Gen Z là những người sinh từ năm 1996 đến 2015. Gen Z rất hứng thú với các vấn đề xã hội, thích được trải nghiệm những thứ mới mẻ, sáng tạo. Hiện tại, Gen Z chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới, đang là nhóm đối tượng tiêu dùng chính ở hiện tại và tương lai. Chính vì thế, doanh nghiệp không thể nào làm ngơ với nhóm thế hệ này được.
Gen Z là ai? Tại sao các thương hiệu lại hướng tới Gen Z
Thế hệ Gen Z được sinh ra trong thời đại công nghệ số, nền tảng công nghệ và mạng xã hội là công cụ kết bạn, giao tiếp, học tập, giải trí,… Thế hệ Z có chính kiến riêng, quan tâm đến sự tự do với phong cách sống là chính mình. Họ cũng chính là những người mở ra trang mới cho Chiến lược Marketing với những chuyển biến khổng lồ. Thương hiệu ngày nay không chỉ bán hàng, tăng lợi nhuận với cách thông thường, mà phải chinh phục lý trí sắc sảo của Gen Z để có chỗ đứng vững chắc, phát triển bền vững trên thị trường.
Insight của GenZ
Tại sao Gen Z lai khác những thế hẹ trước nhiều đến vậy? Là vì họ chính là thế hệ đầu tiên sinh ra trong thời đại công nghệ số, lớn lên cùng internet và mạng xã hội. Trong khi các thế hệ khác đang cố gắng hoà mình vào môi trường kỹ thuật số thì một đứa bé 10 tuổi của Gen Z đã có thể sử dụng nhuần nhuyễn smartphone. Dựa trên nền tảng này, chúng ta có thể đưa ra một số nhận định về Gen Z. Tuy nhiên, có những điều thú vị mà thậm chí những người làm Marketing và Communication sẽ khó tránh khỏi bất ngờ.
Không thích ra ngoài
Gen Z thích được ở nhà giao lưu trực tuyến vì họ cảm thấy thoải mái hơn so với trò chuyện trực tiếp. Theo một cuộc khảo sát, nếu cho lựa chọn ở nhà lướt Facebook và ra ngoài cà phê thì 79% Gen Z lựa chọn ở nhà.
Trong những cách tương tác trên MXH, Gen Z thích hình thức chat text, phone call chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Vì khi sử dụng chat text, họ có thể sử dụng emoji hay meme để thể hiện cảm xúc của mình, khiến cho cuộc trò chuyện trở nên sinh động, thích thú hơn. Emoji được xem là một “cuộc cách mạng cảm xúc” trong xây dựng mối quan hệ với Gen Z khi các thương hiệu đã nắm bắt rất tốt điều này.
Tương tác bằng emoji, meme hay những GIF vui nhộn theo cách của Gen Z sẽ kéo gần khoảng cách giữa brand và Gen Z.
Tham khảo: 4P marketing là gì – 7p marketing là gì
Smartphone là vật bất ly thân
Gen Z phải dùng điện thoại mỗi ngày. Mỗi sáng khi thức dậy, điều đầu tiên làm là kiếm điện thoại và lướt Facebook. Thời gian sử dụng điện thoại mỗi ngày của Gen Z là 8 giờ, trong đó 70% là dành cho các mạng xã hội và giải trí. Với tần suất dùng mạng xã hội lớn như vậy, doanh nghiệp cần tập trung phân phối quảng cáo vào các khung giờ mà Gen Z sử dụng nhiều nhất để tỉ lệ tiếp cận cao.
Khung giờ mà Gen Z dùng mạng xã hội nhiều nhất là từ 18h – 24h, đặc biệt là thời gian từ 21h – 24h. Khung thời gian này không chỉ quyết định đến số lượng tiếp cận mà còn quyết định đến nội dung mà quảng cáo thực hiện. Có thể thấy các thương hiệu thường khai thác những câu chuyện như tự tin làm chủ cuộc đời mời, kiêu hãnh vượt qua mọi thách thức, hãy yêu đừng ngại…
Không quá tin tưởng vào Internet
Gen Z sử dụng Internet rất thông minh và có sự chọn lọc thông tin. Họ không quá tin tưởng vào những điều trên Internet hay những thông tin mà doanh nghiệp quảng cáo trên Internet. Thay vào đó, lời nói của các chuyên gia, influencer sẽ rất có tác dụng với họ. Điều này buộc các thương hiệu phải trung thực trong việc quảng bá và không khiến cho trải nghiệm sản phẩm để lại ấn tượng xấu. Marketing truyền miệng vẫn là hình thức hữu hiệu không riêng gì đối với Gen X và Y.
Gen Z rất quan tâm đến các chủ đề cộng đồng
Những vấn đề được quan tâm trên mạng xã hội tiêu biểu như: Hoàng Sa/Trường Sa, bình đẳng giới, bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường,…Các thương hiệu đã tận dụng điều này cho các chiến dịch truyền thông của mình. Những sự kiện lịch sử trọng đại của xã hội được các thương hiệu “bắt trend” rất tốt. Những hashtag, challenge được sử dụng triệt để để giới trẻ vừa thể hiện được sự quan tâm của mình đối với xã hội, vừa đánh đúng insight “thích là một người có trí tuệ” của Gen Z.
Không giống như những thế hệ trước thường quan tâm nhiều về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, Gen Z đặc biệt chú trọng đến “trách nhiệm của thương hiệu đối với xã hội”. Một bài học đắt giá cho vấn đề này chính là sự kiện H&M bị tẩy chay tại Việt Nam thời gian gần đây. Sự việc H&M sử dụng bản đồ “hình lưỡi bò” trên website của họ đã gây phẫn nộ lớn trong cộng đồng Việt Nam. H&M đã bị kêu gọi tẩy chay trên khắp các trang mạng xã hội vì bị cho rằng ủng hộ hành động xâm chiếm chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc.
Đối với các vấn đề chính trị nhạy cảm, các thương hiệu không nên liên quan đến để tránh gây tranh cãi. Mặt khác, hãy cố gắng xây dựng thương hiệu hướng tới giá trị cộng đồng nhiều hơn để có hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng.
Facebook là nguồn thông tin chính
Hiện nay, trên Facebook có rất nhiều các page cộng đồng lên tới hàng triệu like, luôn cập nhật tin tức nóng hổi, những vấn đề xã hội nhanh nhất. Điều này đã biến Facebook trở thành kênh thông tin chính của Gen Z. Họ không cần sử dụng đến các trang báo mạng hay các phương tiện truyền thông đại chúng khác, chỉ cần Facebook là đủ.
Doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng những page cộng đồng này để quảng cáo sản phẩm. Mỗi post của họ đều có lượng tương tác rất cao giúp quảng cáo của bạn tiếp cận được nhiều đối tượng hơn. Đồng thời, điều quyết định ở đây không phải là nền tảng mà là nội dung. Khi hợp tác với các page này, sản phẩm của bạn sẽ được quảng cáo bằng content “đúng khẩu vị” của Gen Z. hiệu quả hơn rất nhiều so với việc sử dụng kênh riêng của mình.
Điều gì thu hút GenZ
Content sáng tạo, hài hước
Gen Z lướt internet là để giải trí và thu nhận kiến thức. Họ sẽ rất khó chịu khi bị quảng cáo chen ngang. Doanh nghiệp cần phải có ý tưởng content sinh động, vui nhộn để tránh bị bỏ qua ngay khi nhìn thấy. Hiện nay, xu hướng marketing bằng MV âm nhạc, một câu chuyện hay, một thước phim ngắn cùng thông điệp ý nghĩa đang được áp dụng rất hiệu quả.
Ra mắt bộ sưu tập mới “Ăn Healthy”, BAEMIN đã hợp tác cùng Karik và Amee phát hành MV “Em bé”. Thông qua câu chuyện tình yêu xuyên không vô cùng dễ thương, MV muốn truyền tải thông điệp: người phụ nữ ở bất cứ thời đại nào vẫn luôn muốn được làm “em bé” trong mắt người yêu mình, kể cả khi đã có gia đình. Qua đó, “Em bé” như một lời khích lệ hội chị em hướng đến lối sống ăn uống lành mạnh và yêu thương bản thân.
Hay cách đơn giản hơn là sử dụng content hình ảnh, video ngắn với công thức: “They want it Fast, they want it blast” – Ấn tượng những giây đầu, đầy tính giải trí trải nghiệm những giây sau, cô đọng hiệu quả kết bài. Một brand làm content hình ảnh ấn tượng nhất phải kể đến là Durex Việt Nam. Được mệnh danh là “thánh content”, Durex Việt Nam luôn mang lại những hình ảnh mang tính chất “đọc ít hiểu nhiều”, bắt trend thần tốc và được các bạn trẻ cực kì yêu thích.
Yêu thích sự trải nghiệm
Thứ mà Gen Z cần biết không phải là sản phẩm của bạn tuyệt vời cỡ nào. Thứ họ cần là sản phẩm/dịch vụ của bạn đem đến trải nghiệm thú vị gì cho họ. Theo Mention, 25% những gì bạn bán là sản phẩm của bạn. 75% bổ sung là cảm giác vô hình đi kèm với sản phẩm nói trên. Những sản phẩm ra theo mùa, nhanh nhạy với xu thế cũng được săn đón hơn hẳn. Hay chiến lược giới hạn số lượng của nhãn hàng cũng khiến khách hàng muốn sở hữu chúng hơn.
Là một nhóm đối tượng được xem là rất khó tính khi mua hàng, Gen Z luôn chọn lọc và nghiên cứu rất kĩ lưỡng trước khi chọn mua món hàng nào đó. Họ có thể bỏ ra cả giờ đồng hồ chỉ để tìm hiểu và đọc review sản phẩm mà mình muốn mua. Ít nhất điều các thương hiệu cần làm đó là thiết kế trải nghiệm khách hàng, điều này quan trọng như chính sản phẩm của bạn vậy.
Làm sao để tiếp cận được GenZ?
Đánh mạnh Digital Marketing
Có thể nói quỹ thời gian của Gen Z được chia đều cho cuộc sống trên mạng và cuộc sống thực của họ. Internet chính là tác nhân chính phá huỷ sự tương tác xã hội của giới trẻ ngày nay. Do đó, Digital Marketing chính là phương thức hiệu quả nhất để doanh nghiệp lựa chon quảng cáo đến thế hệ này.
Tham khảo bài viết Digital Marketing là làm gì và làm thế nào?
Kết nối và tương tác để gần gũi hơn
Trên thực tế, 76% các thành Gen Z nói rằng họ muốn các thương hiệu phản hồi lại bình luận và xem khả năng phản hồi này là chìa khóa để xác định tính xác thực của một thương hiệu. 41% thế hệ này đã đọc ít nhất năm đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng và họ chia sẻ gấp đôi số phản hồi tích cực so với tiêu cực.
Các thương hiệu hãy tương tác nhiều hơn với Gen Z thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Tiktok để biết được suy nghĩ của họ. Gen Z sẽ không ngần ngại bộc lộ quan điểm cá nhân trên mạng xã hội. Vậy nên, lắng nghe họ và biết được họ đang cần gì sẽ giúp thương hiệu của bạn kéo gần khoảng cách với họ. Một Gen Z sẽ yêu thích thương hiệu chăm chỉ tương tác và thấu hiểu nhu cầu của họ.
Sử dụng Micro-Influencer
Gen Z đặc biệt quan tâm tới cuộc sống của các Micro Influencer hơn là các KOLs. Vì đơn giản, Micro Influencer có hình ảnh gần gũi nhất với họ. Có thể nói, Micro Influencer là phiên bản nổi tiếng hơn của bản thân Gen Z. Chính vì thế Gen Z ti tưởng vào những trải nghiệm mà Micro Influencer chia sẻ. Giang Ơi là một Influencer hay chia sẻ các kiến thức về cuộc sống, công việc, học tập và trải nghiệm bản thân. Giang Ơi đang là lựa chọn của rất nhiều thương hiệu có hình ảnh gần gũi, marketing một cách chân thực nhất tới khách hàng.
Chiến lược marketing ý nghĩa, chân thật
Một sai lầm khổng lồ mà các thương hiệu mắc phải khi cố gắng thu hút Gen Z là họ cố gắng và cam kết giả mạo. Không phải bạn chỉ cần thay đổi logo thành màu sắc cầu vồng thì Gen Z sẽ nghĩ rằng bạn thật sự quan tâm đến cộng đồng LGBT đâu. Nhóm này là người giỏi nhất trong việc đánh hơi sự giả vờ và đạo đức giả.
Nếu bạn muốn marketing đến Gen Z, bạn cần minh bạch. Hiển thị màu sắc thật của bạn và bạn sẽ tìm thấy thị trường ngách Gen Z của mình. Hãy thử và giả mạo cống hiến và thị trường sẽ nghiền nát doanh nghiệp.
Hãy sử dụng sức mạnh của mạng xã hội – tìm gặp khách hàng của bạn ở nơi họ hiện diện nhiều nhất. Thế hệ Gen Z đã xây dựng được cho họ khả năng phát giác các “chiêu trò” Marketing cực kỳ mạnh mẽ. Đừng giả tạo để rồi bị phát hiện. Chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ không thể tiếp tục tồn tại.