng vai trò cực kỳ quan trọng và mang đến nhiều lợi ích cho quá trình SEO và trải nghiệm tuyệt vời dành cho khách hàng.

5 bước tạo cấu trúc silo cho website

Các chuyên gia sẽ chia sẻ quy trình xây dựng cấu trúc silo miễn phí dễ thực hiện dành cho bạn nhé!

Bước 1: Xác định chủ đề website

Trước tiên, bạn cần xác định được mục tiêu, chiến lược phát triển web để định hình các công việc cần thực hiện như:

  • Xác định hướng phát triển của web
  • Chủ đề web sẽ xây dựng
  • Phân tích, nghiên cứu từ khóa chính, từ khóa phụ
  • Tương tác, tiếp cận, trao đổi khách hàng
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh
  • Dự trù nguồn kinh phí chạy quảng cáo
  • Xây dựng đường link liên kết nội bộ

Bước 2: Xây dựng cấu trúc silo

Chia nhỏ nội dung thành các trang với đúng chủ đề google dễ dàng nhận diện và cung cấp đến khách hàng. Việc thiết kế, xây dựng silo cần thực hiện những công việc sau:

  • Sắp xếp một nhóm các trang chủ đề con dưới một chủ đề chính.
  • Xây dựng ít nhất 5 nội dung trong một danh mục và phải có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo nên liên kết nội bộ hợp lý.

Bước 3: Xây dựng các liên kết

Xây dựng và phát triển cấu trúc silo bằng cách sử dụng các ứng dụng thiết lập liên kết. Một số ứng dụng thiết lập liên kết hiệu quả cho cấu trúc silo là:

  • Internal link
  • Inbound Linking
  • Outbound Linking
  • Content trong trang

Bước 4: Xây dựng content

Để tạo cấu trúc silo cần phải tạo dựng nội dung chất lượng, hoàn chỉnh. Đầu tiên bạn cần phân tích các đối thủ cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm google và xây dựng mật độ từ khóa hiệu quả, chính xác trong bài viết.

Bước 5: Duy trì hoạt động và phát triển cấu trúc silo

Bước cuối cùng hoàn chỉnh quy trình xây dựng cấu trúc silo chính là duy trì hoạt động và phát triển của cấu trúc. Số lượng bài viết chất lượng phải bằng hoặc hơn đối thủ. Lưu ý tạo dựng cấu trúc khoa học để google dễ dàng nhận diện và thúc đẩy web tăng hạng nhanh chóng.

Một số lưu ý khi xây dựng cấu trúc silo

Silo là mô hình có sự liên kết chặt chẽ với nhau, nên bạn cần cẩn thận trong tất cả casc bước để xây dựng cấu trúc silo hiệu quả, tránh tình trạng sai một bước mà phá bỏ đi toàn bộ quá trình xây dựng. Vậy làm thế nào để xây dựng cấu trúc Silo hiệu quả?

  • Đối với những website cũ không nên tự ý thay đổi cấu trúc mà bạn nên chú trọng tối ưu liên kết hoặc tái tạo lại nội dung để xây dựng liên kết cho phù hợp.
  • Với trang thương mại điện tử, xây dựng hệ thống bộ lọc hoàn chỉnh, đầy đủ tính năng để tối ưu SEO và dễ dàng chuyển đổi là điều vô cùng cần thiết.

Với những chia sẻ về việc xây dựng cấu trúc silo dành cho những ai SEOer mới bắt đầu thì đây sẽ là những thông tin cực kỳ bổ ích. Hy vọng bạn sẽ có những cách xử lý phù hợp để tối ưu quá trình SEO web hiệu quả hơn.


Bài viết khác

category-la-gi

Category là gì? Xem ngay ứng dụng Category trong WordPress

Khi nhắc đến công cụ tìm kiếm SEO, thì bạn phải hiểu biết rất nhiều thông tin liên quan đến nó. Trong số đó phải kể đến là Category một yếu tố không thể thiếu được trong hệ thống. Vậy bạn có biết Category là gì không? Nó có ảnh hưởng gì đến web SEO…

link-nofollow-la-gi

Link Nofollow là gì? Hướng dẫn sử dụng link nofollow đúng cách

Link nofollow có lẽ là câu hỏi của những người mới tìm hiểu về SEO sẽ rất thắc mắc. Hầu hết, các SEOer đều đã được nghe nói về Link nofollow là gì, cách sử dụng link nofollow đúng cách. Riêng đối với những người không trong nghề hay chỉ mới vào nghề thì đó…

phan-mem-check-unique-content-3

Top những cách check unique content miễn phí tốt nhất hiện nay

Để có một bài viết content chất lượng và được đánh giá cao thì người viết phải không ngừng sáng tạo. Bên cạnh đó, bài viết không được trùng lặp về nội dung. Tuy nhiên, đôi khi người viết content cũng sẽ gặp phải tình trạng bị bí ý tưởng. Hiểu được điều này, các…

google-rich-snippet-la-gi

Google Rich Snippets là gì? Cách để xây dựng Rich Snippets hiệu quả

Google Rich Snippets là gì? Với những người làm Seo chuyên nghiệp thì khái niệm Google Rich Snippets quá quen thuộc với thuật ngữ này rồi. Đây là yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình đưa website của bạn lên top trend của Google. Bài viết này sẽ giúp bạn…

tinh-nang-SE-Ranking-la-gi-1

Những thông tin không thể bỏ lỡ khi tìm hiểu SE Ranking là gì?

SE Ranking hiện nay được biết đến rộng rãi là một công cụ SEO hỗ trợ các trang web để nội dung của bạn có được vị trí tốt trên google. SE Ranking có 35 chức năng khác nhau: nghiên cứu từ khóa, kiểm tra backlink, phân tích trang web, giám sát từ khóa…Hãy theo…

Conversion-rate-la-gi

Bật mí 5 Cách làm tăng conversion rate cho website

Bạn có thể thường nghe về khái niệm conversion rate. Khái niệm này thường được dùng để nói về độ hoạt động hiệu quả của một trang web. Chỉ số tỷ lệ chuyển đổi này càng cao thì trang web đó hoạt động càng hiệu quả. Doanh thu nhận được từ website của đơn vị…