Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Slug là gì? Bật mí cách tối ưu Slug WordPress trong SEO

Với các SEOer thì thuật ngữ Slug chắc hẳn không còn xa lạ gì. Nhưng trên thực tế các thông tin về Slug là gì và cách tối ưu Slug thì không phải ai cũng hiểu rõ. Trong bài viết này, CIT Group sẽ chia sẻ những kiến thức về Slug là gì, cách thiết lập Slug trong website WordPress. Từ đó giúp bạn biết cách tối ưu Slug chuẩn SEO và thân thiện với người dùng.

slug
Tìm hiểu về slug là gì?

Slug là gì?

Slug là một phần quan trọng của URL đặt ngay sau tên miền và kết hợp với tên miền để tạo thành liên kết permalink dẫn đến trang nguồn của website. Nói một cách dễ hiểu, Slug chính là phần nằm sau “/”.

Ví dụ: đối với bài viết này, URL là https://citgroup.vn/slug-la-gi.html và Slug đơn giản là: slug-la-gi

Tại sao Slug lại quan trọng trong SEO?

Slug là một trong những yếu tố được Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác quan tâm. Các Slug càng ngắn gọn, dễ đọc thì càng ghi điểm trong mắt người dùng, giúp người dùng nhanh chóng xác định nội dung một trang và biết chính xác loại thông tin để tìm thấy trên trang đó.

Khi tối ưu Slug sẽ mang lại rất nhiều lợi thế trong SEO và tăng tính khả dụng cho người dùng (Chẳng hạn như: ngắn gọn,dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu,…). Không chỉ vậy, việc tối ưu Slug cũng góp phần giúp URL trở thân thiện hơn với SEO và với người tìm kiếm như:

  • Từ khóa trong URL: Để xác định nội dung của một trang web thì đây là một trong những chỉ số mà Google sử dụng.
  • Tạo URL thân thiện với người dùng: Kết quả tìm kiếm URL là một trong những thứ mà mọi người nhìn thấy. Do đó, cần đảm bảo rằng với những gì mọi người mong đợi thì Slug thực sự phù hợp.

>>> Liên hệ chúng tôi: CIT Group – Công ty SEO Website online

Slug wordpress là gì?

WordPress Slug là đường dẫn đưa đến các bài viết trên WordPress. Trên WordPress, khi người dùng tạo một nội dung mới, WordPress Slug sẽ được tự động tạo ra dựa trên thiết lập trong phần cấu hình tạo đường dẫn Permalinks.

Người dùng có thể dễ dàng thay đổi Slug trong WordPress bằng các mục Settings và chọn Permalinks để tùy chỉnh.

Cách tạo Slug trong WordPress

Trước khi tạo Slug, có 2 điều bất thành văn chúng ta cần phải lưu ý:

  • Đổi khoảng trắng thành dấu gạch ngang
  • Chỉ sử dụng chữ in thường.

Chức năng tạo WordPress Slug tự động thì đã mặc định sẵn quy tắc này. Nhưng khi bạn tạo slug thủ công thì bạn cần tuân thủ 2 điều trên.

Cách tạo Slug trong WordPress
Slug là gì? Tạo slug trong wordpress là gì?

Slug WordPress cho Website

Qua trình tạo Slug cho Website cũng tương tự như bài viết. Người dùng chỉ cần nhấn vào phần Permalink URL ngay bên dưới tên trang, chọn nút Edit, sau đó điền Page Slug, và cuối cùng là nhấn Ok. Slug mới đã được tạo thành công.

Category và Tag Slug

Trên thực tế, Slug cho category và tag cũng được tạo tự động. Nhưng người dùng cũng có thể tự tạo mới Slug bằng cách tạo category trước và chỉnh sửa sau.

Để cài đặt Category Slug:

  • Người dùng truy cập vào mục Post/Cateogries.
  • Sau đó chọn category muốn chỉnh sửa và nhấn Edit.
  • Để tạo Slug, bạn chỉ cần điền thông tin vào trong ô Slug và nhấn nút Update để lưu lại.

Quá trình tạo Tag Slug cũng tương tự:

  • Người dùng chọn mục Posts/Tags.
  • Sau đó nhấn nút Edit vào tag muốn thay đổi, và cuối cùng chọn nút Update để lưu.

Author Slug là gì?

Author Slug là đoạn Slug có chứa tên tác giả bài viết trong đường dẫn nhưng cách này ít được sử dụng. Để tối ưu SEO, đoạn Slug sẽ có độ dài nhất định nên thay vì Author Slug, các SEOer sẽ ưu tiên đi Keyword Slug. Với những website có nhiều người tham gia, việc tạo Slug cho từng người tham gia cộng tác là điều cần thiết. Để tạo Author Slug:

  • Người dùng cần cài đặt plugin Edit Author Slug.
  • Sau khi cài đặt và kích hoạt plugin xong, người dùng truy cập vào mục Users.
  • Chọn All Users, sau đó click vào nút Edit User, và chọn Edit Author Slug.
  • Sau khi tạo xong Slug, nhấn vào nút Update User để lưu tất cả thay đổi.

Hướng dẫn tối ưu SEO với Slug

Ngắn gọn nhưng đủ ý

Những nội dung mà người dùng quan tâm đa phần là ngắn gọn và xúc tích. Do đó, từ khóa ngắn sẽ dễ dàng đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm hơn. Nên khi tối ưu Slug, người dùng nên chú ý tạo Slug ngắn gọn nhưng vẫn đầy đủ nội dung và tập trung vào từ khóa chính của bài viết.

Thêm từ khóa SEO trong Slug

Thông thường, nội dung Slug cũng là từ khóa của bài viết. Bởi điều này sẽ giúp cho người dùng dễ dàng tìm kiếm. Trong Slug có thể chứa từ khóa tìm kiếm hoặc Slug chính là từ khóa của bài viết.

tối ưu SEO với Slug
Slug trong seo là gì? Tối ưu SEO với slug là gì?

Không dùng những từ không có giá trị tìm kiếm

Slug cần chú trọng vào nội dung chính và nên bỏ đi những từ không cần thiết như “và”, “của”, “những”, “thì”… Chức năng Yoast SEO trong WordPress sẽ giúp người dùng kiểm tra và xử lý vấn đề này.

Sử dụng Redirect – chuyển hướng liên kết

Việc thay đổi WordPress Slug sẽ dẫn đến toàn bộ URL cũng sẽ thay đổi. Điều này có nghĩa là người dùng và các bộ máy tìm kiếm sẽ không tìm được nội dung của bạn bằng URL cũ nữa. Nên khi tạo Slug mới URL, người dùng nên sử dụng redirect 301 để chuyển hướng Slug cũ sang Slug mới. SEO Yoast trong WordPress có thể hỗ trợ người dùng thực hiện chức năng này.

Làm gì để tránh trùng Slug?

Mỗi Slug WordPress là duy nhất. Nguyên nhân dẫn đến việc trùng Slug đa phần là do người dùng gán tag nhầm khi viết bài, hoặc cố tình spam từ khóa dẫn đến tình trạng Slug bị trùng nhau, gây ảnh hưởng không tốt đến trang web.

Để tránh việc trùng Slug, các bạn nên hạn chế sử việc sử dụng quá nhiều tag trong một bài viết . Nếu tình trạng này xảy ra, WordPress sẽ thông báo lỗi 404, buộc người dùng phải thay đổi các tag hoặc Slug.

Cách khắc phục trùng Slug

Trên thực tế, nếu các bài viết bị trùng Slug, WordPress sẽ đánh số thêm đằng sau các Slug bị trùng. Trong trường hợp không thể tìm thấy trang, người dùng có thể khắc phục bằng cách:

  • Xóa bài viết
  • Đổi tên tag
  • Thay đổi đường dẫn của WordPress.

Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng phương pháp chặn Google index đối với các thông tin không quan trọng, hoặc chuyển tiếp các trang phụ về 1 trang chính.

Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết slug là gì? và cách tối ưu slug trong SEO hiệu quả giúp website thân thiện hơn với người dùng.


Bài viết khác

category-la-gi

Category là gì? Xem ngay ứng dụng Category trong WordPress

Khi nhắc đến công cụ tìm kiếm SEO, thì bạn phải hiểu biết rất nhiều thông tin liên quan đến nó. Trong số đó phải kể đến là Category một yếu tố không thể thiếu được trong hệ thống. Vậy bạn có biết Category là gì không? Nó có ảnh hưởng gì đến web SEO…

link-nofollow-la-gi

Link Nofollow là gì? Hướng dẫn sử dụng link nofollow đúng cách

Link nofollow có lẽ là câu hỏi của những người mới tìm hiểu về SEO sẽ rất thắc mắc. Hầu hết, các SEOer đều đã được nghe nói về Link nofollow là gì, cách sử dụng link nofollow đúng cách. Riêng đối với những người không trong nghề hay chỉ mới vào nghề thì đó…

phan-mem-check-unique-content-3

Top những cách check unique content miễn phí tốt nhất hiện nay

Để có một bài viết content chất lượng và được đánh giá cao thì người viết phải không ngừng sáng tạo. Bên cạnh đó, bài viết không được trùng lặp về nội dung. Tuy nhiên, đôi khi người viết content cũng sẽ gặp phải tình trạng bị bí ý tưởng. Hiểu được điều này, các…

google-rich-snippet-la-gi

Google Rich Snippets là gì? Cách để xây dựng Rich Snippets hiệu quả

Google Rich Snippets là gì? Với những người làm Seo chuyên nghiệp thì khái niệm Google Rich Snippets quá quen thuộc với thuật ngữ này rồi. Đây là yếu tố ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến quá trình đưa website của bạn lên top trend của Google. Bài viết này sẽ giúp bạn…

tinh-nang-SE-Ranking-la-gi-1

Những thông tin không thể bỏ lỡ khi tìm hiểu SE Ranking là gì?

SE Ranking hiện nay được biết đến rộng rãi là một công cụ SEO hỗ trợ các trang web để nội dung của bạn có được vị trí tốt trên google. SE Ranking có 35 chức năng khác nhau: nghiên cứu từ khóa, kiểm tra backlink, phân tích trang web, giám sát từ khóa…Hãy theo…

Conversion-rate-la-gi

Bật mí 5 Cách làm tăng conversion rate cho website

Bạn có thể thường nghe về khái niệm conversion rate. Khái niệm này thường được dùng để nói về độ hoạt động hiệu quả của một trang web. Chỉ số tỷ lệ chuyển đổi này càng cao thì trang web đó hoạt động càng hiệu quả. Doanh thu nhận được từ website của đơn vị…