Để đánh giá được sức mạnh tài chính của mình, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều số liệu khác nhau. Tuy nhiên, một trong những cách mang lại hiệu quả cũng như phổ biến nhất đó là ROI. Vậy ROI là gì? Chỉ số ROI quan trọng trong kinh doanh và đầu tư như thế nào? Cách tính ROI của dự án ra sao? Thì trong bài viết này, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về chỉ số ROI.
Xem thêm: workshop là gì
Tìm hiểu về ROI – Chỉ số ROI
“Return on investment” được viết tắt là ROI – nghĩa là lợi tức đầu tư, hay còn gọi là chỉ số doanh thu trên chi phí.
Chỉ số ROI thể hiện số tiền mà doanh nghiệp thu về trên mỗi chi phí mà doanh nghiệp đó đã bỏ ra nhằm phục vụ cho đầu tư.
Ví dụ: Nếu chỉ số ROI của công ty bạn là 1 : 4 thì mỗi 1$, doanh nghiệp bạn sẽ mang lại doanh thu là 4$.
ROI được xem là một thuật ngữ phổ biến trong kinh doanh được sử dụng để xác định lợi nhuận tài chính ở trong quá khứ cũng như tiềm năng trong tương lai tới.
Ý nghĩa của ROI
ROI được em là một thông số để các công ty nhận biết được tầm quan trọng của marketing online. Thông qua ROI các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về dự án, biết được hiệu quả đầu tư và dùng nguồn vốn để chi trả những chi phí liên quan. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể đề ra một phương hướng đầu tư đúng nhất đem lại hiệu quả lợi nhuận cao hơn.
Chỉ số ROI là gì?
Return on Investment còn được viết tắt: ROI. Chỉ số ROI là tỷ lệ nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư hay nói một cách đơn giản hơn là doanh thu của doanh nghiệp trên mỗi chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để phục vụ đầu tư. ROI là một thuật ngữ phổ biến và mang lại nhiều lợi ích trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp vì chỉ số ROI xác định được lợi nhuận tài chính của quá khứ và tiềm năng lợi nhuận trong tương lai tới.
Ví dụ: Công ty có chỉ số ROI 1:5 thì mỗi 1$ của doanh nghiệp sẽ thu về 5$ lợi nhuận
Công thức tính ROI như thế nào?
Cách tính roi của dự án được tính theo công thức sau đây:
Một người đầu tư kinh doanh vào 1 dự án 80$ và để nghiên cứu liên doanh thì họ chi thêm 20$. Tổng chi phí của nhà đầu tư mà nhà đầu tư nay sẽ bỏ ra là 100$. Nếu dự án đầu tư này tạo ra doanh thu 400$ nhưng đã có 100$ cho chi phí quản lý và nhân sự, thì lợi nhuận ròng của họ sẽ là 300$.
Áp dụng công thức tính ROI như trên: ROI = (300$ / 100$) x 100% . Kết quả sẽ là 300%.
Vậy ROI của khoản đầu tư kinh doanh này là 300%.
Cách thức để đo đạc ROI
Để đo đường ROI cần phải có khả năng chuyển đổi và cần theo dõi tỷ lệ chuyển đổi điều này giúp bạn nhận biết lợi nhuận trên mỗi từ khóa và giá thầu từ đó xác định được chính xác ROI (sử dụng Adwords để đo lường ROI).
Sau đó, chúng ta theo dõi và ghi chú lại các chi phí thật chi tiết mỗi ngày mỗi tháng. Khi đó chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về ROI chúng ta sẽ biết bạn đang gặp khó khăn ở đâu về vấn đề gì từ đó bạn sẽ đề ra phương pháp giải quyết các vấn đề đang gặp phải. Một vấn đề quan trọng hơn các bạn cần biết là sự khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận. Một số doanh nghiệp luôn có doanh thu rất cao nhưng thực chất lại không có lời. Vậy nên cần phân biệt rõ ràng giữa doanh thu và lợi nhuận và chỉ số ROI liên quan lợi nhuận vì vậy hãy tính ROI với kết quả lợi nhuận để có thể kiểm soát được dự án đầu tư của doanh nghiệp mình.
Qua tất cả các phân tích đánh giá về ROI thì đây thực sự là một chỉ số quan trọng mà các bạn cần phải biết và nắm rõ để thực hiện đầu tư các dự án mới của doanh nghiệp.
Tại sao ROI được xem là chỉ số quan trọng trong kinh doanh?
Tính toán chỉ số ROI sẽ giúp bạn hiểu hơn cách đầu tư trực tiếp đóng góp cho doanh nghiệp của mình. Đây được xem là một công cụ vô cùng hữu ích để giúp bạn đánh giá những quyết định kinh doanh ở trong quá khứ để từ đó có thể xác định được những quyết định, chiến lược ở trong tương lai. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể so sánh được các cơ hội kinh doanh mới từ việc sử dụng các thông tin tính toán chỉ số ROI để quyết định có nên đầu tư hay không.
Ví dụ: Nếu một dự án đầu tư sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận cao thì dĩ nhiên bạn có thể dành ra nhiều thời gian, tập trung cho các khoản đầu tư vào dự án này. Còn đối với những dự án không tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc thậm chí không đủ chi trả chi phí của họ thì bạn có thể xem xét cho một chiến lược mới hoặc lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực khác.
Sử dụng chỉ số ROI trong Marketing mang lại những ưu điểm và nhược điểm gì?
Chỉ số ROI mang đến những ưu điểm, nhược điểm gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Ưu điểm
Việc tính toán chỉ số ROI có thể thực hiện nhanh chóng chỉ bởi hai thành tố có thể thu tập một cách dễ dàng từ số liệu tài chính.
Tính chỉ số ROI được xem là một phương pháp vô cùng hữu hiệu để bạn dễ dàng xác định được mục tiêu của doanh nghiệp một cách cụ thể. Đồng thời có thể giúp bạn so sánh mức độ mang lại lợi nhuận của từng dự án, từ đó bạn có thể quyết định được dự án nào nên hoặc không nên đầu tư vào.
Nhược điểm
Việc xem xét và quyết định có nên đầu tư vào một dự án nào đó hay không thì chỉ số ROI sẽ chỉ đóng vai trò là một trong những số liệu tham khảo của doanh nghiệp trước khi đưa ra được quyết định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp của bạn cũng cần phải tham khảo nhiều chỉ số quan trọng khác như: IRR, NPV, PP (tỷ lệ hoàn vốn),…
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp của bạn chỉ sử dụng chỉ số ROI để tiến hành so sánh mức độ hiệu quả của mỗi dự án thì nhiều trường hợp sẽ mang lại kết quả sai lệch. Bởi vì việc tính toán các chi phí như: phân bố chi phí ban đầu cho mọi từng hoạt động phát triển, nghiên cứu sản phẩm; chi phí khấu hao tài sản cố định;…của từng dự án sẽ có sự khác biệt.
ROI chỉ liên quan đến việc đo lượng những doanh thu cũng như chi phí ngắn hạn. Còn đối với các khoản đầu tư dài hạn thì thường sẽ bị “bỏ qua” trong quá trình tính toán chỉ số ROI.
Phương pháp để đạt được chỉ số ROI tốt trong Marketing?
– Chỉ số ROI tốt hay không sẽ phụ thuộc vào khoản đầu tư của doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể: Một doanh nghiệp bỏ ra chi phí mua một thiết bị mới, thì ROI sẽ tính theo năng suất. Hoặc nếu doanh nghiệp bỏ chi phí đầu tư cho mảng marketing thì ROI sẽ tính dựa theo quá trình bán sản phẩm.
– Double-digit ROI sẽ rất tốt cho doanh nghiệp của bạn nếu xác định ROI phần trăm. Ngoài ra, nếu tính theo tỉ lệ thì chỉ số ROI marketing tốt nhất mà doanh nghiệp của bạn cần đạt được là 5:1. Bạn nên đặc biệt lưu ỹ cũng như xem xét lại nếu như ROI của bạn chỉ ở mức 2:1.
– Cần lưu ý nơi mà doanh nghiệp bạn đầu tư tiền: Cần xem xét liệu việc đầu tư này có mang lại lợi nhuận, làm tăng lợi nhuận cho việc kinh doanh của bạn và giúp bạn đạt được chỉ số ROI tốt hơn hay không.
>> Xem thêm kiến thức về:
- 4P Marketing là gì?
- 7P Marketing là gì?
- Influencer là gì?
Kết luận
Chỉ số ROI được xem là một thương đo đơn giản và vô cùng trực quan về khả năng mang lại lợi nhuận của một dự án đầu tư. Phương pháp nào cũng sẽ mang lại những hạn chế tuy nhiên chỉ số ROI vẫn là số liệu mà các nhà phân tích kinh doanh lựa chọn sử dụng để đánh giá cũng như xếp hạng những lựa chọn thay thế đầu tư.