Bạn đã nghe qua hình thức áp dụng chiến lược STP vào kế hoạch Marketing chưa? Vậy thuật ngữ STP là gì? Việc quản lý phân khúc những tệp khách hàng rõ ràng sẽ đem đến hiệu quả không ngờ giúp bạn quản lý và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Nhưng làm thế nào để xây dựng mô hình STP thành công chắc hẳn còn là dầu hỏi lớn của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây chắc chắn sẽ đem lại nhiều kiến thức hay ho cho bạn đấy.
Chiến lược STP là gì?
Chiến lược STP là tập hợp mục tiêu và biện pháp để đạt cho được mục tiêu đó. Hay nói cách khác, mô hình chiến lược STP là hoạt động phân khúc thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và rồi định vị sản phẩm trong tâm trí khách hàng mục tiêu.
Việc phân tích nhu cầu STP ngày nay cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết bởi sự phát triển của công nghệ, các mạng xã hội dần lên ngôi như Facebook, Instagram, Tiktok… hoặc một số công cụ tìm kiếm khác.
STP là viết tắt của từ gì? – Mô hình Marketing STP là viết tắt của Segment – Target – Position
Phân tích mô hình Marketing STP
Segmentation – Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là quá trình quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược Marketing. Trong đó, các nhóm người mua được phân loại dựa trên các đặc điểm thu nhập, tuổi tác, tính cách, hành vi, sở thích,… Việc thực hiện phân khúc những nhóm người trên là để xác định những khuynh hướng kinh doanh của thị trường đang nhắm tới giúp doanh nghiệp dễ dàng phát triển và tạo lợi thế khi cạnh tranh trực tiếp với đối thủ.
Vì tệp khách hàng luôn rất đa dạng nên việc phân khúc thị trường sẽ giúp tạo ra những chiến lược cụ thể tới từng tệp khách hàng giúp đem lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Phân khúc thị trường được chia thành 4 dạng dưới đây:
- Phân khúc thị trường theo hành vi khách hàng
- Phân khúc thị trường theo tâm lý
- Phân khúc thị trường theo địa lý
- Phân khúc thị trường theo nhân khẩu học
Các chuyên gia thường dựa vào những đặc điểm dưới đây để đạt hiệu quả trong phân khúc thị trường:
- Tính có thể đo lường được: Doanh nghiệp phải thực hiện đo lường và xác định kích cỡ phân khúc, sức mua, lợi nhuận và nhu cầu giá trị
- Tính có khả năng tiếp cận: Doanh nghiệp phải tương tác nhất định với các khách hàng trong phân khúc
- Tính bền vững: Doanh nghiệp xác định được phân khúc nào có đủ lợi nhuận và đảm bảo duy trì giá trị đem lại.
- Tính khả thi: Doanh nghiệp phải tạo ra được lợi thế để có đủ khả năng phục vụ khách hàng
Targeting – Xác định thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp xác định và lựa chọn các thị trường tiềm năng, phù hợp với sản phẩm tung ra thịn trường. Từ đó, bộ phận Marketing sẽ đưa ra những chiến lược quảng cáo, truyền thông tích hợp phù hợp với phân khúc mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
Việc lựa chọn phương pháp và thời gian lý tưởng chính là yếu tố quyết định thành công. Quảng cáo trực tuyến là phương pháp hiệu quả để nhắm vào hành vi người tiêu dùng, thúc đẩy họ thực hiện hành vi mua sản phẩm nhằm đạt được mục đích ban đầu. Hầu hết các doanh nghiệp đang dần chú trọng và tối ưu hóa quảng cáo trực tuyến.
3 Cách thức thực hiện chiến lược STP trong marketing là gì?
- Marketing không phân biệt (undifferentiated marketing): là chiến dịch quảng cáo tổng thể hướng đến tất cả khách hàng ở mọi phân khúc thị trường giúp tiết kiệm được chi phí và dành thời gian để tập trung vào thị trường rộng hơn.
- Marketing phân biệt (differentiated marketing): đưa ra nhiều hoạt động quảng bá trên từng phân khúc thị trường khác nhau dưới nhiều hình thức để đạt được doanh số cao.
- Marketing thị trường ngách (niche marketing): thị trường được phân chia thành nhiều phần nhỏ nhằm tìm kiếm những nhóm người có nhu cầu đặc biệt không được doanh nghiệp để mắt tới.
Tóm lại, việc chọn lựa chiến lược marketing phù hợp với từng phân khúc khách hàng còn phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Positioning – Định vị thương hiệu
Giai đoạn quan trọng và có tác động trực tiếp nhất trong quá trình kinh doanh. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần thể hiện với khách hàng mục tiêu về sự khác biệt giá trị cạnh tranh, ưu điểm của của thương hiệu so với đối thủ. Doanh nghiệp cần phải xây dựng hình ảnh và lòng tin dùng của khách hàng bằng nhiều hình thức, chiến lược đa dạng để thu hút khách hàng lựa chọn doanh nghiệp của mình.
3 Cách định vị thương hiệu chủ yếu:
- Định vị dựa trên trải nghiệm: giúp đem lại những trải nghiệm kích thích cảm nhận của khách hàng dựa vào những đặc điểm của sản phẩm.
- Định vị về mặt biểu tượng: xây dựng niềm tin của người tiêu dùng từ những ưu điểm mang tính biểu tượng của thương hiệu.
- Định vị về mặt chức năng: tập trung đầu tư vào chất lượng, công dụng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, mong muốn nhất định của khách hàng.
Định vị thương hiệu cần kết hợp đa dạng phương pháp để mang lại hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế trên con đường cạnh tranh trực tiếp với công ty đối thủ. Đồng thời, các doanh nghiệp nên chú trọng vào chất lượng và giá trị đặc biệt trong từng sản phẩm mang đến người tiêu dùng.
>>Xem thêm
Vai trò của chiến lược STP là gì đối với doanh nghiệp?
Hiện nay, vai trò của STP là gì trong chiến lược quảng bá doanh nghiệp? Bạn phải biết được rằng mỗi thương hiệu đều đầu tư rất nhiều công sức vào chiến lược quảng bá sản phẩm, nếu công ty bạn chỉ ở quy mô nhỏ không thể cạnh tranh với những doanh nghiệp có tên tuổi. Vì vậy, bạn cần phải đề ra chiến lược STP thích hợp, từ đó bạn mới có thể đưa ra các chiến lược mareting thông minh chuẩn xác nhất giúp khách hàng chú ý tới doanh nghiệp mình và tạo lợi thế cạnh tranh cao để thu về lợi nhuận.
Nếu doanh nghiệp nào làm tốt những bước bạn đầu doanh nghiệp đó có thể phát triển và ngược lại. Việc tính toán kỹ lưỡng từ những giai đoạn đầu trong khi thực hiện chiến lược STP cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu và nhắm tới nó một cách dễ dàng hơn.
Hướng dẫn xây dựng chiến lược STP cơ bản
Xây dựng quy trình stp là gì và được thực hiện như thế nào để đem lại hiệu quả? Hãy xem ngay các bước xây dựng chiến lược STP để đạt được mục tiêu như mong đợi nhé!
Bước 1: Nghiên cứu thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của khách hàng trong mua việc mua sản phẩm.
Bước 2: Lập biểu đồ định vị
Dựa vào biểu đồ định vị để xây dựng hình ảnh sản phẩm doanh nghiệp mong muốn xây dựng trong tâm trí của khách hàng. Từ đây, xác định được vị thế cho sản phẩm/doanh nghiệp.
Bước 3: Xây dựng các phương án định vị
Mô tả các phương án định vị cho sản phẩm một vị trí trên bản đồ định vị. Một số cách thức định vị thường được áp dựng:
- Đinh vị theo thuộc tính/ lợi ích
- Định vị theo người sử dụng
- Định vị theo giá cả và chất lượng
- Định vị theo đối thủ cạnh tranh
Bước 4: Soạn thảo chương trình marketing mix
Xác định hình ảnh và vị thế của sản phẩm để thực hiện chiến lược định vị. Doanh nghiệp cần xây dựng các chương trình marketing mix và phải có sự phối hợp thể hiện tính nhất quán của hình ảnh định vị.
Tận dụng chiến lược STP vào quảng cáo Google Adwords
Làm sao để tận dụng chiến lược stp trong marketing la gi vào quảng cáo Adwords? Chỉ với vài bước đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện thao tác dễ dàng.
Bước 1: Phân tích thị trường
Gợi ý cho bạn là có thể sử dụng Keywords Planner của Google kết hợp với Keywordtool.oi để phân tích.
Bước 2: Segmentation
Phân chia thị trường ra thành từng phần nhỏ có những nhóm đặc điểm khác nhau.
Bước 3: Targeting
Sau khi chia thị trường ra thành nhiều mảnh nhỏ, ở bước này bạn chọn những mảnh thị trường nào phù hợp với sản phẩn dịch vụ của bản, cũng như phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Bước 4: Positioning
Thấu hiểu khách hàng ở mỗi phân khúc để đưa vào quảng cáo và định vị thương hiệu của doanh nghiệp – Phân tích Customer Insight
Kết luận: Trên đây chúng tôi đã tổng hợp tất cả thông tin về chiến lược STP là gì? Chiến lược STP được đưa vào mô hình kinh doanh đang rất được các doanh nghiệp đề cao. Để thực hiện chiến lược này cần đòi hỏi sự cẩn thận và linh hoạt trong việc mọi hoạt động nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh. Để áp dụng mô hình marketing STP vào thực tiễn bạn cần nghiên cứu thật kĩ những thông tin trên đây nhé!