Mọi doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả đều phải có phương pháp marketing và thu hút khách hàng. Việc này giữ vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến doanh thu và lợi nhuận của công ty. Hiện nay, Engagement marketing hay còn được biết đến với tên gọi tiếp thị liên kết là một cách hiệu quả, được sử dụng phổ biến. Các chỉ số này sẽ giúp bạn duy trì tương tác với khách hàng. Vậy engagement là gì? Engagement trong marketing có vai trò như thế nào?
Giải đáp Engagement là gì?
Nhiều người thường thắc mắc rằng Engagement là gì? Trên thực tế, engagement là quá trình tương tác hai chiều giữa các khách hàng với doanh nghiệp. Những tương tác có ý nghĩa này sẽ khuyến khích các khách hàng tìm hiểu và trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ.
Engagement được tính theo số lượng like, số bình luận, số lượng share những nội dung và những liên kết mà bạn đã post lên. Thậm chí, nếu bạn click vào một bài đăng, xem video, … cũng được tính là một tương tác. Đây là một yếu tố quan trọng đối với một chiến dịch facebook.
Những loại engagement trong marketing
Các doanh nghiệp có thể thực hiện nhiều chiến dịch marketing khác nhau với những loại engagement khác nhau để thu hút khách hàng. Engagement có mức độ linh hoạt cao, phù hợp với nhiều chiến lược marketing. Dưới đây là một số loại engagement trong marketing phổ biến.
Active engagement trong các chiến dịch marketing
Loại tiếp thị liên kết này tập trung chủ yếu vào việc thu hút những người dùng tương tác tích cực với kênh của bạn. Ví dụ như những phản hồi về sản phẩm sau khi sử dụng và chia sẻ sản phẩm đó. Đối với loại tương tác này, bạn cần giải thích cho khách hàng những gì mà họ cần làm.
Liên kết Ethical Engagement trong marketing
Chúng ta có thể hiểu rằng Ethical Engagement là việc thể hiện mức độ cam kết đối với khách hàng, cho thấy mức độ uy tín của bạn. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng đa số các khách hàng, đặc biệt là những khách hàng ở độ tuổi từ 18 đến 40 sẵn sàng mua các sản phẩm từ thương hiệu có đạo đức kinh doanh.
Ví dụ, để thực hiện những engagement trong marketing, bạn có thể tổ chức gây quỹ từ thiện, tổ chức những hoạt động cho khách hàng giúp họ gắn kết với doanh nghiệp hơn.
Contextual Engagement trong marketing
Đây cũng là loại tương tác, liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng phổ biến. Thông qua phân tích về hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể nắm bắt những thông tin của người tiêu dùng. Từ đó, hiểu được nhu cầu và sở thích của khách hàng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Convenient Engagement
Loại liên kết tiếp thị này sẽ giúp khách hàng cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi sử dụng các dịch vụ. Nút Dash trên trang Amazon chính là một trong những ví dụ của loại engagement này. Khách hàng chỉ cần nhấn nút Dash nếu họ muốn mua sản phẩm lần thứ 2. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy dễ dàng hơn khi mua hàng.
Những khách hàng sẽ mua nhiều hơn và tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn khi họ cảm thấy công ty cung cấp những dịch vụ tiện lợi. Do vậy Convenient engagement rất quan trọng.
Loại liên kết Emotional Engagement
Cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng đối với khách hàng khi họ quyết định mua sắm và sử dụng dịch vụ. Cảm xúc sẽ quyết định đến động lực mua sắm và mức độ tương tác của mỗi khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy được quan tâm, chăm sóc, họ sẵn sàng tương tác với doanh nghiệp và quyết định mua sản phẩm.
Những lợi ích của Engagement trong marketing
Ngoài câu hỏi Engagement là gì, nhiều người còn thắc mắc những lợi ích mà engagement mang lại. Engagement là chỉ số thể hiện sự tương tác của khách hàng, thông qua đó, phản ánh sự thích thú, quan tâm của người mua với các sản phẩm. Đây là một số liệu quan trọng, có vai trò quyết định đến hiệu quả của chiến dịch marketing. Những nhân viên marketing đều muốn chỉ số engagement càng cao càng tốt. Chỉ số này sẽ giúp quảng bá doanh nghiệp rộng rãi hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khách hàng sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp có mức độ engagement cao hơn. Mức độ engagement trong marketing càng cao thì khách hàng càng thân thiết, càng gắn bó với doanh nghiệp. Họ có thể tin tưởng và giới thiệu tới người thân của mình.
Engagement sẽ giúp doanh nghiệp xác định được hướng đi đúng đắn. Nếu chỉ số engagement cao, tức là mọi người đang quan tâm nhiều đến vấn đề này, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh phát triển và phân phối sản phẩm. Nếu mức độ engagement thấp, doanh nghiệp cần có những thay đổi, cải tiến sao cho hợp lý.
>> Xem thêm:
Khái niệm 4P Marketing
Giải đáp về 7P Marketing
Kết luận
Để có mức engagement cao và hiệu quả, bạn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, chúng sẽ đem lại hiệu quả xứng đáng. Bạn có thể đạt được mức engagement cao, bạn có thể mở rộng chiến dịch trên nhiều phương tiện khác nhau, sử dụng các video để thu hút, tạo điểm nhấn,… Bạn cũng có thể bắt trend một cách phù hợp. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc engagement là gì và những thông tin về engagement.