Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Google Panda là gì? Tại sao quyết định 80% yếu tố xếp hạng

Một ngày đẹp trời giống bao ngày khác bạn mở máy tính lên làm công việc được coi là sứ mệnh của mình, đó là check thứ hạng từ khoá, và điều kinh hoàng nhất đã xảy ra, bạn thấy rằng hơn một nửa traffic của bạn đã không cánh mà bay. Bạn bàng hoàng không biết phải làm như thế nào? Không biết lý do tại sao. Rất có thể webiste của bạn đã bị Google phạt một thuật toán có tên là Google Panda. Vậy thuật toán Google Panda là gì? Tác hại của Google Panda?

Và cách khắc phục như thế nào? Cùng CIT Group xem hết bài viết này nhé!

Thuật toán Google Panda, hay dân SEOer Việt Nam thường gọi bằng một cái tên vô cùng thân thương, đó là thuật toán gấu trúc, được giới thiệu vào 2011, là một trong những bản cập nhật quan trọng nhất của Google, có ảnh hưởng lớn đến thứ hạng của các trang Web. Panda là một phần của thuật toán tìm kiếm cốt lõi của Google.

Về cơ bản, thuật toán Google nói chung là hệ thống xếp hạng được thiết kế để phân tích hàng tỷ trang Web. Điều này cho phép công cụ tìm kiếm Google hiển thị các kết quả phù hợp và hữu ích nhất cho người dùng chỉ trong vòng một phần giây. Trong đó, mục tiêu chính của bản cập nhật Panda, hay án phạt Google Panda là cải thiện kết quả tìm kiếm. Bản cập nhật này sẽ lọc ra các trang Web không đạt tiêu chuẩn, là một phần của thuật toán tìm kiếm cốt lõi của Google.

Let go! Cùng CIT tìm hiểu về em gấu trúc này nhé.

Google panda là gì?

Google Panda là một thuật toán quan trọng nhất, vì nó đánh trực tiếp vào tất cả các yêu tố liên quan đến content, mà trong giới SEO có câu “content is king”, bạn cũng biết rồi đó. Được một vị kỹ sư của Google có tên Navneet Panda tạo ra với mục đích phân loại tìm kiếm những nội những bài viết chất lượng, cũng như các bài viết kém chất lượng.

Được tung ra lần đầu trong tháng 2/2011, Thuật toán Google Panda có ảnh hưởng rộng ở mức toàn cầu vào 4/2011. Google đã cung cấp một danh sách 23 câu hỏi google panda về chất lượng nội dung trên website của mình, giúp các công ty seo lấy đó làm định hướng kim chỉ nam để viết content

Thuật toán Google Panda làm gì?

Tiêu chí hàng đầu đó là độ tin cậy, tính chính xác của nội dung. Nội dung phải đủ độ chuyên sâu, không được copy nghĩa là phải mới, nội dung phải được viết bởi người có chuyên môn kinh nghiệm, nhất là lĩnh vực thuộc sức khoẻ.

  • Cần phải chú ý các internal link và external link trên site.
  • Các yếu tố liên quan đến hành vi người dùng như time on site, tỉ lệ thoát trang…

Website cũng nên được bố cục rõ ràng, thân thiện với người xem. Thêm vào đó 1 trang web đặt quá nhiều quảng cáo có thể khiến google đánh giá không cao.

Lưu ý bài viết sau khi phát hành cần được public chia sẻ lên các hệ thống mạng xã hội, diễn đàn sẽ thúc đẩy quá trình google index nhanh hơn và giúp google nhận diện được keyword topic của bài viết.

Google Panda sinh ra làm gì?

Mục đích chính của bản cập nhật thuật toán Google Panda:

Xem xét chất lượng nội dung website. Qua đó nhằm loại bỏ phần nội dung sai phạm, nội dung rác hoặc được copy từ những trang khác
Làm giảm sự hiện diện của các trang web chất lượng thấp trong kết quả Organic Search của Google
Đánh giá tốt tăng vị trí xếp hạng của các trang web có nội dung chất lượng tốt dựa trên 23 tiêu chí trên

Những nguyên nhân bị Google Panda phạt:

Thực chất có rất nhiều lý do để bị phạt và google cũng không công bố rõ ràng, nhưng bằng kinh nghiệm SEO của giới SEOer đã tổng hợp các nguyên nhất cốt lõi để google panda phát dưới đây.

Mình xin được chia ra làm 2 nhóm để bạn đọc dễ hiểu nhé.

Những nguyên nhân google pada phạt
Những nguyên nhân google pada phạt

Tham khảo dịch vụ seo tại CIT Group

Nhóm 1: Nguyên nhân do Onpage

Nội dung sơ sài

Nói một cách đơn giản là bài viết có nội dung ngắn, không truyền tải đủ kiến thức thuyết phục người đọc, tóm lại là không thảo mãn người đọc.

Một số lỗi cơ bản thường gặp nhất có thể đề cập đến như sau:

Nội dung copy mà không edit sửa chữa tăng chất lượng cho bài viết.
Nội dung không có giá trị gì cả. Ví dụ bạn viết một chủ đề mà không có lượt người thực sự quan tâm, không có lượt tìm kiếm trên google.
Topic bài viết không liên quan đến lĩnh vực website đang đề cập. Ví dụ: website https://citgroup.vn/ hoạt động lĩnh vực công nghệ và SEO web mà bạn lại viết một bài viết liên quan đến công ty xây dụng là toang rồi, Google sẽ hiểu được là 2 nội dung đang không liên quan.

Nội dung trùng lặp

Một ví dụ để bạn dễ hiểu về nội dung trùn lặp nhé, Web CIT Group có 2 bài viết bài 1 là Hướng dẫn sử dụng google Analitic phân tích từ khoá và bạn viết thêm 1 bài: Google Analitics là gì hướng dẫn sử dụng. Về bản chất 2 bài trên thể hiện cùng mội nội dung, trong trường hợp này tránh Google phạt bạn nên gộp 2 bài thành một để tránh bị phát nỗi trùng lặp nội dung.

Ngoài ra Google còn đánh giá sự trùng lặp về nội dung dựa trên các yếu tố:

  • Nội dung từng trang
  • Thẻ meta description
  • Thẻ heading
  • Code HTML
  • Khung giao diện
  • Khung design mặc định của website (Vd bài viết chữ quá ít nhưng khung design lại lớn)

Thin content (nội dung mỏng)

Nội dung mỏng, có thể hiểu là nội dung ngắn, có chất lượng thấp, không đồng nhất về chủ đề và không cung cấp được thông tin hữu ích đến người đọc có thể nhận hình phạt từ google. Chính vì vậy, để được google.đánh giá cao, một bài viết có nội dung tối thiểu 1500 chữ cho bài viết phụ, 3000 từ cho bài viết chính. Xin đính chính không có công thức chính xác cho số lượng từ, đây là kinh nghiệm giới SEOer truyền lai sau nhiều đời.

Content farming

Content farming là thuật ngữ dùng để ám chỉ các website spam nội dung, thu thập và copy content của các web khác. Sau đó chỉnh sửa nhồi nhét thêm từ khoá.

Các web sử dụng content farming này đều hướng tới mục đích lên top nhiều hơn là mang giá trị mới mẻ đến người đọc

Nên nếu bạn có ý định này thì tôi khuyên là không nên nhé. Quyền tác giả rất quan trọng đối với người làm content đấy bạn biết không?

Website đặt nhiều banner quảng cáoo

Điều này làm hạn chế trải nghiệm người dùng, giảm tốc độ load trang, Google công bố ngay cả khi websie được đặt quảng cáo Google adsense, của chính google cũng vẫn bị phạt. từ đó bạn thấy google đề cao phần trải nghiệm nội dung thế nào nhé.

Lỗi Schema

Giải thích chút Schema hay Schema.org, Schema Markup là một đoạn code html hoặc code khai báo java script dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data). Schema được tạo ra với sự hợp tác của 4 công cụ tìm kiếm nổi tiếng hiện nay là Google, Bing, Yandex và Yahoo.

Ví dụ: Bạn làm schema review và nói rằng website của bạn đang có 1 tỷ lượt review trên website, đồng thời website được đánh giá 5 sao, … thì một điều hiển nhiên là tất cả những thông tin ấy phải chính xác trên trang web của bạn.

Nhóm 2: Nguyên nhân do Offpage

Trộn nội dung

Tối ưu cùng một chủ đề cho 2 hay nhiều bài viết khác nhau. Hoặc hai bài viết khác nội dung nhưng cùng một ý nghĩa, được xem là nội dung pha trộn. Hình thức trộn nội dung này đã được Google xem là nội dung rác. Google liên tục cập nhật nhiều thuật toán, nhằm loại bỏ những nội dung rác này. Đặc biệt nhất là dùng thuật toán Google Panda để loại bỏ nó.

Keyword cannibalization

Keyword Cannibalization là từ khóa cạnh tranh lẫn nhau, hiện tượng này xuất hiện khi bạn vô tình hay cố ý, tạo nên nhiều bài viết cùng nói về một chủ đề hay cùng tối ưu một số từ khóa cụ thể nào đó.

Ví dụ như bạn có khoảng 3 bài nói về chú đề SEO

Các URL này cho dù đều được hiển thị trên công cụ tìm kiếm, nhưng kết quả cuối cùng là không có URL nào lên vị trí top cả.

Vì sao?

Vì Google Panda khi vào xem xét website, nó sẽ ưu tiên quan sát những trang được tối ưu duy nhất.

Nếu Google Panda vào scan một ngàn trang và thấy tất cả các trang đều tối ưu theo:

Các chủ đề bài viết khác nhau, bộ từ khóa riêng biệt. Google sẽ dễ dàng nhận diện và cho bạn lên đúng URL hơn.

Dấu hiệu nhận biết website bạn đang bị Google Panda phạt

2 dấu hiệu dễ nhận biết nhất Google Panda phạt, Nó khá đơn giản mà hiệu quả các bạn a!

Đó là 2 dấu hiệu nào?

Kiểm tra Organic traffic có giảm dần theo thời gian không.

Đây là dấu hiệu này khá phổ biến và dễ nhận diện nhất.

Khoảng thời gian đầu khi bị phạt bạn sẽ thất giảm traffic, có thể bạn thấy nó không ảnh hưởng gì nhiều.

Nhưng qua 1 hay 2 tháng gì đó, thậm chí chỉ trong vài tuần, bạn sẽ nhận ra ngay độ giảm sút traffic ngày càng mạnh mẽ. Nó kéo theo hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực khác mà Google Panda mang đến cho website của bạn.

Thêm một trường hợp nữa. Nếu nội dung trên website của bạn bị trùng lặp, thì khi mức độ trùng lặp từ 20-30% sẽ bị Google Panda phạt. Khi chưa đạt đến ngưỡng này thì tạm thời website của bạn sẽ an toàn.

Traffic giảm một nửa

Một dấu hiệu nhận biết khác nữa là, theo tôi đánh giá nếu bị phạt theo cách này thì là may mắn, vì bạn còn biết mà sửa.

Website đang hoạt động tốt bỗng dưng một ngày đẹp trời lại mất đi 1 nữa traffic.

Khiến website của bạn từ đầu trang 1 rớt cái bịch cuối trang 1 thậm chí có thể qua đến trang 2. Lúc này, số lượng organic traffic vẫn có nhưng còn rất ít và không đáng kể.

Cách khắc phục lỗi khi bị Panda phạt

Riêng với cá nhân tôi cũng đã từng bị ông này phạt một vài lần, tôi thông thường tôi sẽ áp dụng 3 cách sau để sửa lỗi phạt Panda:

Cách 1: Audit toàn bộ lại content kém chất lượng.

Thông thường, Panda đánh giá chất lượng cho toàn bộ trang web bằng cách xem xét một số lượng lớn các trang trong đó. Sau đó, nó sẽ điều chỉnh thứ hạng cho phù hợp. Bạn chỉ sửa bài viết tụt hạng không vẫn chưa đủ, cần phải edit toàn trang web.

Ngoài ra, Panda còn chấm điểm thứ hạng website dựa trên chất lượng nội dung bao gồm trong đó. Vì vậy cho nên, việc cấp thiết chính là cải thiện nội dung của web bạn sao cho chất lượng nhất.

Cách 2: Kỹ thuật Noindex và thẻ Canonical

Noindex là trạng thái website, yêu cầu các công cụ tìm kiếm không lập chỉ mục một trang web, thẻ noindex giúp google hiểu là bạn không muốn bot google truy cập vào trang web đó. Không muốn google hiển thị trên công cụ tìm kiếm.

Hai lý do chính để noindex các danh mục:

Tránh trùng lặp bài.
Chỉ những trang chất lượng mới trở thành một phần của Google Tìm kiếm.

Lý do thứ hai là quan trọng nhất, sau khi thuật toán Google Panda ra đời thì Google đã đề cập rằng. Google Panda đang tập trung vào nội dung chất lượng

Cách 3: Nâng cao chất lượng tổng thể website

Việc loại bỏ content kém chất lượng đúng là một cách rất tốt. Nhưng đừng dừng lại ở đó.

Hãy xây dựng kế hoạch khắc phục toàn bộ nội dung, bao gồm:

Nâng cao chất lượng nội dung. Cải thiện các yếu tố trải nghiệm người dùng (UX) khác như cắt giảm banner quảng cáo vô nghĩa, form gây rối mắt…

Vì vậy, tôi không cho rằng chỉ loại bỏ mỗi phần nội dung kém chất lượng thôi sẽ mang lại những cải thiện lớn cho website bạn. Cái chính là còn phải tập trung nâng cao chất lượng tổng thể của nó.

Kết luận: Tóm lại thuật toán Google Panda tạo ra mới mục đích duy nhất ép các nhà phát triển nội dung dang web phải sáng tạo. Làm ra những nội dung chất lượng, mục địch cuối cùng là phục vụ người dùng.

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn thoát khỏi sự dòm ngó của Google Panda. Hoặc là bạn có thể sửa được lỗi khi bạn không may đã bị dòm ngó tới.

Một điều cuối cùng nữa. Làm gì thì làm, đừng để website của bạn phạm phải những sai lầm không đáng có này nhé !

Chúc bạn thành công !

Bài viết có tham khảo từ nguồn: maxseo và hapodigital


Bài viết khác

thiết kế app ghi chú trên điện thoại

Thiết kế App ghi chú

Dường như việc ghi nhớ chính xác toàn bộ nội dung cuộc họp hay các đầu việc cần làm dường như trở nên khó khăn hơn trong hoạt động công sở hiện đại. Do đó, các App ghi chú trực tuyến hoạt động như một bộ não thứ hai, giúp bạn quản lý công việc…

thiết kế app đầu tư chứng khoán

Thiết kế App Đầu tư Chứng Khoán

Với sự sôi động trở lại của thị trường chứng khoán gần đây, các doanh nghiệp tài chính thấy rất nhiều tiềm năng cạnh tranh từ việc phát triển các ứng dụng tư vấn đầu tư và đầu tư. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có kinh nghiệm trong việc thực hiện một…

Library Management Software

Top 6 Most Effective School Library Management Software

In the ever-evolving social landscape, traditional library management in schools is facing significant challenges. The manual, traditional approach can no longer address all aspects of this issue. In this article, CIT Group introduces the best library management software. This powerful tool helps streamline the organization, search, and management of library resources efficiently and effectively. Introduction…

Thiết kế app tích điểm voucher

Thiết kế App Tích Điểm Voucher Chuyên Nghiệp Nhất

Smartphone đang dần trở thành vật bất ly thân khi xu hướng mua sắm trực tuyến ngày càng tăng trong thời đại hiện đại. Trong thời đại công nghệ số phát triển như hiện nay, thiết kế các App tích điểm đã trở thành “chìa khoá” để các doanh nghiệp giữ chân khách hàng. App…

thiết kế app audio book sách nói

Thiết kế app audio book sách nói

Ngày nay, việc đọc sách luôn là một thói quen tốt. Khi công nghệ phát triển mạnh mẽ, thị hiếu của người dùng về việc thay đổi nội dung bằng âm thanh cũng ngày càng tăng. App audio book sách nói, còn được gọi là ứng dụng sách nói, xuất hiện vì lý do này….

thiết kế app xem bói

Thiết kế App xem bói dễ sử dụng nhất

Với sự phát triển của công nghệ, việc xem bói giờ đây đã trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết nhờ vào các ứng dụng di động. Các App xem bói cung cấp cho người dùng những trải nghiệm thú vị, giúp họ khám phá bản thân và tìm kiếm lời…

thiết kế app thần số học

Thiết kế App thần số học

App thần số học giúp chúng ta hiểu rõ bản thân, phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, thấu hiều người thân, tìm thấy giải pháp vun đắp mối quan hệ. Từ đó, có thể lắng nghe giải quyết vấn đề và có thể kiếm tiền từ công việc này. App thần số học…

thiết kế app tìm trạm sạc xe

Thiết kế app tìm trạm sạc pin nhanh chóng

App tìm trạm sạc pin là một ứng dụng tiện lợi, đơn giản, giúp cho người dùng tìm được trạm sạc gần nhất khi gặp tình huống xe sắp hết điện và cần tiếp năng lượng. Cùng CIT tìm hiểu app tìm trạm sạc pin dưới bài viết này nhé! App tìm trạm sạc pin…

0922272868