Meta description là gì mà lại có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa bài viết tiếp cận với khách hàng mục tiêu? Một số người có quan niệm rằng chỉ cần nội dung SEO của bạn sáng tạo, độc đáo và hữu ích là đủ. Nhưng không, meta description mới chính là “chìa khóa” để người dùng đưa ra quyết định xem có nên click vào trang của bạn không. Để giải đáp cho những thắc mắc trên thì hãy cùng CIT Group đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Thẻ meta là gì?
Trước tiên, để hiểu rõ hơn về meta description thì chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về thẻ meta. Thẻ meta/ meta tag là đoạn văn bản mô tả nội dung của trang. Các thẻ meta không xuất hiện trên chính trang đó mà chỉ xuất hiện trong mã nguồn của trang. Về bản chất, thẻ meta là một đoạn text nhỏ mô tả ngắn gọn về nội dung giúp cho các công cụ tìm kiếm biết trang web nói về cái gì.
Có bốn loại thẻ meta trong SEO:
- Meta Title – Mô tả ngắn gọn và súc tích về nội dung của một trang. Các công cụ tìm kiếm xem văn bản này là “tiêu đề” của trang.
- Meta Description – Mô tả ngắn gọn về trang, thường đứng ở ngay dưới Meta Title.
- Meta Keywords – Một loạt các từ khóa bạn cho là có liên quan đến trang đang đề cập.
- Meta Robots – Một chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm (robot hoặc “bot”) về những gì họ nên làm với trang.
Meta description là gì?
Meta description là một thẻ HTML đặc biệt được đặt trên phần đầu của trang web và nó có định dạng như sau: <meta name=”description” content=. Đây là đoạn nội dung dài khoảng một vài câu và thường được hiển thị ra trong đoạn tìm kiếm của trang kết quả tìm kiếm.
Nói cách dễ hiểu hơn thì meta description là phần nội dung được rút gọn, mang ý nghĩa cô đọng, chi tiết nhất về phần nội dung muốn viết bên trong trang của một website. Phần miêu tả này sẽ xuất hiện trên Google, là yếu tố quyết định người dùng có click vào hay không.
Vai trò của việc tối ưu thẻ Meta Description trong SEO
- Meta Description có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tối ưu SEO Onpage. Bởi nó mô tả chính xác, ngắn gọn và tổng quan nhất những gì mà bài viết muốn đề cập. Mô tả meta chính là một bài quảng cáo ngắn về bài viết. Giúp thu hút và quyết định việc xem tiếp hoặc không xem tiếp bài viết đó của khách hàng.
- Không những thế, mô tả meta còn là cầu nối giữa bạn với khách hàng. Mặc dù không góp phần trực tiếp làm tăng thứ hạng của website, nhưng nó lại làm tăng lượng click theo dõi từ người dùng. Từ đó góp phần gián tiếp đưa trang web của bạn tăng thứ hạng. Các thẻ mô tả càng được tối ưu thì các web càng ở top cao hơn.
- Đối với những người làm SEO Marketing thì meta description là nơi người viết đặt từ khóa tác động lên kết quả tìm kiếm và hiển thị nội dung cho người tìm kiếm. Đặc biệt, việc tối ưu hóa meta description mang đến sức cạnh tranh lớn đối với những từ khóa khó khi làm SEO.
Xem thêm:
- Công ty SEO google
- Dịch vụ seo tại HCM
Cách tạo Meta Description chuẩn SEO
Viết meta description dễ đọc
Viết thẻ mô tả dễ đọc là điều cần thiết để description đạt chuẩn SEO. Không nên viết quá nhiều kí tự ở đoạn mô tả này vì sẽ khiến người dùng nghĩ đây là một trang web spam. Thông thường, để bắt đầu thẻ meta description, bạn nên sử dụng 1-2 từ khóa.
Độ dài hợp lý
Đây là một yếu tố quan trọng trong cách viết meta description chuẩn SEO. Vì thế, một đoạn mô tả nên ở trong khoản 50 đến 160 ký tự để tóm tắt nội dung và nó chính là meta description – một thẻ HTML. Nếu không, thẻ mô tả meta của bạn sẽ không hiển thị đoạn nội dung còn lại. Hãy chắc chắn rằng tất cả những từ khóa quan trọng phải đặt ở gần phía trước, tốt nhất là các thẻ mô tả meta nên đủ dài để người dùng có thể hiểu nội dung muốn nói.
Xuất hiện từ khóa
Từ khóa là yếu tố quan trọng nhất trong cách viết meta description chuẩn SEO. Bạn phải đảm bảo rằng các từ khóa quan trọng nhất của bài viết đó phải hiển thị trong phần mô tả meta. Thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ highlight những từ khóa đó ở nơi nó tìm thấy truy vấn của người tìm kiếm trong thẻ mô tả meta của bạn.
Không trùng lặp mô tả meta
Đây cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng trong cách viết meta description chuẩn SEO. Cũng như thẻ tiêu đề , với mỗi trang, mô tả meta phải được viết khác nhau nếu không muốn bị Google phạt bạn vì “tội” sao chép.
Hiển thị thông số kỹ thuật
Đối với những bạn đang tiếp thị các sản phẩm dành cho người am hiểu công nghệ thì việc đưa các thông số kỹ thuật vào meta description là một ý tưởng rất hay. Những thông tin về nhà sản xuất, giá cả,… sẽ kích thích khách hàng nhấp chuột vô trang web đó vì đa số người dùng thường có xu hướng quan tâm đặc biệt đến các sản phẩm có hiển thị thông tin kỹ thuật số, giá cả…
Meta description cần có call to action
CTA hay lời kêu gọi hành động đóng vai trò thu hút lượng click vào liên kết của bạn. Những cụm từ như: Nhận ngay, tìm hiểu thêm, dùng thử miễn phí… sẽ gây sự chú ý và kích thích người dùng nhấn click vào trang web đó nhiều hơn.
Kết: Thẻ mô thật sự rất quan trọng trên mỗi trang, tuy không ảnh hưởng nhiều trong quá trình Google xếp hạng từ khóa, nhưng meta description là cầu nối với khách hàng. Hi vọng qua bài viết “Meta Description và cách tối ưu hóa hiệu quả trong SEO”, sẽ giúp các bạn thu thập được những kiến thức bổ ích liên quan đến Meta Description và cách áp dụng hiệu quả trong quá trình làm SEO. Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu SEO web, hãy liên hệ chúng tôi, CIT Group – Công ty làm SEO chuyên nghiệp, uy tín. Chúc bạn thành công !