Quỹ đạo số cho doanh nghiệp

Tại sao Inbound Marketing lại trở thành xu hướng hiện nay

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là gì là quá trình tạo nên các nội dung chất lượng và hữu ích (nội dung website, nội dung blog, nội dung tài liệu,…) để làm thỏa mãn nhu cầu người dùng, sau đó phối hợp một chuỗi các công cụ tiếp thị khác để biến họ thành khách hàng. Hay nói cách khác, thành phần chính của quá trình này là Content Marketing.

Một cách dễ hiểu thì nó chính là việc bạn giúp khách hàng giải quyết các vấn đề mà họ gặp phải. Từ đó bạn tiếp cận được khách hàng tiềm năng, khiến họ tin tưởng vào thương hiệu và cuối cùng biến họ thành người mua. Hành trình chuyển đổi từ người dùng có nhu cầu thành khách hàng được thực hiện một cách tự nguyện, không bị làm phiền bằng những thông tin spam. Inbound Marketing sẽ tiếp cận vào từng giai đoạn mua hàng của người dùng.

inbound marrketing

Các bước thực hiện một chiến lược Inbound Marketing

Khách hàng ngày càng tinh tường và khắt khe hơn khi chọn mua sản phẩm/dịch vụ. Những lời cam kết từ các quảng cáo không còn đang tin tưởng đối với khách hàng. Người dùng thường hay tìm kiếm thông tin liên quan về sản phẩm hoặc các blog review để nghiên cứu trước khi chọn mua. Đây này là hậu quả của việc có quá nhiều quảng cáo xuất hiện tràn lan trước mặt họ mỗi ngày. Trên đường phố thì tràn ngập billboard, banner, tờ rơi, trên internet thì Facebook, báo mạng, Google,…

Chiến lược Inbound marketing sẽ hướng doanh nghiệp nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề khách hàng của bạn đang gặp phải và tạo ra nội dung có giá trị với họ. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đang tự tạo cơ hội để tương tác trực tiếp với khách hàng.

Thu hút khách hàng tiềm năng

Đưa khách hàng từ người lạ thành người thường xuyên theo dõi các thông tin của bạn, tương tác để bạn trở thành “bạn” của khách hàng. Xây dựng lòng tin của khách hàng bằng năng lực chuyên môn và chất lượng sản phẩm. Tập trung xây dựng nội dung chất lượng về những chủ đề xoay quanh sản phẩm của bạn để thu hút nhóm khách hàng tiềm năng – những người thực sự có nhu cầu đối với mặt hàng của bạn.

Vậy những ai là nhóm khách hàng tiềm năng mà bạn cần nhắm đến? Chân dung của những khách hàng này được thể hiện qua những mục tiêu, thử thách và băn khoăn chung đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn, cũng như các thông tin chung về nhân khẩu học của một nhóm khách hàng cụ thể mà bạn đang nhắm đến.

Một vài công cụ quan trọng nhằm thu hút đúng đối tượng đến website của doanh nghiệp bạn: viết blog (Blogging), phương tiện truyền thông xã hội (Social Media), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimizing – SEO)

Chuyển đổi thành Lead

Ở bước này, bạn phải chuyển đổi những người thường xuyên truy cập vào website của bạn trở thành Lead bằng cách thu nhập thông tin cá nhân của họ. Thông tin liên hệ là tài nguyên quý giá nhất đối với người làm Marketing Online. Cách đơn giản nhất để lấy thông tin khách hàng là dẫn dụ họ bằng cách cho cái họ cần. Bạn có thể tặng họ sách điện tử (ebook), tài liệu, voucher,…Và dĩ nhiên, để nhận được những món quà từ bạn, khách hàng phải cung cấp địa chỉ email. Bên trên là một cách thu thập thông tin mà không gây cảm giác khó chịu cho khách hàng, khiến họ sẵn lòng cung cấp thông tin cho bạn.

Một vài công cụ quan trọng nhất để chuyển đổi người đọc thành Lead bao gồm:

  • Biểu mẫu (Forms)
  • Trang đáp (Landing Pages)
  • Câu kêu gọi hành động (Calls-to-Action – CTA)
  • Thông tin liên hệ (Contacts)

Bán hàng

Sau khi đã chuyển được lượng người dùng thành Lead thành công, bạn đã có một lượng thông tin khách hàng chất lượng. Điều cần làm tiếp theo là chuyển đổi tập khách hàng này thành người mua hàng thực sự. Đây là những khách hàng đang có nhu cầu và hứng thú với sản phẩm của bạn. Doanh nghiệp bạn cần phân tích hành vi của họ để tìm ra đúng thời điểm thúc đẩy quá trình mua hàng của họ.

Những công cụ chốt sales bao gồm:

  • CRM –Báo cáo khép kín (Closed-loop Reporting)
  • Email
  • Tự động hóa Marketing (Marketing Automation)
  • Chấm điểm Lead (Lead Scoring)

Có thể bạn quan tâm: 4PMARKETING LÀ GÌ ? CHIẾN LƯỢC 4P CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP?

Làm hài lòng khách hàng

Khi người dùng tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn, họ có thể không tin những gì bạn nói nhưng chắc chắn họ sẽ tin những review đến từ khách hàng cũ của bạn. Đừng bao giờ “bỏ quên” khách hàng bởi họ là những người có thể sẽ trở thành một kênh giới thiệu vô cùng tuyệt vời và uy tín cho chính sản phẩm mà họ đã dùng. Một người làm marketing khôn ngoan luôn biết cách chăm sóc và giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

Vậy nên, là một người làm marketing, chúng ta cần luôn luôn giữ liên lạc và tương tác với khách hàng để xây dựng lòng tin cũng như mối quan hệ với người dùng. Đó chính là cách mà những người làm marketing ở thời đại công nghệ mới nâng cao giá trị của khách hàng, hay còn gọi là khái niệm “customer for life”.

Inbound Marketer nên tiếp tục tương tác, nâng cao sự hài lòng và tiếp tục bán thêm (up sell) cho những khách hàng hiện tại để họ trở thành những người ủng hộ công ty và góp phần quảng bá cho những sản phẩm mà họ yêu thích. Những công cụ được sử dụng để nâng cao sự hài lòng của khách hàng bao gồm:

  • CTA thông minh (Smart CTA)
  • Social Media
  • Email và Tự động hóa Marketing

Tìm hiểu chiến lược 7P marketing là gì

Digital marketing là gì

Sự khác biệt giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Ngay từ tên gọi in và out đã cho thấy đây là hai cách thức marketing là gì trái ngược nhau. Outbound Marketing là phương pháp Marketing truyền tải thông điệp đến khách hàng một cách tràn lan, bắt người dùng phải tiếp nhận thông điệp của mình, mặc dù trong số đó có người không phải là khách hàng tiềm năng.

Các hình thức Marketing thuộc Outbound phổ biến như: quảng cáo TVC, telesales, đặt banner, billboard quảng cáo ngoài trời, quảng cáo Google Display,…Outbound Marketing khá quen thuộc với mọi người. Nhưng hình thức này chỉ phù hợp với mục đích tăng nhận diện thương hiệu, khả năng chuyển đổi người dùng khá thấp.

Inbound marketing là hình thức hiệu quả đối với sản phẩm High involvement. Tưởng tượng, khi bạn cần mua xe, bạn sẽ quyết định chọn mua sản phẩm khi nhìn thấy quảng cáo của nó trên đường phố, trên tivi hay là bạn sẽ lên google tìm hiểu và tới website để biết thêm thông tin, review sản phẩm.

Ngược lại, với những sản phẩm Low involvement thì Outbound marketing lại đem đến hiệu quả nhanh hơn. Bởi lẽ, đa số người dùng đều không có brand loyalty khi dùng những sản phẩm này, sản phẩm thay thế thì tràn lan ngoài thị trường. Người dùng có quá nhiều sự lựa chọn. Tăng được độ nhận diện cho sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tăng sale. Người dùng sẽ mua mà không đắn đo với những sản phẩm họ thấy quen thuộc. Ví dụ, khi cần mua 1 chai nước suối, bạn thường chỉ lấy đại một thương hiệu nào mà bạn thấy quen mắt thôi.

Outbound Marketing tiếp cận một chiều – Inbound Marketing tương tác hai chiều

Với Outbound Marketing doanh nghiệp chủ động truyền tải thông tin một chiều đến người dùng. Doanh nghiệp cung cấp thông tin và buộc người dùng tiếp nhận nó trong khi họ không có nhu cầu. Chắc hẳn mỗi người đều có cảm giác phiền toái, bực bội mỗi khi đang xem tivi mà bị quảng cáo chen ngang. Quảng cáo càng dài càng khiến họ khó chịu và chán ghét.

Ngược lại, Inbound Marketing sẽ tiếp thị từ chính nhu cầu của khách hàng. Người dùng có nhu cầu <=> doanh nghiệp sẽ đáp ứng. Khách hàng có nhu cầu và tự tìm đến doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tạo ra thông tin chất lượng, đáp ứng đúng cái mà khách hàng cần, từ đó thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Qua đây bạn có thể thấy, Inbound Marketing đang nắm bắt kịp thời xu hướng của người dùng là chỉ giải đáp thông tin khi khách hàng cần. Outbound Marketing có thể gây spam thông tin, không đúng đối tượng khách hàng, lãng phí tài nguyên.

Nội dung truyền tải

Đa số các thông tin đến từ Outbound Marketing thì 80% liên quan trực tiếp tới sản phẩm, 20% là những nội dung hữu ích. Ngược lại, bên cạnh các thông tin cơ bản về sản phẩm (chiếm từ 10 – 20% trên website), Inbound Marketing tập trung phát triển nội dung hữu ích ở nhiều chủ đề khác trong ngành, để chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Doanh nghiệp là một học viện Marketing. Nếu là Outbound Marketing, thì đa phần các thông tin được quảng bá sẽ là: các khoá học, học phí, giảng viên,… Tuy nhiên khi triển khai bằng hình thức Inbound Marketing, doanh nghiệp sẽ lên một chuỗi các nội dung liên quan như: kiến thức, nghề nghiệp, thị trường, chiến lược.

Tomorrow marketer

Mục đích của Inbound Marketing là thu hút khách hàng – Outbound Marketing là tìm kiếm khách hàng

Outbound Marketing làm mọi cách để “đập thông tin” vào mắt người dùng nhằm tạo sự chú ý, mong muốn tìm ra khách hàng tiềm năng trong số những người nhìn thấy nội dung được quảng bá.

Inbound Marketing không sử dụng tài nguyên một cách lãng phí để tiếp cận những người không có nhu cầu như vậy. Ngược lại, nó tập trung vào việc thu hút khách hàng tự tìm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Inbound Marketing còn lấy khách hàng làm trung tâm, triển khai mọi hoạt động Marketing đều dựa trên nhu cầu của khách hàng.

Vì sao nên sử dụng Inbound Marketing

Inbound Marketing giúp doanh nghiệp trở thành một người “bạn” của khách hàng chứ không làm mọi người cảm thấy như họ đang “bị” chào hàng.

Tiết kiệm chi phí Marketing
Vì Inbound Marketing thường là những chiến lược tiếp thị trực tuyến. Thay vì phải đổ tiền tỉ cho các hoạt động marketing outbound đắt đỏ, doanh nghiệp chỉ cần tập trung sáng tạo nội dung và tối ưu Website của bạn trên các thứ hạng tìm kiếm,… Lượng khách hàng mà Inbound Marketing đem về là lượng khách hàng thực quan tâm đến sản phẩm của bạn. Từ đó, chi phí Marketing sẽ được sử dụng một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Tạo quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với khách hàng
Inbound Marketing tạo môi trường kết nối những người thực sự quan tâm đến nội dung bạn chia sẻ và giữ chân khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, hình thức tiếp thị này còn giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và nhận thức về thương hiệu thông qua các lượt chia sẻ trên mạng xã hội của khách hàng.

Cải thiện chỉ số ROI là gì của doanh nghiệp
Inbound Marketing có thể mang lại ROI cao hơn cho doanh nghiệp. Một phần vì nó có chi phí khá thấp so với một số phương pháp tiếp thị khác. Hơn nữa, Inbound Marketing còn cung cấp cho bạn những chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing. Bạn có thể dựa vào đó để xem xét các chiến dịch của mình và có những điều chỉnh phù hợp. Chính vì thế mà chỉ số ROI có thể thay đổi một cách tích cực hơn.


Bài viết khác

linh vat 1

Linh vật thương hiệu là gì, những điều cần biết về BRAND MASCOT

Trong Marketing, Linh vật thương hiệu được xem là hình tượng “nhân hóa” đại diện cho cá tính thương hiệu, mang màu sắc thương hiệu giúp nâng tầm trải nghiệm người dùng. Vậy linh vật thương hiệu là gì, lợi ích và phân loại ra sao, có những Case study thực tế nào hãy cùng…

chien-luoc-san-pham-2

Vai Trò Của Chiến Lược Sản Phẩm Và Các Yếu Tố Then Chốt

Để một công ty phát triển mạnh mẽ, các nhà tiếp thị phải quan tâm nhiều hơn đến một chiến lược đặc biệt đó là chiến lược sản phẩm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu chiến lược sản phẩm là gì và làm thế nào để phát triển chiến lược sản…

kiem-tien-online

Hướng Dẫn Kiếm Tiền Online Tại Nhà Hiệu Quả Và Thành Công 2021

Trong thời đại ngày nay, việc kiếm tiền trên mạng không có gì đáng ngạc nhiên. Có thể nói, bất kỳ ai cũng có thể tăng thu nhập của mình bằng cách kiếm tiền trên mạng. Chúng mình muốn chia sẻ đến bạn những cách kiếm tiền online hiệu quả nhất hiện nay. Viết Blog…

tim-kiem-bang-giong-noi

Tìm kiếm bằng giọng nói ảnh hưởng đến Marketing thế nào?

Trong thời đại công nghệ đang ngày càng phát triển không ngừng, tìm kiếm bằng giọng nói ra đời và đã có thể làm thay đổi rất nhiều thứ theo hướng trở nên tích cực hơn. Đây cũng chính là tính năng thực sự vô cùng hấp dẫn và có thể mang lại vô số…

tiep-can-khach-hang

Bật mí 8 cách tiếp cận khách hàng gây ấn tượng mạnh

Trong bất kỳ lĩnh vực hay ngành nghề nào thì khách hàng vẫn luôn là đối tượng tiềm năng thu hút sự săn đón từ các doanh nghiệp hay công ty. Vậy thì một câu hỏi hay được đặt ra về chủ đề khách hàng ở mọi bài báo hay phương tiện thông tin đại…

social-listening

Tầm quan trọng của Social Listening đối với các doanh nghiệp

Social Listening còn được biết đến với cái tên khác là Social monitoring. Nó ra đời với chức năng lắng nghe xem cộng đồng mạng đang nói gì về những thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm trên các nền tảng Social Media. Tùy vào những mục đích sử dụng mà nó được ứng dụng cả…

insight-la-gi

Insight khách hàng là gì? Cách để tìm ra insight khách hàng hiệu quả

Insight khách hàng là một sự thật ngầm hiểu nhưng đã không ít số người đã “nhầm hiểu” về khái niệm này. Vậy bản chất thực sự của vấn đề là gì và làm thế nào và bằng cách nào để tìm Insight khách hàng thế nào chuẩn xác nhất? Mọi người hãy cùng tham…

0922272868